Phê duyệt xử lý kỹ thuật

Phê duyệt xử lý kỹ thuật

  • #1

Nhờ các cao thủ giải đáp giúp tình huống sau:

- Công ty A là công ty cổ phần. Muốn phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thì trình tự như thế nào?
+ Trường hợp thứ 1: Công ty A gửi đi thẩm tra;
+ Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).

- Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn

hnlan

Guest

  • #2

Sao công ty A lại tự thẩm định hồ sơ của mình à? Anh nói rõ xem vai trò công ty A là gì? Tư vấn hay Chủ đầu tư? Nếu là tư vấn thì phải chuyển đi thẩm tra rồi mới chuyển sang thẩm định.Mà mấy món này cũng đa dạng lắm, ngày xưa em làm bản vẽ thi công thì làm xong, ký đóng dấu cty xong là chuyển trực tiếp cho TVGS ở hiện trường. Còn về sau làm hồ sơ TKKT thì mới có vụ thẩm tra, khi đó phải thẩm tra xong rồi mới chuyển Ban QLDA thẩm định.

Phê duyệt xử lý kỹ thuật

  • #3

Nhờ các cao thủ giải đáp giúp tình huống sau:

- Công ty A là công ty cổ phần. Muốn phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thì trình tự như thế nào?
+ Trường hợp thứ 1: Công ty A gửi đi thẩm tra;
+ Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).

- Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn

Không biết cty A là CĐT hay là thế nào. Với vai trò là CĐT và phê duyệt TKBVTC&DT thì theo quy trình quản lý 1 dự án thì:

1.Lập TKBVTC+DT (CĐT or tư vấn) -> 2.Thẩm định TKBVTC+DT (CĐT) -> 3.Thẩm định BCKTKT-KT (người QĐ đầu tư) -> 4.Quyết định đầu tư d.a (Người QĐ đầu tư) -> 5.Phê duyệt TKBVTC-TDT (CĐT) -> 6.Lập KHĐT (CĐT or TV) -> 7. Thẩm định, phê duyệt KHĐT (cơ quan chuyên ngành) -> 8.Lập HSMT (CĐT or TV) -> 9.Duyệt HSMT (CĐT or người được ủy quyền) -> 10.Tổ chức đấu thầu (CĐT) -> 11.Duyệt kết quả đấu thầu (cơ quan chuyên ngành) -> 12.Thương thảo ký HĐ (CĐT với NT) -> 13.Thi công (NT) ->14.Nghiệm thu đưa vào sử dụng (CĐT và các đơn vị TV) ->15.Chứng nhận chất lượng công trình (CĐT và các đơn vị TV) -> 16.Kiểm toán độc lập (Theo NĐ99) ->17.Quyết toán (UBND - với vốn ngân sách). Lưu ý. Ngoài 16 và 112 thì Tp.HCM phải căn cứ theo QĐ 126.

Như vậy nếu Cty A là CĐT thì trình tự là trường hợp 2, tức Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).

Sơ đồ như file đính kèm. Em có ý kiến thế các bác cao luận thêm há.

  • 62,5 KB Đọc: 812

Phê duyệt xử lý kỹ thuật

  • #4

- Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Đã là hạng mục thì hạng mục ấy phải thuộc một công trình cụ thể, ghép hạng mục này (tạm xem như nó phát sinh thêm sau khi thẩm định BCKT-KT hoặc thẩm định dự án) vào công trình cụ thể ấy. Kỹ thuật "ghép" như thế nào các bác làm ở BQL lên tiếng thỉnh giáo đi ạ. Lưu ý "ghép" vào nhưng không được vượt tổng mức đầu tư.
Vấn đề này em cũng mong hiểu rõ hơn, các bác cho ý kiến đi ạ. Thanks.

kiencang

Guest

  • #5

Nhờ các cao thủ giải đáp giúp tình huống sau:

- Công ty A là công ty cổ phần. Muốn phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thì trình tự như thế nào?
+ Trường hợp thứ 1: Công ty A gửi đi thẩm tra;
+ Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).

- Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn

- Trường hợp 1 bạn đưa ra ko có gì để nói: thuê 1 đơn vị có đầy đủ pháp nhân, kinh nghiệm để thẩm tra
- Trường hợp 2 chuyển cho tổ thẩm định của Cty: "Tổ" thẩm định của Cty bạn có đủ năng lực để thẩm tra (TKBVTC + DT)không? Nếu đc thì khỏi cần thuê tư vấn thẩm tra.

  • #6

Nhờ các cao thủ giải đáp giúp tình huống sau:

- Công ty A là công ty cổ phần. Muốn phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thì trình tự như thế nào?
+ Trường hợp thứ 1: Công ty A gửi đi thẩm tra;
+ Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).

- Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn

Cái này chúng tôi thường xuyên làm, nhưng cũng tùy địa phương có xê dịch đôi chút.
Tôi chỉ đề cập đến trường hợp thứ 1:

1. Trường hợp lập BCKTKT-XD (thiết kế 1 bước):
- Sau khi lập BCKTKT-XD và thiết kế bản vẽ thi công xong thì chuyển hồ sơ cho CĐT.
- CĐT sẽ chỉ thầu đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán hoặc CĐT tự thẩm tra nếu có đủ năng lực.
- Cũng theo phân cấp của địa phương người ra quyết định đầu tư tổ chức thẩm định BCKTKT-XD (thông thường là UBND cấp huyện nhờ phòng công thương hay phòng tài chính huyện thẩm định) và ra quyết định đầu tư XD công trình.
- CĐT ra QĐ phê duyệt thiết kế BVTC và tổng dự toán.

2. Trường hợp lập dự án - thiết kế 2 bước (3 bước chúng tôi chưa làm):
- Sau khi thiết kế cơ sở và lập dự án chuyển hồ sơ cho CĐT.
- Công việc CĐT: thiết kế cơ sở trình Sở XD (Sở chuyên ngành), dự án trình Sở Kế hoạch thẩm định. Theo NĐ 12 mới đây thì việc trình này có thể giao cho 1 tư vấn làm tuỳ thuộc vào người ra quyết định đầu tư (nhưng đơn vị đầu mối vẫn là Sở Kế hoạch).
- Căn cứ vào tờ trình của Sở KH, người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư XD công trình.
- Sau khi nhận được QĐ đầu tư XD công trình đơn vị tư vấn thiết kế bước 2.
- Sau khi thiết kế bước 2 xong thì chuyển hồ sơ cho CĐT.
- CĐT sẽ chỉ thầu đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán (hoặc đấu thầu) hoặc CĐT tự thẩm tra nếu có đủ năng lực.
- Tiếp theo CĐT sẽ ra QĐ phê duyệt thiết kế BVTC và tổng dự toán.

3. Trường hợp hạng mục công trình nhỏ:
- Đơn vị tư vấn chuyển hồ sơ thiết kế và dự toán cho CĐT.
- CĐT sẽ chỉ thầu đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán hoặc CĐT tự thẩm tra nếu có đủ năng lực.
- CĐT trình người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư XD công trình.
- CĐT ra QĐ phê duyệt thiết kế BVTC và tổng dự toán..

Last edited by a moderator: 22/5/09

lestrong

Guest

  • #7

Nhờ các cao thủ giải đáp giúp tình huống sau:

- Công ty A là công ty cổ phần. Muốn phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình thì trình tự như thế nào?
+ Trường hợp thứ 1: Công ty A gửi đi thẩm tra;
+ Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).

- Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn

Trường hợp 1: Công ty A "gửi" thẩm tra (Chính xác phải là thuê tư vấn thẩm tra):
Trường hợp này áp dụng khi Công ty A không có năng lực tự thẩm định, trình tự bao gồm:
- Gửi hồ sơ thiết kế, dự toán cho đơn vị tư vấn được chọn (thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thấu gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán).
- Sau khi có báo cáo thẩm tra thiết kế, dự toán, Chủ đầu tư căn cứ Báo cáo ấy để xem xét, ra quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán.
"Xem xét" ở đây không phải là đánh giá lại, chủ yếu là kiển tra về trình tự nội dung thẩm tra của tư vấn có đúng, đủ và phù hợp với các hướng dẫn ở các Văn bản luật hay không.

Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).
Trường hợp này áp dụng khi Công ty A có năng lực tự thẩm định, trình tự bao gồm:
- Chuyển hồ sơ thiết kế, dự toán cho phòng thẩm định trực thuộc Công ty.
- Sau khi có báo cáo thẩm định thiết kế, dự toán, Chủ đầu tư căn cứ Báo cáo ấy để ra quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán.

Trường hợp hạng mục công trình nhỏ thì muốn phê duyệt bản vẽ và dự toán không có báo kinh tế kỹ thuật thì trình tự như thế nào?

Cái này em chưa gặp, có thể có hướng dẫn của Văn bản Luật nào đấy, nếu ai biết xin post lên cho mọi người cùng biết.
Theo em nghĩ trong câu hỏi trên của anh TA được áp dụng trong trường hợp khi thi công, phát sinh một số tình huống phải thay đổi thiết kế của một vài hạng mục nhỏ nào đó??? Nếu là như vậy thì cách xử lý như sau:
Căn cứ Báo cáo của TVGS hay Nhà thầu thi công hoặc phát hiện của Chủ đầu tư về tình huống ấy, Chủ đầu tư tiến hành họp hiện trường bao gồm 4 bên (CĐT, TVTK, TVGS, Nhà thầu thi công), căn cứ Biên bản xử lý kỹ thuật ấy, nhà thầu tiến hành thi công theo hướng giải quyết của các bên được thống nhất như trong biên bản xử lý kỹ thuật. Phần xử lý kỹ thuật làm thay đổi thiết kế, dự toán đó không cần phải thẩm định, phê duyệt lại.

  • #8

Trường hợp 1: Công ty A "gửi" thẩm tra (Chính xác phải là thuê tư vấn thẩm tra):
Trường hợp này áp dụng khi Công ty A không có năng lực tự thẩm định, trình tự bao gồm:
- Gửi hồ sơ thiết kế, dự toán cho đơn vị tư vấn được chọn (thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thấu gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán).
- Sau khi có báo cáo thẩm tra thiết kế, dự toán, Chủ đầu tư căn cứ Báo cáo ấy để xem xét, ra quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán.
"Xem xét" ở đây không phải là đánh giá lại, chủ yếu là kiển tra về trình tự nội dung thẩm tra của tư vấn có đúng, đủ và phù hợp với các hướng dẫn ở các Văn bản luật hay không.

- Bạn làm như thế là lách luật rồi. Thông thường đơn vị tư vấn ký hợp đồng với chủ đầu tư, sau khi xong hồ sơ phải làm thủ tục bàn giao với chủ đầu tư. CĐT chỉ thầu cho một đơn vị tư vấn khác để thẩm tra, và CĐT tự làm việc với đơn vị tư vấn đó.

Trường hợp 2: Công ty A chuyển cho tổ thẩm định (của công ty).
Trường hợp này áp dụng khi Công ty A có năng lực tự thẩm định, trình tự bao gồm:
- Chuyển hồ sơ thiết kế, dự toán cho phòng thẩm định trực thuộc Công ty.
- Sau khi có báo cáo thẩm định thiết kế, dự toán, Chủ đầu tư căn cứ Báo cáo ấy để ra quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán.

Nếu là chủ đầu tư thì vừa thiết kế vừa thẩm tra được. Còn nếu là đơn vị tư vấn thì thẩm tra ở đây là quản lý kỹ thuật nội bộ gì đó chứ để được thanh toán chi phí thẩm tra theo VB 1751 tôi nghĩ người thiết kế của đơn vị tư vấn không được phép ký thẩm tra công trình do mình thiết kế.

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Phê duyệt xử lý kỹ thuật

  • #9

Thực tế thì còn trường hợp 3: đơn vị tư vấn lập luôn báo cáo thẩm tra BVTC, dự toán thẩm tra (điều chỉnh chính các phần mình cố tình đánh pan) sau đó đi gửi dấu (mượn pháp nhân) đơn vị tư vấn bạn và sau đó giao toàn bộ cả hai hồ sơ cho chủ đầu tư để phê duyệt!
Cách này nhanh nhưng nguy hiểm vì dễ sót lỗi kỹ thuật (Chưa bàn đến việc lách luật!!), còn nếu có thẩm tra theo đúng quy trình thì nên sau khi có kết luận sơ bộ của bên thẩm tra ba bên (CĐT, TVTK, TT) nên ngồi lại cùng nhau để làm rõ và tư vấn TK bảo vệ hồ sơ của mình (thẩm trả nhiều khi vẫn chưa phải là đúng hoàn toàn do chuyên môn hoặc quan điểm) và nếu phần nào chưa đúng thì tư vấn TK chỉnh luôn ..in và đóng dấu lại!

hnlan

Guest

  • #10

Tiếp bạn ldt2007 mấy dòng.
Với thiết kế 3 bước thì 2 bước đầu như bạn nói, có điều ở bước 2 là hồ sơ TKKT. Sau đó CĐT tổ chức đấu thầu thi công, trong đó mục lập BVTC thông thường được tính trọn gói cho Nhà thầu thi công đó luôn. Nhà thầu này có thể tự làm hoặc thuê thầu phụ làm.
Trường hợp công trình nhỏ, không cần lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật cũng có thể gặp ở các dự án có tính chất cấp bách, hoặc dự án có giá trị nhỏ. Khi đó Tư vấn lập hồ sơ dự án và tính dự toán rồi trình CĐT duyệt luôn. Trường hợp thế này thường không cần thẩm tra.
Bạn lestrong đưa ra hướng giải quyết trường hợp chưa đúng lắm. Thay đổi thế nào là nhỏ? Mà khi đã đưa vào thi công rồi thì cũng chẳng cần lập báo cáo KT-KT, vì cái báo cáo này chỉ cần làm ở bước lập dự án thôi. Mình không biết bên dân dụng thế nào, nhưng khi mình làm hồ sơ TKKT công trình có 3 bước, khi có phát sinh ở thi công thì đều cần lập hồ sơ TKKT điều chỉnh, từ đó bên thi công dựa theo đó lập hồ sơ BVTC tương ứng. Mình chỉ không làm TKKT điều chỉnh khi thay đổi những hạng mục có tính chất không lớn, và xét toàn cục là không làm trái TKKT như: bổ sung hộ lan mềm tại vài vị trí, thêm vài vị trí bố trí rãnh thoát nước... Khi đó mình trả lời bằng văn bản là chấp nhận với phương án thi công và Nhà thầu cứ thế mà lập BVTC tương ứng.

Cũng theo phân cấp của địa phương người ra quyết định đầu tư tổ chức thẩm định BCKTKT-XD (thông thường là UBND cấp huyện nhờ phòng công thương hay phòng tài chính huyện thẩm định) và ra quyết định đầu tư XD công trình.

Bạn ldt2007 viết thế này mang tính áp đặt quá, người nào không hiểu lại cứ xuống huyện tìm mấy cái phòng này, nhỡ không có và không đúng chức năng của họ thì công toi. Chính xác ra là khi CĐT là địa phương (có thể là tỉnh hoặc huyện...) thì CĐT sẽ giao (không phải là nhờ) cho phòng chức năng thẩm định hồ sơ. Ở các Sở giao thông hoặc UBND huyện mà mình đã làm việc thì bây giờ họ đều có phòng chức năng gọi là phòng Thẩm định cả rồi.

hnlan

Guest

  • #11

Thông thường đơn vị tư vấn ký hợp đồng với chủ đầu tư, sau khi xong hồ sơ phải làm thủ tục bàn giao với chủ đầu tư. CĐT chỉ thầu cho một đơn vị tư vấn khác để thẩm tra, và CĐT tự làm việc với đơn vị tư vấn đó.

Còn điều bạn vừa nói ở trên. Mình làm TKKT mãi rồi, cái mục ký đóng dấu thẩm tra này toàn do bên Tư vấn TKKT bọn này sang làm việc với mấy bác Tư vấn thẩm tra. Cũng phải trình bày như với CĐT thì các bác ấy mới ký và đóng cho con dấu, mướt mồ hôi đấy. Chứ được CĐT tự làm với Tư vấn thẩm tra thì sướng quá. Với lại làm gì có chuyện CĐT làm việc với Tư vấn thẩm tra. Chẳng khác nào ông có tiền nói với ông đi làm thuê:" Ông ơi, ông ký cho em cái hồ sơ này, em trả tiền cho ông". )

Khanh_imc

Guest

  • #12

Tôi nghĩ rằng bác Thế anh đang tiến hành 1 cuộc khảo sát việc thực hiện công việc này ở các địa phương, đơn vị trên khắp cả nước là như thế nào, vì thế tôi cũng xin có vài ý kiến mà thực tế địa phương đã và đang làm hàng ngày như sau:

1- Nếu nguồn vốn là của công ty CP đó, thì tùy GĐ (hoặc CT HĐQT) mướn tư vấn thẩm tra hay tự tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt.

2- Với các hạng mục công trình nhỏ, không cần lập Báo cáo KTKT, chỉ có thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, vẫn thực hiện đủ trình tự thủ tục, tức là vẫn có thẩm tra, thẩm định, nhưng thường thì giao luôn cho tư vấn thiết kế thực hiện, rồi tự đi lấy dấu của đơn vị bạn (như bạn kts hao đã nói).

3- Còn như bạn ldt2007 nói rằng “Cũng theo phân cấp của địa phương người ra quyết định đầu tư tổ chức thẩm định BCKTKT-XD (thông thường là UBND cấp huyện nhờ phòng công thương hay phòng tài chính huyện thẩm định) và ra quyết định đầu tư XD công trình.CĐT ra QĐ phê duyệt thiết kế BVTC và tổng dự toán”.

Như vậy là hoàn toàn sai, tại sao báo cáo KTKT đã được người có thẩm quyền phê duyệt rồi, chủ đầu tư lại phê duyệt lại Bản vẽ thiết kế và dự toán để làm gì: Trích điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 03/2009/TT-BXD (và trước đầy là TT 02/2007 theo NĐ 16 & 112 của CP)
Báo cáo KTKT đã được phê duyệt, có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; Chủ đầu tư không phải phê duyệt lại, mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công”.

  • #13

3- Còn như bạn ldt2007 nói rằng “Cũng theo phân cấp của địa phương người ra quyết định đầu tư tổ chức thẩm định BCKTKT-XD (thông thường là UBND cấp huyện nhờ phòng công thương hay phòng tài chính huyện thẩm định) và ra quyết định đầu tư XD công trình.CĐT ra QĐ phê duyệt thiết kế BVTC và tổng dự toán”.

Như vậy là hoàn toàn sai, tại sao báo cáo KTKT đã được người có thẩm quyền phê duyệt rồi, chủ đầu tư lại phê duyệt lại Bản vẽ thiết kế và dự toán để làm gì: Trích điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 03/2009/TT-BXD (và trước đầy là TT 02/2007 theo NĐ 16 & 112 của CP)
Báo cáo KTKT đã được phê duyệt, có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; Chủ đầu tư không phải phê duyệt lại, mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công”.

Phát hiện của bạn rất chính xác!
Đây cũng chỗ vênh nhau giữa Nghị định 12 và TT03/2009/TT-BXD.

Tại Điều 13 mục 2 NĐ12:
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

Tại Điều 3 mục e TT03/2009/TT-BXD:
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư không phải phê duyệt lại mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công.

Theo Nghị định hay theo thông tư đây????

- Trước khi TT03/2009/TT-BXD ra đời chủ đầu tư vẫn phê duyệt sau khi có QĐ đầu tư (giống như lập dự án).
- Thực tế cho thấy theo TT03/2009/TT-BXD là hợp lý giảm thời gian đầu tư XD công trình: CĐT cần tổ chức thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán (cho tôi xin hỏi: lúc này chủ ĐT có cần ra QĐ phê duyệt không?), sau đó người có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo KTKT-XD và ra quyết định đầu tư là hợp lý.

Tại Điều 10 mục 6 NĐ12:
6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.

- Đây cũng là điều khó, thực tế Khi lập dự án dựa vào tờ trình và quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở của Sở Xây dựng (sở chuyên ngành) thì Sở Kế hoạch (đơn vị đầu mối) mới có căn cứ xách định suất vốn đầu tư.

Khanh_imc

Guest

  • #14

TT 03 là hướng dẫn chi tiết của NĐ 12, tại sao bạn lại nghĩ là chúng vênh nhau nhỉ, việc NĐ 12 quy định CĐT có trách nhiệm tổ chức thẩm định TK BVTC và dự toán (chỉ thẩm định nếu đủ năng lực hoặc thuê thẩm tra nếu không đủ năng lực - chứ không ra quyết định phê duyệt) trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo KTKT là đúng. TT 03 còn nói rõ là CĐT không phải phê duyệt lại BVTKTC và DT, mà chỉ đóng dấu xác nhận, đâu có gì mà vênh nhau chứ.

Việc thẩm định TKCS cùng lúc với thẩm định dự án là 1 cải cách tốt của NĐ 12, rút ngắn được thời gian thẩm định (thay vì phải thẩm định riêng biệt 2 mảng thì mất gấp đôi thời gian)

  • #15

TT 03 là hướng dẫn chi tiết của NĐ 12, tại sao bạn lại nghĩ là chúng vênh nhau nhỉ, việc NĐ 12 quy định CĐT có trách nhiệm tổ chức thẩm định TK BVTC và dự toán (chỉ thẩm định nếu đủ năng lực hoặc thuê thẩm tra nếu không đủ năng lực - chứ không ra quyết định phê duyệt) trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo KTKT là đúng. TT 03 còn nói rõ là CĐT không phải phê duyệt lại BVTKTC và DT, mà chỉ đóng dấu xác nhận, đâu có gì mà vênh nhau chứ.

Sau khi có NĐ12 các CĐT vẫn ra quyết định phê duyệt TKBVTC và tổng dự toán sau khi có QĐ phê duyệt Báo cáo KTKT-XD của người có thẩm quyền.

Thực hiện theo TT03/2009/TT-BXD:

- Thông tư 03/2009/TT-BXD có hiệu lực từ 11/5/2009; đối với công trình lập Báo cáo KTKT-XD: CĐT ra văn bản thẩm định và đóng dấu Đã phê duyệt >> Như vậy chủ dầu tư đóng dấu Đã thẩm định thì chính xác hơn. Nếu đóng dấu Đã phê duyệt thì lại cần ra văn bản phê duyệt giống như trước đây.

- Trường hợp lập Báo cáo KTKT-XD thì người có thẩm quyền ra QĐ Phê duyệt Báo cáo KTKT-XD và cả phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Sau khi người có thẩm quyền ra QĐ phê duyệt, CĐT không cần phê duyệt gì nữa. Đây là một điểm mới.

hongptk

Guest

  • #16

Cac bac oi, em hien nay em dang cong tac tai ban A moi duoc thanh lap, Ban em dang quan ly mot du an da lam xong buoc tu van thiet ke, nay chuan bi buoc thi cong xay lap cong trinh (dau thau han che), em nho cac bac co kinh nghiem trong nghe huong dan cho em cac trinh tu voi. Em dang lung tung chua biet phe duyet danh sach nha thau truoc hay phe duye duyet ke hoach dau thau truoc.

hnlan

Guest

  • #17

@hongptk: Phải có kế hoạch đấu thầu thì mới có người đến đăng ký đấu thầu chứ!

sonnn

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Phê duyệt xử lý kỹ thuật

  • #18

-CĐT thẩm tra (hoặc tổ chức thẩm tra) báo cáo KT-KT do đơn vị TVTK lập trình người quyết định đầu tư thẩm định trước khi phê duyệt.
-Nếu Người QĐ đầu tư đồng thời là CĐT thì bộ phận chức năng tổ chức thẩm tra (hoặc tổ chức thẩm tra) báo cáo KT-KT do đơn vị TVTK lập trước khi trình thẩm định phê duyệt.
- Nếu CĐT không đủ năng lực thẩm tra thì thuê tư vấn thẩm tra báo cáo KT-KT và thẩm định trước khi trình người QĐ đầu tư phê duyệt.
Vậy CĐT lúc nào cũng phải thẩm định trước khi trình Người QĐ đầu tư phê duyệt, còn thẩm tra chỉ thực hiện khi đủ năng lực, nếu không phải đi thuê

  • #19

Ơ hay, đồng chí Thế Anh định test anh em à,
Trường hợp 1: nếu công ty A không đủ năng lực thì phải đi thuê rồi
Trường hợp 2: nếu tổ thẩm định có đủ năng lực thì thẩm tra + thẩm định luôn
Nhưng có sự khác nhau đấy nhé, giữa cấp giấy phép xây dựng và quyết định của công ty A. Vì việc cấp giấy phép lại phải thẩm định lại TK của công ty A thông qua sở chuyên môn có đủ thẩm quyền. hehehe

  • #20

chẳng ai đúng cả! Làm như thế mang đi thẩm định cơ quan chức năng họ trả về làm nháp hết!