Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam

CMSC Trong khuôn khổ Hội nghị Phối hợp triển khai công tác văn phòng giữa các cơ quan, đơn vị, tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp diễn ra chiều 23/9 vừa qua tại TP. Hạ Long, các đại biểu tham dự đã tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong nội dung nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thông tin báo chí và xử lý khủng hoảng truyền thông.

Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam

Công tác truyền thông đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Báo cáo, đáng giá tổng thể về công tác truyền thông của Ủy ban trong thời gian qua, ông Hồ Khánh Duy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Ủy ban xác định công tác truyền thông và thông tin báo chí là một lĩnh vực quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác của Ủy ban. Do đó, Lãnh đạo Ủy ban luôn quan tâm và có những chỉ đạo sát sao, kịp thời, hiệu quả đối với công tác truyền thông. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Văn phòng Ủy ban đã nỗ lực làm tốt vai trò là đầu mối cung cấp thông tin báo chí các buổi làm việc của Lãnh đạo Chính phủ với Ủy ban; của Ủy ban với các Bộ, ngành; phối hợp với các Tập đoàn, Tổng công ty trong việc xử lý, trả lời phỏng vấn các nội dung liên quan và công tác thông tin báo chí khác. Văn phòng Ủy ban cũng tăng cường phối hợp công tác truyền thông với các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc thông qua các hoạt động truyền thông chính sách và phòng ngừa xử lý khủng hoảng truyền thông.

Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam
Ông Hồ Khánh Duy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 

Bên cạnh đó, Văn phòng Ủy ban cũng phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Thông tin tổ chức truyền thông các hoạt động của Ủy ban; phối hợp với các Vụ chuyên môn, tổng hợp nội dung thông tin và thực hiện đúng quy định về cung cấp thông tin cho báo chí. Đồng thời, chủ động nắm bắt thông tin báo chí, trang tin điện tử phản ánh các hoạt động liên quan đến hoạt động của Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty, phòng ngừa và đề xuất giải pháp xử lý hoảng truyền thông khi xảy ra.

Đại điện Trung tâm Thông tin trình bày tham luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Nam Hải – Trưởng phòng Hành chính tổng hợp cho biết: Là đơn vị được Ủy ban giao nhiệm vụ quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban, Trung tâm Thông tin đã đảm bảo Cổng Thông tin điện tử hoạt động thông tin thông suốt, đáp ứng nhiệm vụ là địa chỉ cung cấp thông tin chính thức của Ủy ban trên không gian mạng internet phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Ủy ban và truyền tải thông tin tới công chúng. Sau hơn 3 năm chính thức hoạt động Cổng Thông tin Ủy ban đã đăng tải 10.000 tin, bài viết; công bố hàng trăm báo cáo công khai thông tin của các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban theo quy định về công bố thông tin doanh nghiệp tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP và Nghị định 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam
Ông Nguyễn Nam Hải – Trưởng phòng Hành chính tổng hợp (Trung tâm Thông tin) 

Bên cạnh đó, Cổng Thông tin Ủy ban cũng đã có nhiều nỗ lực thay đổi, nâng cấp về cả nội dung và hình thức nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ủy ban và nhu cầu cập nhật thông tin toàn hệ thống, đáp ứng một bước cao hơn tính hiện đại, dễ sử dụng. Mặc dù thời gian hoạt động chưa dài, trong điều kiện số lượng cán bộ của bộ phận chuyên trách Cổng Thông tin Ủy ban còn thiếu so với định biên nhân sự, tuy nhiên với nỗ lực và quyết tâm cao, kể từ khi ra đời đến nay, Trung tâm Thông tin đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực truyền thông mà lãnh đạo Ủy ban giao.

Chia sẻ những kinh nghiệm để triển khai hiệu quả công tác truyền thông

Chia sẻ với Hội nghị về kinh nghiệm quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông, ông Đặng Khắc Lợi - Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Trong công tác quản lý truyền thông hiện nay, nhận thức về vị trí, vai trò của công tác truyền thông nói chung, truyền thông chính sách nói riêng ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.

Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam
Ông Đặng Khắc Lợi - Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Công tác truyền thông chủ yếu vẫn theo “lối mòn” phương pháp truyền thống; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền theo các phương thức hiện đại còn hạn chế, đặc biệt là thiếu nhân lực có trình độ, có kỹ năng về chuyển đổi số, truyền thông số. Do đó, việc vận dụng kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông tại một số doanh nghiệp chưa thực sự nhuần nhuyễn, chưa đảm bảo được tính nhanh nhạy trong phản ứng, phản hồi ý kiến trước thông tin báo chí, mạng xã hội và vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, chưa xây dựng kịch bản ứng phó khi xảy ra khủng hoảng mà thường chờ chỉ đạo từ cấp trên.

Đưa ra những gợi ý giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông, ông Đặng Khắc Lợi khuyến nghị: Xử lý khủng hoảng truyền thông không chỉ là giải quyết các vấn đề chỉ từ góc độ truyền thông, mà phải xử lý căn nguyên của khủng hoảng. Việc này cần có giải pháp căn cơ, cần nhiều thời gian, vì vậy rất cần sự bình tĩnh. Bên cạnh đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc cần kiện toàn bộ máy chuyên trách về truyền thông, pháp lý và xử lý khủng hoảng truyền thông ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt sự khác nhau giữa công tác truyền thông này với công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, vốn chủ yếu chỉ có tác động tích cực trong nội bộ.

Ngoài ra, theo ông Đặng Khắc Lợi, Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty cần có công cụ, phương thức rà soát, lắng nghe thông tin nhiều chiều trên mạng xã hội để phân tích và ứng phó; đồng thời, cân nhắc sử dụng thận trọng các nguồn lực xã hội hóa có khả năng hỗ trợ truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông, bao gồm các cộng tác viên, đội ngũ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hiện nay.

Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam
Ông Trần Quang Dũng - Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Giới thiệu về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động truyền thông của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), ông Trần Quang Dũng - Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp cho biết: Petrovietnam hiện có 4 tạp chí, 14 bản tin, chuyên san và 97 trang tin điện tử, website nội bộ với hơn 100 lãnh đạo được phân công phụ trách, cán bộ, chuyên viên làm công tác truyền thông; với thông tin phong phú về cả nội dung và hình thức đã thông tin, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cán bộ, công nhân viên, người lao động.

Trong công tác truyền thông công chúng, Petrovietnam đã duy trì làm việc trực tiếp với gần 50 cơ quan báo chí nhằm phối hợp tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của Tập đoàn và các đơn vị thành viên; hằng năm có khoảng 8.000 lượt tin, bài tích cực được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung truyền thông được chú trọng vào các chuyên đề, nhóm vấn đề thiết thực gắn với nhu cầu, hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Petrovietnam cũng khai thác tính năng của mạng xã hội, các công cụ truyền thông, thiết bị kỹ thuật số để nắm bắt thông tin, tạo sự đồng thuận xã hội trong hoạt động dầu khí.

Trong công tác truyền thông quốc tế, Petrovietnam đã chủ động hợp tác với các kênh thông tin đối ngoại, cung cấp thông tin chính xác kịp thời không để ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh của Tập đoàn và các đơn vị cũng như ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Đồng thời, Petrovietnam cũng tăng cường thông tin về hoạt động dầu khí quốc tế, hoạt động của Tập đoàn ở nước ngoài, hoạt động của các công ty dầu khí nước ngoài ở Việt Nam; tăng cường quảng bá thương hiệu và hình ảnh của Tập đoàn đối với các đối tác nước ngoài cũng như các tổ chức nước ngoài quan tâm tới việc hợp tác với Petrovietnam.

Ông Trần Quang Dũng kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng cường phối hợp, hỗ trợ Tập đoàn trong việc định hướng thông tin truyền thông, nhất là những vấn đề, nội dung nhạy cảm có liên quan đến Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Report xử lý khủng hoảng truyền thông ở việt nam
Ông Nguyễn Bằng - Phó Trưởng phòng Quan hệ công chúng (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) 

Chia sẻ những kinh nghiệm đang triển khai tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), ông Nguyễn Bằng - Phó Trưởng phòng Quan hệ công chúng cho biết: Công tác truyền thông tại Petrolimex hiện nay do Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách. Hệ thống thông tin của Petrolimex được kết nối thông suốt từ Tập đoàn đến tất cả đơn vị thành viên.

Theo ông Nguyễn Bằng, Để các nhiệm vụ, giải pháp, nghị quyết đi vào thực tiễn; thể hiện vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với sự phát triển của chính nó, của doanh nghiệp; đáp ứng các nhu cầu của đời sống tinh thần mỗi thành viên ngày càng được nâng cao; trách nhiệm truyền thông trước hết thuộc về người đứng đầu cấp ủy Đảng, đứng đầu doanh nghiệp. Petrolimex chủ động đẩy mạnh truyền thông phải bắt đầu từ việc truyền thông nội bộ và có sự quan tâm thích hợp từ các cấp lãnh đạo với phương châm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

Với việc phát huy được sức mạnh tổng thể trong công tác truyền thông thì sẽ ngày càng có nhiều tin, bài, hình ảnh phản ánh đa dạng, sinh động về đời sống sản xuất - kinh doanh của các đơn vị thành viên; tôn vinh kịp thời gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến; truyền tải các sáng kiến hay, cách làm tốt, sáng tạo về thực thi đẩy mạnh cung cấp hàng hóa, dịch vụ Petrolimex; hiện thực hóa chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Và khi nguồn tin chất lượng, bám sát với chủ trương của Đảng, Nhà nước và hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp thì sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”, được các cơ quan báo chí quan tâm tìm hiểu sâu hơn hoặc sử dụng, đăng tải các nguồn tin từ cơ sở sau khi xử lý qua nghiệp vụ báo chí.