Rút hồ sơ đại học Công nghiệp Hà Nội

Ngày 12/8, ĐH Bách khoa Hà Nội có 12.000 hồ sơ ĐKXT, gấp đôi chỉ tiêu. Theo ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, điểm chuẩn tạm thời cho ngành CNTT tăng từ 8,6/môn lên 8,7 và có thể lên đến 8,8 điểm/môn. Từ 3 ngày nay bắt đầu có nhiều thí sinh đến rút hồ sơ đăng ký xét tuyển, đông nhất là ngày 13/8. Số thí sinh rút hồ sơ trong 3 ngày vừa qua lên đến hơn 1.000, chủ yếu là thí sinh đạt 22 điểm.

Trường top sau - ĐH Công nghiệp Hà Nội - được miêu tả như “phiên chợ chứng khoán” cho hình ảnh rút - nộp hồ sơ ĐKXT. Trường này nhận được 13.500 hồ sơ ĐKXT, trong khi có 6.700 chỉ tiêu ĐH và 2.900 chỉ tiêu CĐ.  Thí sinh bắt đầu rút hồ sơ đông lên từ 3 ngày nay với số lượng khoảng 1.200, tuy nhiên, lượng nộp vào mỗi ngày cũng khoảng 1.000 khiến cho điểm chuẩn tạm thời vào trường top sau này đang tăng dần.

Tại Đại học Hà Nội sáng 13/8 có khá đông thí sinh đến rút hồ sơ. Trưởng phòng Đào tạo Lê Quốc Hạnh cho biết, những ngày trước gần như không có trường hợp nào nhưng hôm nay bắt đầu "nóng lên". Hơn 20 hồ sơ được rút trong buổi sáng 13/8.

Ở trường này, thí sinh có thể lấy được hồ sơ chỉ sau 10-20 phút. Nguyễn Thị Quỳnh (THPT An Lão, Hải Phòng) chia sẻ:Với 29,25 điểm khối D (đã nhân hệ số 2 môn tiếng Anh), em đứng ở vị trí 400 trên 250 chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Ngôn ngữ Anh nên quyết định rút và nộp sang Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, bà Lê Thị Thu Trang, Phó trưởng phòng đào tạo cho biết, đến nay trường này đã nhận được 3.000 hồ sơ ĐKXT trực tiếp và khoảng 800 hồ sơ gửi qua bưu điện trong khi trường này tuyển 2.800 chỉ tiêu. Lượng thí sinh rút hồ sơ hôm nay tăng lên so với các ngày trước. Một cán bộ trả hồ sơ cho biết, trong sáng 13/8 có khoảng 120 bộ đã được rút ra

Rút hồ sơ đại học Công nghiệp Hà Nội

Thí sinh rút hồ sơ tại ĐH Sư phạm Hà Nội 

Một số đại học khác hiện còn yên ắng trong việc rút hồ sơ tuyển sinh. Theo trưởng phòng Đào tạo Đại học Thủy lợi Nguyễn Tuấn Anh, đến sáng 13/8 mới có 59 hồ sơ được rút ra trên tổng số gần 2.300 bộ nộp vào. Lượng nộp vào mỗi ngày thời gian này khoảng 100-200 bộ.

Học viên Ngân hàng đến 12/8 có 34 hồ sơ được rút ra. Trưởng phòng Đào tạo Trần Mạnh Dũng cho rằng, con số này sẽ không tăng cao bởi phổ điểm năm nay khá ổn định. Ông dự kiến, cuối đợt xét tuyển, sự dao động phổ điểm mới diễn ra bởi còn nhiều học sinh điểm cao đang cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới nộp hồ sơ.

Theo quy định đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ kéo dài đến hết ngày 20/8 và chậm nhất đến 25/8 các trường đại học phải công bố điểm trúng tuyển

Đăng ký Tư vấn chọn ngànhTư vấn chọn trường: Hotline 0945353289

B1: Sinh viên làm đơn xin thôi học theo mẫu, có ý kiến gia đình, xin xác nhận của CVHT, chính quyền địa phương trong đơn.

B2: Sinh viên nộp đơn xin thôi học tại bộ phận Một cửa. Thời điểm cán bộ hoàn tất đề nghị vào phần mềm là thời điểm sinh viên nhận được Email (lần 1) thông báo đề nghị đã được tiếp nhận

B3: Sinh viên mang theo thẻ sinh viên (CMT/CCCD) đến Phòng Công tác sinh viên nhận hồ sơ vào thứ 6 hàng tuần

Download biểu mẫu (CTSV-SV-05) tại đây

Rút hồ sơ chuyển trường có phải đóng kinh phí đào tạo?

29/12/2014

Em là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công Đoàn. Em đã chuyển từ trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội sang trường Đại học Công Đoàn để theo học tiếp.

Nay em muốn rút hồ sơ từ Đại học Công Nghiệp vì trường Đại học Công Đoàn yêu cầu phải có giấy triệu tập nhập học bản gốc của trường Công Nghiệp trong khi em đã nộp bản sao có chứng thực, nhưng lại bị yêu cầu đóng kinh phí đào tạo mới được rút hồ sơ. Vậy Luật sư cho em hỏi trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nói riêng và một số trường khác nói chung thu như vậy là đúng hay không ạ?

Và trường Đại học Công Đoàn yêu cầu em giấy triệu tập nhập học bản gốc của Trường Công Nghiệp mặc dù em đã nộp bản sao có chứng thực là đúng hay không ạ?

Luật sư tư vấn:

Điều 9 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐTngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:

“1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;

b) Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;

c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a) Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh;

b) Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến;

c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

d) Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyển trường:

a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.”

Như vậy, thủ tục chuyển trường, hồ sơ xin chuyển trường và nhập trường do Trường Đại học, Cao đẳng quy định. Bạn liên hệ với trường để được hướng dẫn cụ thể.

Quy định pháp luật không có quy định đóng phí thì mới được rút hồ sơ.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Nguồn: vietnamnet.vn

Rút hồ sơ đại học Công nghiệp Hà Nội

Trong quá trình tham gia học tại bậc đại học, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà sinh viên phải rút hồ sơ và không theo học tại trường nữa. Không những vậy, đặc biệt là sau mỗi kỳ thi THPT Quốc gia thì tình trạng rút hồ sơ đại học cũng xảy ra rất nhiều. Nhiều phụ huynh cũng như sinh viên muốn rút hồ sơ đại học có thắc mắc rằng vậy thì thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất như thế nào? Liệu rút hồ sơ đại học có được trả lại học phí hay không?

Hiểu được vấn đề này, chúng tôi đưa tới cho Quý khách hàng bài viết với chủ đề thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất. 

Quy định rút hồ sơ đại học hiện nay?

Căn cứ Luật về quy chế Đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay đã có những quy định trong thủ tục chuyển trường, do vậy nếu muốn tiến hành thủ tục rút hồ sơ Đại học mới nhất thì cần phải tuân thủ theo quy định này.

Cụ thể tại điểm a khoản 3 điều 9 Quy chế đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định “ Những sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.” Như vậy, nếu muốn rút hồ sơ Đại học thì cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường.

Hiệu trưởng trường mà các sinh viên muốn chuyển đến học sẽ ra quyết định sẽ nhận sinh viên hay không, dựa vào năm học và số học phần mà sinh viên đó chuyển đến trường sẽ phải học bổ sung.

Sinh viên làm đơn rút hồ sơ đại học rồi sau đó nộp cho nhà trường, sau đó nhà trường sẽ họp và xem xét đề ra các quyết định có giải quyết thủ tục cho sinh viên đó rút hồ sơ đại học hay không. Theo quy định hiện hành thì thông thường sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học và chỉ cần thanh toán phí ký túc xá nếu có, trả đầy đủ sách mượn của thư viện nên sinh viên làm đúng quy trình và thủ tục sẽ không phải mất khoản gì bên ngoài. Khoản phí phải nộp khi rút hồ sơ đại học có thể sẽ do từng trường Đại học quy định.

Trường hợp sinh viên hay phụ huyên muốn biết rõ hơn về các thủ tục cũng như những quy chế phát sinh của mỗi trường thì có thể đến trực tiếp phòng công tác học sinh sinh viên của trường để được thầy cô hướng dẫn và làm thủ tục rút hồ sơ đại học.

Rút hồ sơ đại học Công nghiệp Hà Nội

Thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất 

Dựa vào những quy định chung của Bộ giáo dục cũng như tùy thuộc vào quy chế và thủ tục của từng trường Đại học mà từng trường đại học sẽ có những quy định về thủ tục khác nhau. Tuy nhiên thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất có thể khái quát như sau:

– Người có nguyện vọng rút hồ sơ viết đơn xin rút hồ sơ, có ý kiến xác nhận của Ban chủ nhiệm Khoa;

– Đồng thời, nộp lại thẻ sinh viên và giấy báo nhập học;

– Nộp phiếu thanh toán xác nhận sinh viên đó không nợ gì ở trường;

– Cuối cùng, đợi quyết định của nhà trường và thực hiện việc rút hồ sơ tại phòng công tác sinh viên.

Ngoài những thủ tục trên, sinh viên hay phụ huynh muốn rút hồ sơ đại học cần tiến hành liên hệ với nhà trường, cụ thể là tới các phòng như: Phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, khoa quản lý v.v.. để làm thủ tục liên quan. Về vấn đề bồi thường học phí sau khi rút hồ sơ đại học pháp luật hiện hành không có quy định.

Rút hồ sơ Đại học có mất tiền không?

Theo quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDDT quy định quyền của sinh viên như sau:

“Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.”

Rút hồ sơ Đại học có mất tiền không phụ thuộc vào quy định của từng trường. Ví dụ: Sinh viên đã nhập học trong vòng 1 tuần thì sẽ được rút học phí khoảng 90%, sau 2 tuần khoảng 50% và khi thời hạn càng lâu thì phí được rút càng ít đi. Đến khoảng 4 tuần thì bạn sẽ không được rút lại học phí.

Ngoài ra khi sinh viên rút hồ sơ sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học và chỉ cần thanh toán phí ký túc xá nếu có, trả đầy đủ sách mượn của thư viện nên sinh viên làm đúng quy trình và thủ tục sẽ không phải mất khoản gì bên ngoài

Trên đây, chúng tôi đã mang tới cho Quý vị những thông tin cần thiết liên quan tới những thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất.

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là sau khi thi THPT quốc gia và trong quá trình đang theo học tại các trường đại học. Với những thông tin này, hy vọng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được cách thức thực hiện. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.