Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học

Đây là câu hỏi không mới nhưng ngày càng trở nên thiết thực. Khi công nghệ liên tục tiến bộ, các lãnh đạo cấp C (Chief = cấp Tổng) càng yêu cầu những đo lường và nghiên cứu chính xác và rõ ràng hơn về mức độ ảnh hưởng của truyền thông. Các chuyên gia truyền thông marketing phụ trách cho việc sáng tạo nội dung không còn dựa theo những “linh tính” mà ngày càng dựa trên các thông số đo lường tương tác và kết nối để minh chứng giá trị ROI.

Các chuyên gia nắm rõ được vai trò của họ yêu cầu sự kết hợp giữa nghệ thuật và suy nghĩ lý trí. Họ phải đưa ra các kết luận từ não trái và não phải, sử dụng dữ liệu và lý trí để định hướng và tiếp nhiên liệu cho các sáng tạo.

Rất nhiều công cụ giúp đo đếm các yếu tố về nội dung trên mạng xã hội, ví dụ như likes hay shares. Tuy nhiên sự kết nối thực sự không chỉ là số lượng buzz. Xác định liệu nội dung có kết nối được với khách hàng mục tiêu hay không là một thử thách rất chủ chốt.

Tuy nhiên mối quan hệ này được ứng dụng một cách triệt để hơn đối với tiếp thị nội dung – một nguyên tắc nổi lên xoay vần toàn bộ mục tiêu truyền thông và marketing.

Các chuyên gia về truyền thông và các nhà tiếp thị có những mức độ phức tạp khác nhau đối với mạng xã hội – đặc biệt với LinkedIn, thường được coi là một kênh cốt lõi đối với nội dung. LinkedIn ước tính có hơn 130,000 posts được đưa lên newsfeed mỗi tuần, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng sử dụng đây nhưng là kênh truyền tải chính đối với xây dựng tư duy lãnh đạo.

Tuy nhiên, một con số ít hơn rất nhiều về việc tìm hiểu cách làm thế nào để rút ra được những nhận định chuyên sâu về các nền tảng để đảm bảo rằng nội dung có sự kết nối với khách hàng mục tiêu.

Các nhà tiếp thị và chuyên viên truyền thông thường nói với chúng tôi về thách thức này chủ yếu trong suy nghĩ của họ. Hầu hết họ sẽ đo đếm thành công của nội dung trên facebook hay instagram ở mức độ nào đó. Rất nhiều công cụ giúp đo đếm các yếu tố về nội dung trên mạng xã hội, ví dụ như likes hay shares. Tuy nhiên sự kết nối thực sự không chỉ là buzz (một tương tác trên xã hội). Xác định liệu nội dung có kết nối được với khách hàng mục tiêu hay không là một thử thách rất chủ chốt.

Các nhà tiếp thị nội dung luôn tìm cách để nắm bắt liệu chiến lược truyền thông của họ hiện tại có hữu hiệu không – liệu nó đã với tới được khách hàng mục tiêu và liệu phần nội dung đó có được tương tác một cách chủ động trên nền tảng mạng xã hội đang dùng không.

Một số trường hợp khác, họ sẽ muốn nhắm vào một tệp khách hàng mục tiêu nhất định, ví dụ nhóm khách hàng thiên niên kỷ (chỉ khách hàng ở độ tuổi 18-34). Tuy nhiên họ không hiểu được nhóm này sẽ tìm kiếm điều gì khi họ đăng nhập vào mạng xã hội.

Tóm lại, các nhà marketing nội dung muốn vén tấm màn bí ẩn xung quanh hoạt động của chính mình và đi sâu hơn nữa vào chiến lược để mỗi đồng đầu tư đều mang lại giá trị thu về cao hơn.

Dữ liệu sẽ hỗ trợ như thế nào?

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học

Dữ liệu có ý nghĩa hết sức to lớn. Được trang bị với thông tin, các chuyên gia truyền thông marketing sẽ mở được cánh cửa nhìn sâu vào trong những quan điểm, khao khát và động lực của đối tượng khách hàng của họ.

Các chuyên viên truyền thông marketing dù chỉ mới bắt đầu hoạt động đo lường truyền thông đã thấy sự cần thiết dựa vào dữ liệu để thuyết phục ban lãnh đạo cấp C chi tiền cho hoạt động tiếp thị nội dung.

Tại Isentia, chúng tôi đã nhìn thấy trong chính hoạt động kinh doanh của mình. Lĩnh vực Research & Insights (Nghiên cứu & Chuyên sâu) tăng trưởng 25 phần trăm chỉ trong năm vừa qua, bởi vì thị trường đã nhìn thấy tầm quan trọng của dữ liệu. Khách hàng thường nói với chúng tôi rằng, họ chỉ mới ở điểm bắt đầu hoạt động đo lường truyền thông, nhưng đã rất tha thiết cần dựa vào dữ liệu để thuyết phục ban lãnh đạo cấp C chi tiền cho hoạt động tiếp thị nội dung.

Nghiên cứu & Chuyên sâu cần thiết đối với chiến lược tiếp thị nội dung bởi nghiên cứu giúp đánh giá và chỉ ra được những nội dung có liên quan đến thương hiệu mà khách hàng mục tiêu có sự tương tác. Nghiên cứu cũng giúp chuyên viên tiếp thị nội dung nắm được vị thế của họ so với đối thủ cạnh tranh, và mức độ chia sẻ tiếng nói trên truyền thông đối với từng chủ đề cụ thể.

Nhưng quan trọng hơn hết, dữ liệu có thể giúp các chuyên viên truyền thông và marketing xây dựng chính nội dung. Bằng cách hiểu được loại nội dung nào nhận được sự tương tác tốt nhất trên từng loại nền tảng, các chuyên viên có thể chế tác lại chiến lược nội dung của mình và đo lường hiệu quả cùng lúc.

Dữ liệu chính là chìa khỏa mở cánh cửa bí mật xung quanh điều gì hiệu quả hay không hiệu quả trong mỗi chiến lược tiếp thị nội dung. Nó mang lại cơ hội cho các chuyên gia truyền thông marketing hiểu khách hàng mình trước và trên hết, từ đó tìm ra cách đối thoại có tính kết nối.

Đó chính là điểm giao của khoa học và nghệ thuật trong sáng tạo tiếp thị nội dung.

Theo Isentia

Isentia (ASX:ISD) là doanh nghiệp dẫn đầu Châu Á Thái Bình Dương cung cấp dịch vụ Theo dõi & Phân tích tin tức, Nghiên cứu truyền thông chuyên sâu và sáng tạo Tiếp thị Nội dung. Dựa trên nền tảng phần mềm SaaS tiên tiến hàng đầu thị trường cùng với các định hướng và tư vấn chiến lược, Isentia phục vụ cho hơn 5000 khách hàng tại 15 quốc gia cung cấp dữ liệu, phân tích, sáng tạo nội dung và tư vấn 24/7. Liên hệ với chúng tôi để có những quyết định kinh doanh được hỗ trợ thông tin tốt hơn, vui lòng truy cập www.isentia.com

Đang tải từ khóa...

Từ những năm về trước thì Marketing đã tạo cho mình những bước chuyển mình và phát triển lớn mạnh đến tận bây giờ, nó tạo ra nhiều phương thức mới và hấp dẫn như Digital Marketing chính là một trong những nền tảng mới được phổ biến trong những năm gần đây. Chỉ cần bạn là một người yêu thích, đam mê ngành nghề này thì bạn sẽ hiểu được lý do mà Marketing lại chiếm được lòng của nhiều người đến thế. Có một điều đó là marketing luôn có mặt trong hầu hết trong các doanh nghiệp và trên thị trường không nơi nào có thế thiếu “hình bóng” của chúng. Marketing có mối quan hệ mật thiết và liên kết rộng tới nhiều bộ phận khác nhau trong kinh doanh, nó chính là một phần giúp phát triển, kích cầu và tăng giảm doanh số của sản phẩm, cầu nối giúp nhà sản xuất và khách hàng gần nhau hơn.

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học
Marketing thu hút nhiều người

Marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong đời sống con người. Là khoa học ở chỗ đối với marketing thì không có một phương thức cố định nào cho một chiến lược và mỗi tháng, mỗi năm, mỗi thế kỷ thì marketing luôn “đổi lớp áo mới” , luôn mang nhiều màu sắc mới và đó là lý do khiến rất nhiều mẫu quảng cáo ra đời, mỗi quảng cáo của marketing lại cho ra đời theo nhiều ý tưởng cùng mục đích khác nhau. Marketing bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và liên kết chặt chẽ với nhau, để làm nên được một chiến lược Marketing hiệu quả cần có : tính xác định đối tượng, đi nghiên cứu đối tượng; xác định phương hướng, mục tiêu, lập kế hoạch cho chiến lược; lên phương án về ý tưởng của chiến lược; lên phương án về thông điệp quảng cáo và phương tiện quảng cáo, đo lường được tính hiệu quả. Và mỗi chiến lược marketing đều có từng khâu như vậy nhưng nội dung mỗi chiến lược đều rất sáng tạo và mới mẻ, không gây nhàm chán đến khách hàng.

Marketing là nghệ thuật, marketing có sự pha trộn tinh tế giữa việc kết hợp hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ cơ thể,.... vào trong từng sản phẩm quảng cáo nhằm cung cấp cho khách hàng về những thông tin, đặc tính, chất lượng của sản phẩm. Quá trình thiết kế của marketing luôn mang màu sắc mới, sáng tạo, thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng.

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học
Người mới học Marketing

2. Người bắt đầu cần biết những gì về Marketing ?

2.1. Marketing là gì ?

Có rất nhiều khái niệm dành cho Marketing như bài viết này xin được tóm gọn lại khái niệm Marketing là gì ? Hiểu đơn giản: Marketing chính là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua nó như “ khu chợ” , người để trao đổi hàng hóa. Nhưng với nghĩa rộng hơn Marketing chính là thị trường,  nơi các doanh nghiệp tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngược lại khách hàng mua sản phẩm tạo ra của doanh nghiệp. Đây giống như cuộc trao đổi qua lại về mặt cung và cầu.

Marketing bắt đầu sinh ra vào năm 1741 vào đến những năm 1940 thì thế giới kinh doanh trở nên khốc liệt và sự cạnh tranh bắt đầu nảy sinh. Trong giai đoạn này thì nhu cầu gia tăng doanh số bán hàng cần được đẩy mạnh nhờ các kỹ thuật tiếp thị là chủ yếu, việc đẩy mạnh thương hiệu cũng trở nên mạnh mẽ.

Đến những năm 1960 thì sự cạnh tranh này trở nên bão hòa trong thị trường những kỹ thuật trong marketing bắt đầu với vai trò tham gia vào các kế hoạch chiến lược bước đầu xác định các chi phí, tiếp theo là các phương pháp truyền thông phù hợp.

Những năm 1990 bắt đầu các công ty xây dựng giai đoạn tạo thương hiệu, không chỉ buôn bán gia  tăng chất lượng sản phẩm mà còn kết hợp với việc đẩy mạnh thương hiệu điều này khiến cho doanh thu của doanh nghiệp gia tăng mạnh mà còn khiến thương hiệu sản phẩm trở nên rộng rãi với người tiêu dùng. Vào cuối những năm 1990  bắt đầu cho giai đoạn tiếp thị qua Internet điều này khiến khách hàng dễ dàng được tiếp cận gần hơn với nhiều loại sản phẩm và từ đây chính là bước đầu cho việc tối ưu công cụ tìm kiếm SEO điều này đã mở rộng hơn cho marketing về việc chạy các quảng cáo trên web và tạo liên kết với các Publisher cho đến tợi bây giờ, cuối cùng là giai đoạn xây dựng blog marketing là một chiến dịch tiếp thị nội dung, xây dựng mối quan hệ khách hàng, xây dựng thương hiệu,....

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học
Marketing là gì

2.2. Vai trò của Marketing

Vậy vai trò của marketing là gì trong cuộc sống của con người, thúc đẩy doanh nghiệp. Người mới bắt đầu tiếp xúc đến Marketing cần hiểu rõ vai trò của Marketing để có phương pháp định hướng phát triển con đường này. Dưới đây sẽ nêu ra một số vai trò của marketing.

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, marketing sinh ra để đáp ứng được lượng cung và cầu, giúp người khách hàng thoải mái khi sử dụng sản phẩm, đánh giá cao về loại sản phẩm, đồng thời thúc đẩy được chất lượng của doanh nghiệp.

Thứ hai, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, nhờ có marketing mà các doanh nghiệp thúc đẩy, kích thích được sản phẩm của mình, có được uy tín, thương hiệu của mình

Thứ ba, quản lý nhu cầu, marketing luôn cần thay đổi màu sắc mới, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng theo thời gian và từ đó các doanh nghiệp phát triển mở rộng thị trường, gây ra cạnh tranh về mặt thương hiệu. “ Thương trường như chiến trường” chính bởi việc cạnh tranh thương hiệu, người tiêu dùng sẽ có những lựa chọn và đánh giá tốt với những thương hiệu tốt hơn là nhờ vào quá trình marketing của doanh nghiệp. Thấy được là Marketing quả là một “mũi tên sắc bén” trong kinh tế đời sống không thể thiếu ngày nay.

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học
Vai trò của Marketing

2.3. Tiếp cận Marketing cơ bản cho người mới bắt đầu

Đầu tiên bạn cần tìm ra lý do “vì sao bạn lại chọn marketing” , bạn muốn bắt đầu với marketing nhằm mục đích gì, marketing giúp ích gì cho cuộc sống của bạn. Hãy tìm ra lý do khi bắt đầu phát triển, học tập bất kỳ thứ gì bởi nó là cái gốc để bạn tiếp tục phát huy trên con đường sau này của mình.

Tiếp theo xác định phương pháp học cho marketing: có hai phương pháp học 1 là top – down, 2 là bottom – up. Với kiểu học Top – down có nghĩa là bạn sẽ bắt đầu từ những kiến thức cơ bản của marketing, hiểu được lịch sử hình thành, khái niệm về marketing, chức năng và vân dụng của marketing vào cuộc sống thực tiễn, tiếp cận và nghiên cứu khách hàng, sản phẩm, học về những phân loại của marketing, thị trường marketing. Những kiến thức như vậy sẽ được đào tạo tại các trường đại học có chuyên ngành về marketing hay tại các trung tâm về marketing. Từ đây bạn sẽ học những lý thuyết cơ bản về chúng rồi sẽ áp dụng những kiến thức, suy nghĩ của mình đến công việc thực tế bên ngoài.

Hai là “bottom – up” là tiếp cận bằng việc bạn va chạm với marketing thông qua các nền tảng internet, những lần tình cờ trong cuộc sống, được bạn bè giới thiệu,.... Bạn bị thu hút bởi việc va chạm này và khiến bạn bắt đầu “lấn tới” marketing, bạn trải nghiệm nhiều hơn, tự tìm tòi trên thực tế, bạn bắt đầu quan sát, khám phá sâu hơn về môi trường này, tự học mà không cần thông qua những lớp đào tạo nào cả để nhằm hiểu được nội dung của Marketing và ứng dụng của nó là gì.

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học
Tiếp cận cơ bản cho người mới học

Đây chính là hai phương pháp học thường có ở nhiều người mới bắt đầu, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình, bởi cả 2 đều sẽ cần thời gian học hỏi và bồi dưỡng nhưng kết quả chắc chắn khiến bạn bất ngờ. Bạn sẽ thấy marketing thật thú vị và rất mới mẻ, đồng thời bạn cũng sẽ tạo cho bản thân những dòng suy nghĩ logic hơn, linh hoạt hơn, phát triển bản thân hơn thông qua việc tiếp cận với Marketing.

2.4. Điều cần biết về Marketing

Marketing là một mảng lĩnh vực rộng rãi, liên kết và ảnh hưởng tới nhiều nền tảng có cả kinh tế, bởi vậy bạn đôi khi còn “mơ hồ” về những yếu tố nằm trong Marketing. Hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố đó là gì yếu tố gì nhé.

- Yếu tố đầu tiên là khái niệm về Marketing là gì? Không phải là định nghĩa thôi mà bạn cần hiểu tổng thể được bức tranh Marketing như thế nào, marketing liên kết với những yếu tố lớn nào, sâu bên trong có những yếu tố nào quan trọng là chủ chốt của Marketing.

- Yếu tố thứ hai “từ khóa” của marketing, bất kể là lĩnh vực nào cũng có những từ khóa riêng để chỉ tính chất, đặc thù của lĩnh vực đó và Marketing cũng như vậy. Bạn cần hiểu, nắm, biết được các từ khóa thường được dùng trong Marketing và chúng ám chỉ nội dung, nhiệm vụ là gì.

- Yếu tố thứ ba kỹ năng trong Marketing, bởi là một lĩnh vực lớn vì vậy mà bao gồm rất nhiều kỹ năng và có sự liên kết chặt chẽ, bạn tìm hiểu về chúng là xác định cho bản thân kỹ năng mình hướng tới, phát triển toàn diện kỹ năng đó nhưng cũng cần hiểu biết về các kỹ năng khác ( điều này cần chia thời gian để trải nghiệm, không thể cùng lúc nắm bắt nhiều kỹ năng)  sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi hơn rất nhiều. Một số kỹ năng như: Chạy quảng cáo, viết content, design,...

- Yếu tố thứ tư Digital marketing, nếu là một người quan tâm đến marketing thì bạn không thể không biết đến Digital. Bởi đây chính là nền tảng đang vô cùng phát triển tại những năm gần đây, nó có thể là một mảng lớn nằm trong Marketing và bạn có thể tìm hiểu về Digital để phát triển sâu nền tảng này. Digital có hệ thống riêng và những yếu tố riêng bạn sẽ bắt gặp trong quá trình làm việc tại các Agency hay Client, hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến Digital Marketing. Ngoài loại hình Digital Marketing thì còn có loại hình Marketing truyền thống đó là phát tờ rơi, gửi thư, marketing qua điện thoại,.... hiện nay những loại hình này vẫn còn nhưng không phát triển mạnh bằng Digital.

Vì sao marketing là nghệ thuật và khoa học
Các chuyên ngành của Marketing

2.5. Các chuyên ngành của Marketing

 Dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số chuyên ngành của Marketing giúp bạn tham khảo và lựa chọn: quảng cáo ( advertiser), bán hàng (sale) , tiếp thị quốc tế, đánh giá tiếp thị, dịch vụ bán hàng, phát triển sản phẩm, quan hệ công chúng, quan hệ truyền thông, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, tiếp thị cho các tổ chức phi lợi nhuận,...

Trên đây là bài viết dành cho những người mới bắt đầu với Marketing, hy vọng rằng bài viết của timviec365.com.vn sẽ giúp bạn có nhiều thông tin về lĩnh vực Marketing.