Qua câu chuyện về chiếc bánh thời gian em rút ra bài học gì về cuộc sống

Đôi khi chúng ta đã quên mất, từng sự việc nhỏ diễn ra hàng ngày đều mang một ý nghĩa nhất định cho cuộc đời mỗi con người. Cùng đọc 8 câu chuyện nhỏ ý nghĩa dưới đây và suy ngẫm.

Câu chuyện số 1: Chiếc lược tình yêu

Một ngày nọ, người vợ có mái tóc dài bảo chồng hãy mua cho bà một chiếc lược mới để bà chải tóc được gọn gàng hơn. Người chồng đã xin lỗi và từ chối bà. Ông nói rằng mình còn không có đủ tiền để sửa chiếc đồng hồ đeo tay bị hỏng. Người vợ nghe vậy và không nói gì thêm.

Hôm sau người chồng đi làm, ông qua tiệm đồng hồ và bán chiếc đồng hồ của mình với giá rẻ để mua chiếc lược mới cho vợ.

Buổi tối, ông vui vẻ ngồi đợi vợ ở nhà với chiếc lược mới trên tay.

Tuy nhiên, một lúc sau, ông vô cùng sửng sốt khi thấy vợ xuất hiện với một mái tóc ngắn. Thì ra bà đã bán mái tóc của mình đi để mua cho ông chiếc dây đồng hồ mới.

Những giọt nước mắt rơi trên má họ, không phải vì những việc họ làm là vô ích, mà vì tình yêu sâu sắc mà họ dành cho nhau.

Qua câu chuyện về chiếc bánh thời gian em rút ra bài học gì về cuộc sống

Câu chuyện số 2: Món hời với người nghèo

Một cô gái hỏi ông lão bán trứng: “Bao nhiêu tiền một quả trứng vậy ông?”

Ông lão trả lời: “Một đô hai quả thưa cô”.

Cô gái đáp: “Bán cho tôi một đô bốn quả, nếu không tôi không mua nữa”.

Ông lão: “Được thôi, cô lấy đi, đây là khởi đầu tốt vì có lẽ tôi sẽ chẳng bán được gì trong ngày hôm nay”.

Cô gái lấy trứng rồi hãnh diện bước đi. Cô cảm thấy mình đã trả được một món hời và đến một nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Ở đó, cô cùng các bạn ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 420 đô la. Cô gái đưa 500 đô cho chủ nhà hàng và bảo không cần trả lại.

Sự việc có vẻ giản đơn nhưng lại thật đau khổ đối với ông lão bán trứng. Nhiều người trong chúng ta luôn hào phóng với những người giàu có, mà lại quên đi tình người với những người khốn khổ.

Câu chuyện số 3: Miếng bánh mì cháy

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

Bài học rút ra: Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng… sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông – bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Câu chuyện này chính là bài học về sự cảm thông giữa người với người.

Câu chuyện số 4: Hành trang lên đường

Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”

“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.

Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.

Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”

“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.

Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”

“Đủ rồi ạ!” – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”

“Vậy sao được”, sư thầy nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?

Có quyết tâm, vạch rõ mục tiêu, tất cả đều không còn là vấn đề, không còn là trở ngại.

Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. Bạn bước đi dù chỉ một bước, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã có thu hoạch. Chỉ cần đem theo trái tim lên đường, tất cả những vật ngoài thân khác tự sẽ đủ!

Câu chuyện số 5: Người đàn ông vứt bỏ đôi giày

Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Johnny không cẩn thận làm rơi một chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Johnny khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.

Bài học: Những thứ không còn lợi ích với mình đôi khi lại là niềm hạnh phúc vô bờ đối với người khác. Hãy trân trọng mọi thứ mình có và chia sẻ niềm hạnh phúc với mọi người.

Câu chuyện số 6: Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Ý nghĩa câu chuyện: Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, tình bạn, những giá trị đích thực, gia đình mới khiến bạn là người thực sự giàu có.

Minh Minh – Trí thức trẻ.

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề bài: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau: 

                                            Chia chiếc bảnh của mình cho ai?

   Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

   Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng "Thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007" Nguyễn Hữu Ân lại dành hểt chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

   Một câu chuyện lạ lùng...

                                                                                                                                                                         (Tạ Minh Phương)

a) Tìm hiểu đề

  • Đề bài yêu cầu bày tỏ ý muốn đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân, người đã vì tình thương mà "dành hết chiếc bánh thời gian" chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
  • Bài viết cần có một số ý chính sau đây:

   + Nguyễn Hữu Ân, một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, lòng vị tha đức hi sinh cho thanh niên hôm nay học tập.

   + Thế hệ trẻ hiện tại có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

   + Tuy nhiên cũng còn một số thanh niên sống vị kỉ, vô tâm một cách đáng phê phán, chê trách.

   + Tuổi thanh niên còn dành thời gian tu dưỡng rèn chí, lập nghiệp gìn lòng hiếu thảo, luyện đức vị tha, hi sinh để cuộc đời đẹp ngày một đẹp và có ý nghĩa hơn.

  •  Nên chọn dẫn chứng minh hoạ về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội, cũng như những thanh niên đốt thời gian bằng những trồ chơi vô bổ mà báo chí và dư luận đã nêu. Có thể khai thác văn bản Chuyện "cổ tích" mang tên Nguyễn Hữu Ân trong sách giáo khoa.
  •  Cần vận dụng những thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận,

b) Lập dàn ý

   Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân dẫn tới đề bài, đặt vấn đề: Chia "chiếc bánh" của mình cho ai?

   Thân bài:

  •  Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên ngày nay.
  • Thế hệ trẻ ngày nay có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
  • Bình luận: vẫn còn một số thanh niên tiêu cực sống vị kỉ, vô tâm lãng phí chiếc bánh thời gian của mình vào những trò chơi vô bổ rất đáng chê trách.
  • Tuổi trẻ cần noi gương Nguyễn Hữu Ân sống vị tha, hi sinh để cuộc đời ngày một đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

   Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

c. Sau khi thảo luận học sinh hiểu được:

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sông đúng đắn tích cực đốì với thanh niên học sinh chúng ta.
  • Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (Xem Ghi nhớ - Ngữ văn 12, tập một).

 II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1.

   a. Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời giải trí vô bổ mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để một mai khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX.

   Trong xã hội ngày nay, hiện tượng đó chưa phải đã chấm dứt, không còn nữa. Thật vậy, nhiều thanh niên học sinh, sinh viên ngày nay được ra nước ngoài du học cũng còn mê mải tìm mọi cách kiếm tiền hay chơi bời lãng phí thời gian cho những trò vui vô bổ mà không chịu dốc sức hết lòng tập trung vào việc học tập, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để có một năng lực tốt nhất trở về góp phần xây dựng đất nước, phục vụ quê nhà. Từ đó ta có thể bàn thêm vài ý.

  • Đặt vấn đề phê phán hiện tượng. Thanh niên học sinh, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
  • Nguyên nhân: Những thanh niên, học sinh, sinh viên này chưa xác định lí tưởng sống đúng đắn. Họ e ngại khó khăn gian khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì bạc tiền và những lợi ích nhỏ nhen hẹp hòi. Sâu xa cũng có một phần do cách tổ chức, giáo dục chưa được tốt của những người có trách nhiệm.
  • Bàn luận: Dẫn chứng vài ba tấm gương thanh niên học sinh, sinh viên du học nước ngoài chăm chỉ học tập và rèn luyện có học vị cao đã trở về nước làm công tặc giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc tại các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật tiên tiến của nước nhà.

   Rút ra bài học cho bản thân, phải xác định cho mình lí tưởng, mục đích học tập đúng đắn. Dù học trong nước, cũng hết sức cố gắng tu dưỡng học tập rèn luyện. Nếu được ra nước ngoài du học, nhất định sẽ dành thời gian để học tập, rèn luyện ra sức tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật tiên tiến để trở về góp phần phục vụ Tổ quốc xây dựng đất nước quê hương.

   b. Trong văn bản trên, Nguyễn Ái Quốc dùng các thao tác lập luận:

  • Phân tích: thanh niên du học mải chơi bời, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức rất nguy hại cho tương lai đất nước..,
  • So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Quốc du học chăm chỉ cần cù.
  • Bác bỏ: thế thì thanh niên của ta đang làm gì ?

   Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.

   c. Cách dùng từ, viết câu, nghệ thuật diễn đạt trong văn bản có tính thuyết phục cao; dẫn chứng cụ thể, xác đáng dùng kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi câu cảm thán: "Thể thì thanh niên của ta đang làm gì? Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thánh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh".

   Quá ham chơi, "nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-net là một hiện tượng tiêu cực đang diễn ra khá phổ biến trong giới trẻ của nước ta hiện nay.

   Để làm bài tập này, học sinh có thể đọc lại tham khảo văn bản trích của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và vận dụng tri thức đã học trong nhà trường.