Quảng cáo phi thương mại là gì

Quảng cáo thông thường và quảng cáo thương mại khác nhau thế nào?

Trên thị trường ngày nay, quảng cáo là một trong những cách thức mà doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến gần khách hàng. Từ đó, thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.

Theo quy định pháp luật hiện hành, tồn tại 02 hình thức quảng cáo, đó là (1) quảng cáo thông thường và (2) quảng cáo thương mại. Vậy, hai hình thức quảng cáo này có gì khác nhau. Mọi người cùng tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này tại bảng sau nhé.

TIÊU CHÍ

QUẢNG CÁO THÔNG THƯỜNG

QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Định nghĩa

Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Điều 102 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dich vụ của mình”.

Đối tượng của hoạt động quảng cáo nói chung có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Còn, quảng cáo thương mại có thể hiểu hoạt động của thương nhân sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi. Như vậy, quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung. 

Chủ thể thực hiện

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội…)

Thương nhân

Bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Mục đích quảng cáo

Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến công chúng. Trong đó bao gồm cả mục tiêu lợi nhuận và trường hợp không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà đơn giản chỉ là thông tin đến người tiêu dùng (ví dụ như trường hợp cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động thông tin, cổ động nhằm mục đích phi lợi nhuận như tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước).

Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.

Phương thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó có thể tự tiến hành quảng cáo hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo.

Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. 

Quảng cáo thương mại là gì? Chủ thể quảng cáo và chủ thể tham gia vào quảng cáo thương mại là những ai? Các hình thức quảng cáo, phương tiện quảng cáo được pháp luật Việt Nam cho phép? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau.

Quảng cáo thương mại là gì

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.

Đặc điểm quản cáo thương mại 

Về chủ thể: Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Họ thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận.

Tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo. Hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ.

Cách thức xúc tiến thương mại: Thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng. Đó có thể là thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa, dịch vụ cần giới thiệu. Và được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, …

Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.

Chủ thể quảng cáo và chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại

Chủ thể quảng cáo thương mại

♦ Người quảng cáo

Người quảng cáo Là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.

♦ Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo. 

>>Xem thêm: Điều kiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hóa chất

Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân

♦ Người phát hành quảng cáo

Là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng.

Bao gồm: cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao; tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

♦ Người cho thuê phương tiện quảng cáo

Là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Nhưng họ đều có quyền lựa chọn khách hàng (người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo) cho mình. Đồng thời thu tiền từ việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng.

♦ Người tiếp nhận quảng cáo

Là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể tham gia thực hiện quảng cáo mà là chủ thể chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ hoạt động quảng cáo.

♦ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo

Là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.

Theo quy định pháp luật quảng cáo hiện hành, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo được xem như một phương tiện quảng cáo chứ không phải là một chủ thể tổ chức thực hiện quảng cáo.

Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại

Đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của thương nhân.

Thương nhân bị cấm quảng cáo, hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh.

Khi thực hiện quảng cáo, thương nhân phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của những thông tin về hàng hóa, dịch vụ thương mại. Ví dụ: chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, thời gian bảo hành, …

>> Xem thêm: Hoạt động khuyến mại

Sản phẩm quảng cáo thương mại

Bao gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại.   

Nội dụng quảng cáo thương mại

Nội dung quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện. Ví dụ: thương hiệu, loại sản phẩm và tính ưu việt cũng như tiện ích của nó, …

Mục đích: thông báo, giới thiệu rộng rãi tới công chúng sản phẩm của thương nhân thực hiện quảng cáo.

Nội dung sản phẩm quảng cáo:

♦ Đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

♦ Nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm quảng cáo chứa đựng thông tin so sánh trực tiếp giữa hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ khác. Thông tin giống với sản phẩm quảng cáo của thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Hình thức quảng cáo

Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mỹ.  Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo phải là tiếng Việt, trừ trường hợp:

♦ Từ ngữ đã được quốc tế hóa, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt;

♦ Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản. Ngôn ngữ sử dụng: Bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài. Hoặc các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Phương tiện quảng cáo

Là các công cụ được sử dụng để giới thiệu sản phẩm quảng cáo thương mại. Bao gồm tất cả phương tiện có khả năng thông tin đến công chúng:

♦ Các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, trang thông tin điện tử, …

♦ Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

♦ Phương tiện giao thông;

♦ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;

♦ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Xúc tiến thương mại 

Trên đây là toàn bộ tư vấn quảng cáo thương mại. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngày với LawKey để được giải đáp. Tham khảo thêm: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh.