Xử lý cán bộ, công chức sử dụng bằng giả

Thời gian gần đây, hành vi công chức nói chung và công chức xã nói riêng dùng bằng giả để thăng chức, tuyển dụng... khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Vậy nếu công chức xã dùng bằng giả thì bị xử lý thế nào?

Công chức cấp xã phải có bằng đại học?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:

- Hiểu biết lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, có trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ… (Theo Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP);

- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.

Tuy nhiên, đối với các công chức làm việc ở xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.

Đặc biệt, dù yêu cầu về trình độ của công chức cấp xã là tốt nghiệp đại học trở lên nhưng tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này, Bộ Nội vụ khẳng định:

Công chức đã tuyển dụng trước 25/12/2019 mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 25/12/2019 phải đáp ứng đủ theo quy định

Như vậy, nếu công chức xã chưa đạt chuẩn thì sẽ không bị thay thế ngay mà có thời hạn 05 năm để rèn luyện, đào tạo nâng cao trình độ đạt đến mức yêu cầu.

Đồng thời, những người dôi dư do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nêu trên sẽ được xử lý như sau:

- Tinh giản biên chế;

- Giải quyết chế độ thôi việc, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu;

- Điều chuyển, bổ sung cho các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn cấp huyện hoặc ở cấp huyện khác thuộc tỉnh hoặc chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên.

Xử lý cán bộ, công chức sử dụng bằng giả

Công chức xã dùng bằng giả, bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Dùng bằng giả, công chức xã bị đuổi việc ngay lập tức?

Xử lý kỷ luật

Theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP, khi công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng sử dụng giấy tờ không hợp pháp, tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức như:

- Cảnh cáo: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng, dự thi nâng ngạch công chức (Điều 10);

- Cách chức: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ (Điều 13);

- Buộc thôi việc: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 14).

Xử phạt hành chính

Nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả thì theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng và bị tịch thu văn bằng, chứng chỉ giả.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị:

- Phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng;

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm.

Đặc biệt, hành vi này có thể bị phạt tù đến 07 năm nếu sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Như vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp, công chức xã sử dụng bằng giả đều bị buộc thôi việc ngay lập tức mà còn có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn là cảnh cáo hoặc cách chức.

Ngoài ra, một số quy định khác liên quan đến công chức cấp xã quý độc giả có thể tham khảo thêm tại đây:

>> 6 quy định mới mọi cán bộ, công chức xã cần biết

Pháp luật

TƯ VẤN

  • Thứ ba, 28/9/2021 06:23 (GMT+7)
  • 06:23 28/9/2021

Theo luật sư, ngoài bị xử lý kỷ luật, những người sử dụng bằng giả còn có thể bị xử phạt hành chính. Nếu họ hoạt động có tổ chức sẽ bị xử lý hình sự.

Phòng An ninh chính trị Nội bộ Công an tỉnh Đắk Lắk vừa rà soát, phát hiện 20 trường hợp giáo viên, cán bộ tại huyện Cư Kuin sử dụng bằng THPT giả và bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học không hợp lệ.

Theo cơ quan công an, 20 trường hợp này đã mua các bằng THPT giả rồi nộp để theo học các trường cao đẳng, đại học. Sau đó, những cán bộ này nộp bằng vào các cơ quan, trường học để xin đi làm.

Vậy, 20 giáo viên, cán bộ này có thể bị xử lý thế nào?

Luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng luật sư Trung Hòa

Việc sử dụng bằng cấp giả để xin việc, để tăng lương hay học lên cao không phải là vấn đề mới. Khi những người này làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, sự minh bạch và công bằng của đơn vị đó.

Hành vi sử dụng bằng giả là vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế tuyển dụng tại các cơ quan, tổ chức, thể hiện người sử dụng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để tuyển dụng vào những vị trí ứng tuyển.

Theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật như sau: Đối với cán bộ thì bị thôi việc; đối với công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

Riêng đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).

Ngoài ra, việc sử dụng bằng giả còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bản, chứng chỉ. Trong đó, người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa, thì mức phạt là 2-8 triệu đồng. Ngoài bị phạt hành chính, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu tang vật.

Trong vụ việc diễn ra tại Đắk Lắk, xem xét hành vi, mục đích sử dụng bằng giả của các giáo viên, cán bộ chỉ là để học cao nhằm xin được việc làm, thì họ sẽ chỉ bị xử lý kỷ luật và phạt hành chính theo các quy định nêu trên.

Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng mở rộng điều tra, tìm ra cá nhân hay có căn cứ xác định 20 giáo viên, cán bộ trên mua bán theo đường dây hoặc sản xuất, làm giả bằng cấp, con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức, thì những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khung hình phạt đối với tội danh này là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Hải Nam

20 giáo viên cán bộ sử dụng bằng giả tư vấn pháp luật thường thức luật sư bằng giả bằng thpt đại học giáo viên đắk lắk

Bạn có thể quan tâm