Obama làm tổng thống năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Nói đến tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ các bạn sẽ nghĩ ngay là ai đúng không ạ? Barack Obama là tổng thống thứ 44 của Mỹ, trải qua hai nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2009 đến 2017. Ông là tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ trẻ tuổi, người đã phá bỏ các rào cản "vô hình" tồn tại từ lâu đối với người da màu ở quốc gia này.

Cuốn sách “Barack Obama”của tác giả Ngọc Anh dịch, được Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần thứ 8 năm 2022, sách dày 204 trang, khổ 21cm. Cuốn sáchnằm trong bộ truyện tranh“Chuyện kể về danh nhân thế giới”, đây là bộ truyện diễn tả vô cùng sinh động và chân thực về cuộc đời của các danh nhân từ thời niên thiếu cho tới khi họ đạt được những thành công rực rỡ trong sự nghiệp, góp phần làm thay đổi cả thế giới, như: Darwin, Bill Gates, Steve Jobs, vv… Chắc chắn các bạn sẽ thấy rất thán phục bởi không phải ngay từ khi sinh ra, tất cả các vị danh nhân đã có những điều kiện về vật chất và tinh thần để dễ dàng đạt được thành tựu đáng tự hào mà cho đến nay cả thế giới vẫn mãi ngợi ca. Bạn đọc hãy cùng tôi tìm hiểu về cuộc đời đầy cảm động và biết vượt lên chính mình của Barack Obama, từ một cậu bé nhút nhát trở thành vị Tổng thống Hoa Kì, quốc gia mạnh nhất thế giới nhé. Nội dung của cuốn sách gồm có 8 chương:

- Chương 1. Cậu bé Obama:

Là người Mĩ gốc Phi, mang trong mình dòng máu của hai chủng tộc, cậu bé Obama từ nhỏ đã quen với việc thiếu vắng bóng của người cha trong gia đình. Obama lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của mẹ và ông bà ngoại. Và họ đã có những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với cuộc đời và sự nghiệp của cậu bé sau này. Mẹ của Obama, bà Stanley Ann Duham là người Mĩ da trắng. Bà gặp cha của Obama ông Barack Obama Sr. một sinh viên người Châu Phi và ít lâu sau họ kết hôn, bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình. Cha của Obama là người rất thông minh, được nhận học bổng du học tại Đại học Hawaii. Sau ba năm, ông tốt nghiệp Đại học với thành tích xuất sắc và được cấp học bổng tiến sĩ tại trường Đại học Havard, để lại vợ và con trai nhỏ ở Hawai. Kết thúc khóa học, vì lời hứa với quê hương ông trở về quê nhà Kenya. Obama không hề biết mặt cha mình, cậu chỉ biết đến người cha thông qua ảnh và những câu chuyện mà mẹ và ông bà ngoại kể lại. Hai năm sau mẹ của Obama tái hôn. Khi Obama lên 6 tuổi, mẹ đưa cậu chuyển đến Indonesia sống cùng cha dượng. Cuộc sống mới rất khó khăn với Obama, vừa không thạo tiếng bản địa lại thêm nước da màu khiến Obama rất khó khăn khi làm quen với các bạn đồng trang lứa.

- Chương 2. Tôi không nhút nhát:

Qua một thời gian Obama cũng thích nghi với cuộc sống ở Indonesia. Nhưng việc kết thân với bạn bè vẫn thật khó khăn nên cậu thường chơi một mình ở nhà. Thời gian trôi đi, khoảng cách với bạn bè Indonesia ngày càng xích gần lại, Obama cũng thường xuyên ra ngoài chơi cùng bạn hơn. Một hôm ở lớp có bài viết về “Ước mơ của em trong tương lai” Obama đã tiết lộ rằng cậu mơ ước được trở thành tổng thống. Cậu bé cũng bày tỏ ước muốn xây dựng một thế giới nơi người yếu hay người mạnh, người giàu hay người nghèo, người da màu hay người da trắng đều chung sống hòa bình, hạnh phúc. Cha dượng của Obama là Lolo bị quyến rũ bởi ma lực của đồng tiền và quyền lực, Lolo đã kiếm tiền bất hợp pháp, trốn thuế để rồi cuối cùng mất cả tiền và danh dự nên dần dần suy sụp. Đó cũng là thời gian mà em gái cùng mẹ khác cha của Obama chào đời. Mẹ của Obama vô cùng thất vọng về sự thay đổi của chồng. Bà cũng luôn lo lắng vì sợ điều đó ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành tính cách của Obama. Không còn lựa chọn nào khác, hàng ngày bà Ann quyết tâm thức dậy sớm để dạy con trai học. Đối với Obama bé nhỏ, việc dậy sớm học bài là một điều không dễ dàng. Nhưng cậu bé rất ngoan và chịu khó nghe lời, ngày nào cũng chăm chỉ học cùng mẹ. Vì muốn bù đắp sự thiếu thốn tình cảm và khích lệ con trai, bà Ann thường kể về Obama Sr., cha đẻ của Obama. Khi Obama lên 10 tuổi, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống với ông bà ngoại vì cho rằng con trai mình có tố chất thông minh cần được hưởng nền giáo dục tiên tiến ở Mĩ. Obama chia tay gia đình và một mình đi máy bay về Hawaii.

- Chương 3. Bị phân biệt đối xử:

Obama một mình trở về Hawaii an toàn. Obama sống cùng ông bà ngoại, tuy phải sống xa mẹ nhưng nhờ có sự chăm sóc tận tâm và tình yêu thương của ông bà ngoại nên Obama phần nào nguôi đi sự nhớ mẹ. Obama vào học trường Punahou nổi tiếng, cậu bé đang rất háo hức với việc học và làm quen với các bạn ở trường. Nhưng vì màu da của Obama mà các bạn da trắng luôn xa lánh Obama. Buồn quá! Làm thế nào để chơi với các bạn trong lớp nhỉ? Có trận đấu bóng bầu dục, sau khi Obama nhận lời tham gia vào đội bóng Obama đã có thêm được vài người bạn da trắng. Với năng khiếu thể thao bẩm sinh, cậu bé đã nhanh chóng hòa nhập cùng chúng bạn và chơi rất vui vẻ. Nhưng mỗi khi thua và bị chê bai bởi những đứa trẻ da trắng khác, Obama mới nhận ra mình đã sử sự sai với người bạn cùng màu da Coletta. Từ đó, Obama không thể nào xóa bỏ được cảm giác như đã tự chà đạp và làm tổn thương một phần nào đó trên cơ thể của mình. Một hôm, có thư của mẹ Obama báo cho ông bà ngoại là tháng sau cha của Obama sẽ tới Hawaii. Bố đến thăm cháu sao? Obama rất hồi hộp.

- Chương 4. Món quà của cha:

Từ khi sinh ra, Obama chỉ được nhìn thấy bố qua ảnh. Lần đầu tiên gặp bố nên cậu cảm thấy rất lạ lẫm và ngại ngùng, nhưng sau hơn một tháng ở cùng bố mẹ dạo chơi, trò chuyện cậu bắt đầu trở nên gần gũi và hiểu về bố hơn. Bố của Obama đã kể cho cậu nghe rất nhiều chuyện về nơi bố sinh ra. Ông đã bắt đầu bằng câu chuyện về châu Phi thời tiền sử, vùng đất rất xa lạ mà các em học sinh Hawaii thời đó ít có cơ hội biết đến. Ông còn kể rằng ở đó người già luôn được kính trọng, họ thường ngồi dưới những gốc đại thụ để chế định ra pháp luật và buộc mọi người phải tuân theo. Sau nhiều buổi nói chuyện đó, Obama như xua tan đi ác cảm về cha, trong lòng cậu bé dâng lên một niềm tin tự hào và kính trọng người cha của mình. Trước ngày về nước, hai cha con Obama đã chuyện trò với nhau thật nhiều. Trước khi chia tay, người cha đã tặng món quà cho Obama đó là quả bóng rổ. Những kí ức về người cha rất mãnh liệt và có ảnh hưởng đặc biệt tới cuộc sống sau này của cậu.

- Chương 5. Tôi là ai?

Sau khi chia tay cha, hai cha con Obama thường viết thư và hỏi thăm lẫn nhau. Sau những câu chuyện của cha kể, Obama hiểu rằng mảnh đất châu Phi vẫn còn đói nghèo và lạc hậu nên cậu đã ấp ủ giấc mơ làm một điều gì đó thật lớn lao cho những người da đen ở Mĩ. Mặc dù chỉ là những bức thư qua lại với cha nhưng điều đó đã trở thành động lực giúp cho Obama bé nhỏ học hành tiến bộ hơn. Sau khi Obama quay lại Hawaii không lâu, mẹ cũng li hôn với cha dượng và đưa em gái Mây trở về quê hương. Nhà của Obama đã chuyển đến ở cạnh trường Punahou để Obama tiện học hành và bắt đầu cuộc sống mới. Ba năm sau, mẹ của Obama để phục vụ cho việc học của mình lại phải đi Indonesia. Obama lại phải sống xa mẹ, nhưng cậu đã đủ lớn để hiểu rằng trong hoàn cảnh nào cũng vẫn phải chăm chỉ học hành. Obama vẫn thường suy nghĩ về chủng tộc da màu, hi vọng một ngày nào đó các chủng tộc trên thế giới có thể sống hòa hợp với nhau. Obama nhận được thư của bố, cậu đã suy nghĩ rất nhiều về những điều bố nói trong thư: đã đến lúc con nghĩ tới tương lai của mình rồi. Giống như con thuyền trôi mãi phải tìm bến đỗ, bố hi vọng lúc nào đó con sẽ tìm ra công việc hợp với bản thân mình. Công việc hợp với bản thân mình, ý bố nói là gì nhỉ? Có lần chơi bóng rổ, huấn luyện viên nói nếu thua bọn da đen là một nỗi sỉ nhục đó, Obama nói sỉ nhục ấy ạ, ông nói hơi quá rồi. Huấn luyện viên nói, cái gì mày với nói cái gì hả? Tôi nói sai à? Thế giới này có người da trắng và bọn mọi, cậu cũng thuộc loại người thứ hai đó. Mẹ ơi, con là ai? Con càng hiểu về mình càng thấy bối rối và sợ hãi hơn. Sau chuyện hôm đó, Obama càng trăn trở hơn. Cậu đã đến thư viện và đọc rất nhiều sách về các chủng tộc của Baldwin, Ellison, Hughes… Tuy vậy, cậu vẫn chưa tìm ra lối thoát cho mình. Và cuối cùng cậu đã tìm ra cuốn sách Malcolm X của nhà vận động giải phóng người da đen cấp tiến đã đưa ra một đường đi mới. Nếu mình lên đường đi tìm lòng tự tôn của người da đen thì một nửa dòng máu da trắng đang chảy trong mình sẽ thế nào? Phải chia tay với mẹ và ông bà ngoại, những người đã nuôi nấng mình để đi tìm bản sắc cho mình liệu có là một việc làm đúng hay không?

- Chương 6. Xã hội chú ý:

Thế rồi, Obama cũng vào năm học cuối của cấp 3. Năm 1979, khi đang ở năm cuối cấp 3 Obama cùng đội tuyển bóng rổ của trường đã giành chức vô địch toàn bang. Quả bóng rổ mà người cha tặng trước lúc chia tay đã đem đến nhiều thay đổi cho cuộc đời Obama. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Obama vào học trường cao đẳng và được Occidental ở Los Angeles. Obama tham gia sinh hoạt nhóm với các bạn học sinh Mĩ gốc Phi và bắt đầu quan tâm tới hoạt động chính trị trong nhà trường. Thời gian này anh cũng bắt đầu chính thức dùng tên Barack. Cuộc vận động đấu tranh cho công bằng của nhóm Barack là chiến dịch tập hợp người da đen để mua cổ phiếu của các công ty đang hoạt động tại cộng hòa Nam Phi và đòi quyền lợi của những người da đen bị phân biệt đối xử ở nước này. Obama tham gia rất tích cực vào phong trào này. Nhóm quyết định sẽ tổ chức một buổi hùng biện nhằm kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của đông đảo sinh viên trong trường. Barack đã được đại diện phát biểu. Chúc mừng Barack cậu nói hay lắm, nhờ thế mà buổi họp hôm nay của chúng ta đã có ý nghĩa đấy. Đêm hôm ấy, sau một thời gian không có tin tức, Obama đã viết thư cho cha, bố ơi con nhớ bố quá. Tốt nghiệp xong, con sẽ về thăm Kenya một chuyến, bố nhớ giữ gìn sức khỏe đợi ngày gặp con nhé.

- Chương 7. Hành trình tìm nguồn cội:

Obama học tại trường Occidental trong hai năm, sau đó chuyển tới trường Đại học Colobia ở New York. Tại đây, Obama đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh của mình. Cậu cũng đi làm thêm để kiếm tiền đi học và học chăm chỉ gấp nhiều lần bình thường. Obama dự định ngay sau khi tốt nghiệp sẽ đến Kenya để thăm cha. Nhưng chưa kịp đến thăm, một hôm Obama bất ngờ nhận được điện thoại từ người cô đang sống ở Kenya. Đột ngột nhận được tin dữ, Obama bố cháu vừa mất vì tai nạn giao thông rồi. Obama như thấy có một mũi dao đâm vào tim. Nhưng anh cố gắng không để mình chìm vào nỗi đau đó. Obama nhớ lại những ngày ngắn ngủi được ở bên người cha thân yêu. Những giận dỗi, hiểu lầm, … bỗng dưng tan biến hết. Nỗi đau mất cha càng làm Obama trở nên mạnh mẽ hơn. Anh quyết tâm học thật chăm để thực hiện ước mơ còn dang dở của cha. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học, Obama quyết tâm trở thành một nhà hoạt động xã hội. Một hôm Obama bất ngờ nhận được đề nghị cùng cộng tác của một người tên Kaufman, nhà hoạt động xã hội ở Chicago. Obama bắt đầu con đường của một nhà hoạt động xã hội tại Chicago. Obama sẵn sàng có mặt ở bất cứ nơi đâu chỉ để giúp đỡ người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Công chúng đánh giá ông là “một người luôn tập trung và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất”. Biết đề xuất những vấn đề liên quan tới quyền lợi của người dân. Đó chính là tìm ra cốt lõi. Năm 1988 Obama đã về thăm quê hương khi anh tròn 27 tuổi. Obama về thăm gia đình ở Kenya, Obama đã cùng chị Aumu tới Kisumu viếng mộ ông nội và cha. Obama đã ngồi bật khóc lâu trước mộ cha với bao cảm xúc lẫn lộn. Dòng nước mắt đã cuốn trôi đi mọi ấn tượng không tốt về cha và Obama cũng thấy lòng như thanh thảnh hơn.

- Chương 8. Ước mơ lớn, sự thành công vĩ đại:

Sau khi trở về từ Kenya, Obama bắt đầu cho một cuộc thử thách mới. Anh vào học trường Luật của Đại học Havard danh tiếng. Một năm sau anh vào làm tại một văn phòng luật ở Chicago để kiếm tiền trả học phí. Tại đây, Obama đã gặp Michelle Robinson, người sau này trở thành bạn đời của anh. Khi đang học năm thứ hai tại trường Havard có một sự kiện rất vinh dự đã đến với Obama. Đó là anh được mời làm Tổng biên tập “Tạp chí Luật Harvard” tạp chí phát hành nội bộ của trường Luật. Năm 1991 Obama đã được nhận tấm bằng thạc sĩ Luật, Đại học Havard, nhưng Obama lại chọn một doanh nghiệp nhỏ là “Miner, Barnhill và Galland” chuyên bào chữa miễn phí cho mọi người để bắt đầu sự nghiệp Luật sư của mình. Đó chính là giấc mơ trở thành người làm nhiều việc ý nghĩa cho xã hội của Obama. Hay cũng chính là giấc mơ mà cha anh, Brack Obama Sr. chưa thực hiện được. Năm 1992, Obama đã tổ chức lễ thành hôn với người con gái mình yêu Michelle Robinson. Năm 1995 bà Ann, người mẹ có ảnh hưởng lớn nhất tới Obama đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Thành công của Obama khởi đầu từ sức mạnh của người mẹ. Năm 1996, một sự thay đổi mới đã đến với Obama, nhờ sự tiến cử của mọi người ông đã tham gia tranh cử vào Thượng viện bang lllinois. Bằng tham vọng của tuổi trẻ, sau những nỗ lực hơn các ứng cử viên khác ông đã đắc cử vào Thượng viện lllinois với tư cách là đại diện của Đảng dân chủ. Đến năm 2008, ông được chọn ứng cử viên của Đảng Dân chủ tham gia vào cuộc đua tranh cử tổng thống Mĩ. Ngày 4/11/2008, Obama đã đánh bại đối thủ John Mccain của Đảng Cộng hòa và đắc cử tổng thống Mĩ. Obama trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước Mĩ. Tổng thống Obama tiếp nhận trọng trách vô cùng nặng nề là những thử thách và khắc phục mới. Và sau 8 năm nắm giữ vị trí quyền lực nhất nước Mĩ Barack Obama đã được những thành tựu ấn tượng như: vực dậy nền kinh tế với 75 tháng tăng trưởng liên tiếp; xích lại gần Iran và Cuba; tiêu diệt thủ lĩnh mạng lưới khủng bố al - Qaeda. Sau chưa đầy một năm nhận chức, tổng thống Obama đã được trao giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực củng cố đội ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”. Tuy đã dời Nhà Trắng, nhưng Barack Obama đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp về một vị tổng thống tài năng, thân thiện được mọi người yêu mến.

Qua câu chuyện trên hy vọng các bạn hãy học tập tấm gương sáng của Barack Obama nhé, người đã dũng cảm vượt qua nhiều trở ngại và viết lên trang sử mới của nước Mĩ, ông luôn được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ như một tấm gương sáng về biết ước mơ và hi vọng. Và các bạn hãy học tập các danh nhân, tự đặt ra kế hoạch, mục tiêu và từng bước thực hiện hoài bão của mình nhé. Chúc các bạn thành công.

Cuốn sách “Barack Obama” đang được phục vụ tại Kho sách Thiếu nhi của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc. Hân hạnh được phục vụ Quý độc giả!