Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập cup năm 2024

Đầu tiên là phương pháp so sánh giá, hay thường được gọi là phương pháp CUP (“comparable uncontrolled price” method), được cho là phương pháp tốt nhất để đánh giá liệu xem giá trong 1 giao dịch liên kết (“GDLK”) có tuân theo nguyên tắc Giá Thị Trường, tức nằm trong hay vượt trên Biên độ Tứ phân vị, hay không. Trong phần này, VNC xin trình bày về External CUP, tức là so sánh giá với các Mẫu tương đồng bên ngoài thị trường (Internal CUP được xem là cách thức so sánh tốt nhất để áp dụng trong các báo cáo Giá Chuyển Nhượng (Transfer Price) sẽ được trình bày trong bài sau).

Ví dụ, khi thực hiện Benchmarking cho 1 GDLK, như Công ty A lắp ráp và bán dòng xe máy tay ga hoàn chỉnh có nhãn hiệu “@” cho công ty anh em là Công ty A’ để phân phối ra thị trường. Việc chọn lựa được các Mẫu xe tay ga khác tương đồng để áp dụng phương pháp External CUP, tức là so sánh (Benchmark) với Biên độ Tứ phân vị từ các Mẫu này, để đưa ra kết quả đánh giá tính chất Giá thị trường của GDLK là tương đối khập khiễng. Vì dù là các hãng đối thủ của nhau trong nước lắp ráp xe tay ga bán cho nhà phân phối hay bán trực tiếp ra thị trường tiêu dùng, nhưng cơ cấu chi phí trong giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng là rất khác nhau. Ở đây, chúng ta giả sử các hãng dù là bán cho nhà phân phối C hoặc tự mình phân phối thì đều trả hoặc hưởng 1 phần lợi nhuận trên giá bán ra cho người tiêu dùng bằng nhau, ví dụ 15% trên giá cho người tiêu dùng.

Tính thương hiệu trong cơ cấu chi phí của mỗi hãng là khác nhau. Hay tính chất và mức độ bảo hành và theo đó là các khoản chi phí do lập dự phòng bảo hành sẽ phản ánh vào giá bán rất khác nhau. Hay như chiến lược thâu tóm thị phần và theo đó chấp nhận lời ít hoặc lỗ sẽ làm nên giá bán xe rất khác nhau. Mức độ quảng cáo xuất hiện trên media và theo đó là cơ cấu chi phí quảng cáo sẽ rất khác nhau theo từng năm, từng chiến dịch trong năm sẽ ảnh hưởng đến giá bán rất nhiều v.v.

Do đó, việc sử dụng ít mẫu so sánh, ví dụ là 5 mẫu theo Thông tư, cũng gây hạn chế cho việc Benchmarking, và khiến việc đánh giá tính thị trường của GDLK có thể chỉ cho kết quả tương đối. Việc 1 Mẫu, trong 5 Mẫu lựa chọn, của 1 hãng theo đuổi chiến lược lỗ để thu thị phần, sẽ kéo Biên độ Tứ phân vị xuống. Nhưng nếu loại Mẫu này ra do yếu tố loss-making hay bán giá lỗ, thì Biên độ sẽ tăng lên và chỉ còn 4 Mẫu. Và đây cũng là hạn chế thứ 2. Vì cần phải lựa chọn cả hãng theo đuổi chiến lược lỗ để lấy thị phần này, mới phản ảnh được tính chất đầy đủ của một thị trường xe tay ga hoàn chỉnh (giả sử chỉ đang còn lại 5 hãng sản xuất xe tay ga trên thị trường). Nếu thị trường còn lại là 10 hãng sản xuất xe tay ga tiêu dùng, thì nên chọn cả các loại Mẫu xe tay ga của 10 hãng này để tạo thành 1 tổ hợp thống kê (“Statistic Population”) hoàn chỉnh, đại diện được cho thị trường toàn diện nhất để Benchmark, dù là các hãng này có theo đuổi chiến lược hay hạch toán hay cơ cấu chi phí v.v. khác nhau đến mấy.

Chúng ta có thể lấy bất kỳ một ngành nào khác, ví dụ thuốc lá, nước uống có gas, mì gói, dịch vụ kiểm toán, v.v. kiểm tra xem thì đều thấy các hạn chế tương tự khi áp dụng phương pháp External CUP. Và do đó, External CUP thường hay không đáng tin để áp dụng Benchmarking và thay bằng Internal CUP, tức lấy chính giá Công ty A bán xe tay ga “@” cho Công ty liên kết A’ và so với giá bán xe “@” cùng loại cho 1 hay nhiều khách hàng độc lập khác. Việc áp dụng Internal CUP sẽ trở nên ít phức tạp hơn khi đi phân tích để định lượng, loại trừ các khác biệt trong giá bán các xe tay ga nhãn hiệu “@” này, như các khác biệt chiết khấu thương mại, thanh toán, các điều khoản hỗ trợ, bán gián tiếp hay trực tiếp cho người tiêu dùng, v.v. Tuy nhiên, Internal CUP cũng có sự hạn chế của nó và sẽ gây ra các tranh chấp về quan điểm với cơ quan thuế và doanh nghiệp trong các cuộc thanh tra Chuyển Giá.

Cho tôi hỏi phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập được quy định thế nào? - Quỳnh Hương (Đồng Nai)

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập cup năm 2024

Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập

Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập theo Điều 13 như sau:

- Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (sau đây viết tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập)

Người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết đối với từng chủng loại hàng hóa, tài sản hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc có giá được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế; giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình; thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho vay; hoặc người nộp thuế thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết đối với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.

- Nguyên tắc áp dụng:

+ Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được thực hiện trên nguyên tắc không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng khi so sánh giá giao dịch độc lập và giá giao dịch liên kết có ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm, phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này;

+ Các yếu tố đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng có tác động trọng yếu đến giá sản phẩm, bao gồm:

++ Đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy mô, khối lượng giao dịch;

++ Các điều kiện hợp đồng cung cấp, chuyển giao sản phẩm: Khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác của hợp đồng;

++ Quyền phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thị trường nơi diễn ra giao dịch và các yếu tố khác tác động đến giá sản phẩm như điều kiện kinh tế và chức năng hoạt động của người nộp thuế.

- Phương pháp xác định:

+ Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập hoặc giá trị thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập theo quy định;

+ Trường hợp giá sản phẩm được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định theo giá sản phẩm được công bố có thời điểm và các điều kiện giao dịch tương đồng;

+ Người nộp thuế mua máy móc, thiết bị từ bên liên kết ở nước ngoài phải có tài liệu, chứng từ chứng minh giá mua máy móc, thiết bị tuân theo nguyên tắc giao dịch độc lập tại thời điểm mua:

++ Đối với máy móc, thiết bị mới, giá so sánh là giá hóa đơn bên liên kết mua máy móc, thiết bị đó từ bên độc lập;

++ Đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, phải có hóa đơn, chứng từ gốc tại thời điểm mua, khi đó giá trị tài sản được xác định lại theo quy định hiện hành của pháp luật về hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

- Kết quả xác định giá giao dịch liên kết là giá tính thuế để kê khai, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.

2. Quy định về lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

Quy định về lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo Điều 12 như sau:

Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích, so sánh quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 .

Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được lựa chọn trong các phương pháp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 , căn cứ vào đặc điểm của giao dịch liên kết và căn cứ vào thông tin dữ liệu sẵn có.