Phản tích bản chất của tâm lý con người cho ví dụ mình hóa

Bạn có bao giờ tự hỏi và tò mò về tâm lý con người đầy bí ẩn hay chưa? Tâm lý người là gì bạn có biết không? Các kiến thức liên quan đến tâm lý người là gì? Tâm lý người có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Cùng tìm lời giải cho những thắc mắc trên của bạn tại bài viết này.

Bạn đang xem: Tâm lý người là gì


Phản tích bản chất của tâm lý con người cho ví dụ mình hóa

Tâm lý người là gì?

Tâm lý người là một hiện tượng về tâm lý của con người xảy ra khi họ phản ứng lại với các hiện tượng xã hội. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng tâm lý con người. Mỗi một nhà nghiên cứu xã hội, và một nhà tâm lý học đều có những quan điểm riêng của mình về tâm lý con người trong sự phát triển của xã hội.

Theo quan điểm duy tâm của các nhà nghiên cứu theo trường phái duy tâm cho rằng: Tâm lý con người không phải do bản thân người đó tạo ra, mà tâm lý của một người được thượng đế xác tạo ra và nhập vào con người. Qua đó các nhà nghiên cứu cho rằng tâm lý người không bị phụ thuộc bởi các yếu tố khách quan bên ngoài, đặc biệt là điều kiện sống, môi trường sống của họ không ảnh hưởng đến tâm lý của họ.

Theo quan điểm duy vật tầm thường của các nhà khoa học, và tâm lý học theo trường phái này lại định nghĩa rằng: Tâm lý con người, hay tâm hồn con người được cấu thành từ vật chất, một thực thể hiện hữu, và do một vật chất cụ thể tạo ra. Từ đó họ đồng nhất và đưa ra quan điểm về tâm lý người là sự đồng nhất của vật lý, sinh lý và tâm lý với nhau. Và họ phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý, họ cho rằng tâm lý người mang bản chất cá nhân chứ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội bên ngoài, họ phủ nhận đi tích tích cực và năng động của tâm lý, ý thức con người.

Theo quan điểm của các nhà duy vật biện chứng thì các nhà tâm lý học cho rằng tâm lý con người là sự phản ánh khách quan các yếu tố bên ngoài vào não bộ con người, qua đó con người thể hiện các hoạt động cá nhân của mình. Và họ cho rằng tâm lý người mang bản chất của xã hội thông qua các hoạt động và sự biến đổi của xã hội ảnh hưởng đến tâm lý và thể hiện tính lịch sử của xã hội ảnh hưởng đến tâm lý người.

Từ các quan điểm trên bạn có thể thấy được rằng quan điểm của các nhà tâm lý theo chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra được quan điểm chính xác nhất cho tâm lý người. Và bản chất trong tâm lý con người, điểm xuất phát của hiện tượng tâm lý trong mỗi con người trong xã hội là sự biểu hiện tâm lý cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài xã hội và mang tính lịch sử.

1.2. Bản chất của hiện tượng tâm lý người là gì?

Bản chất của hiện tượng tâm lý người được thể hiện cụ thể như sau:

+ Tâm lý người là sự phản ánh khách quan của thế giới bên ngoài vào não bộ, và thông qua xử lý của não bộ con người có những hoạt động tác động lại xã hội với các phản ứng của mình. Hiện thực khách quan có ảnh hưởng đến não bộ con người vào tạo ra tâm lý của họ. Tất cả các hoạt động trong quá trình tâm lý lý con người từ đơn giản đến phức tạp đều dựa trên cơ sở hoạt động của não bộ, não bộ chính là nơi để tạo và hình thành nên hiện tượng tâm lý con người. Hiện tượng tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khác quan bên ngoài nên khi nghiên cứu về hiện tượng tâm lý con người cần nghiên cứu đến hoàn cảnh sống và hoạt động trong xã hội của người đó.

Xem thêm: Chọn Lọc Các Loại Súng Sẵn Trong Free Fire Là Súng Gì, Danh Sách Súng Máy Ff

+ Tâm lý người mang tính chủ thể, với mỗi một hiện tượng trong xã hội con người sẽ hình thành nên các hình ảnh tâm lý khác nhau. Từ đó cho thấy với mỗi vấn đề gặp phải thì mỗi cá nhân đều phản ánh khác nhau thông qua lăng kính riêng của mình. Bởi hoàn cảnh sống, và điều kiện sống, cùng với cấu tạo não của mỗi người là khác nhau nên khi gặp cùng vấn đề thì mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau về tâm lý.

+ Tâm lý người thể hiện bản chất xã hội và tính lịch sử: 1, Tâm lý người thể hiện bản chất xã hội bởi tâm lý người có nguồn gốc từ xã hội, với môi trường sống và điều kiện sống của mình sẽ hình thành nên tâm lý của cá nhân bạn. Tâm lý người còn là sự thể hiện các mối quan hệ của bạn trong xã hội và thể hiện mối quan hệ giai cấp, đạo đức trong xã hội; 2, Tâm lý người mang bản chất lịch sử xã hội, xã hội là sự vận động không ngừng nên khi thay đổi, hay có những biến đổi trong xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý con người của mỗi cá nhân, và tâm lý người là kết quả của hoạt động giao tiếp và sản xuất trong việc phát triển xã hội và sự vận động phát triển xã hội không ngừng.

Qua đó ta thấy được bản chất hiện tượng tâm lý con người thể hiện 3 khía cạnh đó là: Là sự phản ánh hiện thực khác quan, mang tính chủ thể, phản ánh bản chất xã hội và mang tính lịch sử phát triển xã hội con người.

1.3. Các loại của phản ảnh trong tâm lý con người là gì?

Phản ánh tâm lý con người thể hiện như sau:

+ Phản ánh cơ học được hình thành các hiện tượng cơ học trong cuộc sống và phản ảnh lại bộ não của con người giúp con người có những nhận thức cụ thể về các hiện tượng xã hội và thu hình ảnh vào bộ não về các hoạt động cơ học trong xã hội.

+ Phản ánh vật lý của não bộ giống như việc bản thân nhìn mình trong gương và nhận lại hình ảnh của mình. Nó thể hiện việc bản thân thường có hiện tượng mô phỏng lại các hoạt động mà mình nhìn thấy, hoặc tiếp xúc với nó.

+ Phản ánh xã hội, hiện tượng tâm lý con người là sự phản ánh của các mối quan hệ và các hiện tượng biến chuyển trong xã hội và thể hiện ra bên ngoài tâm lý con người.

+ Phản ánh tâm lý là phản ánh của não bộ với các tác động từ môi trường khác quan bên ngoài với mỗi cá nhân.

Việc làm Tư vấn

2. Phân loại các hiện tượng tâm lý người

Để phân loại các hiện tượng tâm lý con người có rất nhiều cách chia khác nhau và tùy thuộc vào nghiên cứu thì sẽ chia hiện tượng tâm lý người phù hợp với nghiên cứu. Thông thường hiện tượng tâm lý sẽ được phân loại như sau:

Tâm lý người mang tính chủ thể bởi:

  • Tâm lý người có bản chất là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông quan chủ thể. (bản chất của tâm lý người).
  • Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng dạng vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh lả quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là đổ lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thông chịu sự tác động. Trong đó có phản ánh tâm lý là loại phản ánh đặc biệt.
  • Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” (bản “sao chép”, “bản chụp”) về thế giới. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não.

Ví Dụ: Một người ăn xin đến xin tiền một người đàn ông, nhưng người đàn ông này đang trong trạng thái giận dữ, không vui vẻ thì chắc chắn người đàn ông này không cho và bỏ đi. Nhưng cũng với người ăn xin đó đến xin tiền một người khác. Người này đang vui vẻ, tâm trạng thoải mái cùng với tấm lòng thương người thì người này sẽ nhìn người ăn xin đó với ánh mắt đồng cảm và sẽ giúp đỡ người ăn xin đó. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu là khác nhau. Vì vậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia. 

Tính chủ thể trong hình ảnh tâm lý

  • Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó, hay nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thê của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực)… vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói cách khác, con người phản ánh thê giới bằng hình ảnh tâm lý, thông qua “lăng kính chủ quan” của mình.

Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý

  • Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.
  • Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau vói trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
  • Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
  • Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Ví Dụ: A và tôi cùng nhau mô tả về thân chủ. Người mà chúng tôi mới gặp.
A: Anh ấy có vóc dáng cao, thân hình hơi gầy và có mái tóc đen. Khuôn mặt anh ấy lúc ấy không được thân thiện cho lắm.
Tôi: Vóc dáng anh ấy thuộc dạng trung bình, người gầy và có mái tóc hơi ngả vàng bởi lúc anh ấy mới ở ngoài cửa có ánh nắng tôi đã thấy. Còn trông anh ấy khá thân thiện.
=> Tính chủ thể của A và tôi khá khác nhau. Mỗi người đều mang kinh nghiệm cá nhân để mô tả về thân chủ mới gặp. Hoàn cảnh khác nhau A và tôi đã nhìn màu tóc của thân chủ khác nhau. Và chúng tôi đã cảm nhận, tỏ thái độ khác nhau về thái độ của thân chủ.

Ví Dụ: Nhạc sĩ sáng tác bài hát. Trong ví dụ này cho thấy: thông qua hoạt động sáng tác mà toàn bộ tâm lý, tâm tư tình cảm của tác giả đã kết tinh lại ở bài hát. Và bài hát đó mang chính những cảm xúc của tác giả. Như vậy trong quá trình hoạt động con người đã biến năng lực hoạt động của mình thành sản phẩm hoạt động; chuyển ý, tâm trạng, tình cảm của mình vào sản phẩm đó.

Ví Dụ về ca dao, tục ngữ

  • 9 người 10 ý
  • Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. –Nguyễn Du
  • Sống mỗi người mỗi nết, Chết mỗi người mỗi tật.

Ứng dụng:

  • Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác.
  • Tránh nhìn vấn đề một cách phiến diện chủ thể, hãy xem xét nhiều khía cạnh để đưa ra kết luận.