Phương pháp nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào thực vật

Trần Anh

Quá trình nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào? A. Dung hợp tế bào trần khác loài. B. Nhân bản vô tính cừu Đôly. C. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa để tạo dòng lưỡng bội.

D. Chuyển gen từ tế bào của sinh vật này vào tế bào của sinh vật khác

Tổng hợp câu trả lời (1)

Chọn đáp án D Các phương pháp A, B, C đều thuộc công nghệ tế bào. Phương pháp D thuộc công nghệ gen.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cho các phát biểu sau: 1. Quần thể không có vốn gen đa hình khi hoàn cảnh sống thay đổi sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt. 2. Áp lực chọn lọc càng lớn thì quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi diễn ra càng chậm. 3. Mỗi đặc điếm thích nghi chỉ hợp lý tương đối. 4. Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì gen được biểu hiện ra ngay kiểu hình và sinh sản nhanh. 5. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể. 6. Chọn lọc tự nhiên tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. 7. Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi đột biến có kháng DDT sinh trưởng nhanh hơn dạng ruồi bình thường. Số phát biểu đúng: A. 3 B. 4 C. 5 D. 7
  • Cho các yếu tố sau: 1. Môi trường sống 2. Tính trội lặn của đột biến 3. Tổ hợp gen 4. Tần số đột biến 5. Dạng đột biến 6. Vị trí của đột biến 7. Gen trong nhân hay ngoài nhân Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong số các yếu tố kể trên? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  • Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 2 cM, BC = 17 cM, BD = 6 cM, CD = 23 cM, AC = 15 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là: A. ABCD. B. CABD. C. BACD. D. DABC.
  • Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai P thuần chủng thân cao, hoa đỏ đậm và thân thấp, hoa trắng, F1 100% thân cao, đỏ nhạt. Cho F1 giao phấn với nhau, ở F2 có 101 thân cao, hoa đỏ đậm: 399 thân cao, hoa đỏ vừa: 502 thân cao, hoa đỏ nhạt: 202 thân cao, hoa hồng: 99 thân thấp, hoa đỏ nhạt: 198 thân thấp, hoa hồng: 103 thân thấp, hoa trắng. Diễn biến quá trình phát sinh giao tử đực và cái giống nhau. Cho các nhận định dưới đây về phép lai kể trên: (1). Tính trạng màu sắc hoa do các locut tương tác theo kiểu cộng gộp chi phối. (2). Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái ở F1 không xảy ra hiện tượng hoán vị gen. (3). Cây có kiểu hình thân thấp, hoa hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thi đời còn thu được về mặt lý thuyết 50% cây thân thấp, hoa trắng. (4). Cây thân cao, hoa đỏ vừa ở F2 có 2 kiểu gen khác nhau. Số nhận định không đúng là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
  • Khi tiến hành một phép lai giữa các giống gà, người ta thu được kết quả sau: 1. Cho gà lông trắng x gà lông nâu thuần chủng thu được tỉ lệ 1 gà lông trắng : 1 gà lông nâu. 2. Cho gà lông trắng x gà lông trắng thu được tỉ lệ 13 gà lông trắng : 3 gà lông nâu. 3. Cho gà lông nâu x gà lông nâu thu được tỉ lệ 1 gà lông trắng : 3 gà lông nâu. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Dựa vào kết quả của các phép lai trên người ta đưa ra các kết luận sau: a) Gà lông trắng ở phép lai 1 có 6 kiểu gen khác nhau thỏa yêu cầu. b) Phép lai 1 có 6 sơ đồ lai khác nhau thỏa yêu cầu. c) Đời P ở phép lai 3 có cùng kiểu gen. Tổ hợp nhận định đúng về các kết luận là: A. (a) đúng, (b) đúng, (c) đúng. B. (a) sai, (b) đúng, (c) sai. C. (a) sai, (b) đúng, (c) đúng D. (a) đúng, (b) sai, (c) đúng.
  • Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì: A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản. B. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến sự hình thành loài mới. C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật. D. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa.
  • Giải thích nào dưới đây không đúng về sự hóa đen của loài bướm Biston betularia tại các vùng công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX? A. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi, nên bướm màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Số cá thể màu đen được sống sót, con cháu ngày một đông và thay dần dạng trắng. B. Trong môi trường không có bụi than,màu đen là màu có hại bị đào thải. C. Bụi than của các nhà máy phủ kín lên cơ thể bướm, là nguyên nhân tạo sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp. D. Dạng đen xuất hiện do đột biến gen trội đa hiệu,vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm.
  • Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc? A. Đột biến lệch bội. B. Biến dị thường biến. C. Đột biến gen. D. Đột biến đa bội.
  • Loài nào được coi là có họ hàng gần gũi nhất với loài người? A. Tinh tinh. B. Vượn C. Đười ươi. D. Khỉ Gôrila.
  • Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên: A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa. B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa. C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa. D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Phương pháp nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?

A. Dung hợp tế bào trần khác loài

B. Nhân bản vô tính cừu Đônly

C. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa để tạo dòng lưỡng bội

D. Chuyển gen từ tế bào của sinh vật này vào tế bào của sinh vật khác.