Sinh viên hãy nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng… của mảng kiến thức tâm lý học đại cương.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠTGIÁO TRÌNHTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGHOÀNG ĐỨC LÂMKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-2-MỤC LỤCPHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ ................................................................................4CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC ..................................................................................4I. TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ ?........................................................................................................................41. Đặt vấn đề........................................................................................................................................42. Tâm lý là gì? ....................................................................................................................................4II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC .............................................................................................51.Tâm lý học thời cổ đại ......................................................................................................................62. Tâm lý học cận đại ..........................................................................................................................73. Sự bế tắc của tâm lý học duy tâm....................................................................................................84. Tâm lý học thế kỷ XX .....................................................................................................................95.Tâm lý học hoạt động......................................................................................................................11III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC........................................................................14CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA TÂM LÝ TRONG ĐỜI SỐNG ..........................................................15I. CHỨC NĂNG, VỊ TRÍ,VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ TRONG ĐỜI SỐN ..............................................151.Chức năng chung của tâm lý...........................................................................................................152. Vị trí của tâm lý học ......................................................................................................................153 . Vai trò của tâm lý trong đời sống .................................................................................................15II. Ý THỨC ............................................................................................................................................161.Định nghĩa.......................................................................................................................................162. Đặc điểm của ý thức ......................................................................................................................163. Vô thức là gì ? ................................................................................................................................16III. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG LÝ............................................................................17IV. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ CON NGƯỜI....................171. Những nguyên tắc cơ bản ..............................................................................................................172. Các phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................18Phần II : CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ ...................................................................................................20CHUƠNG I: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA CÁC QÚA TRÌNH TÂM LÝ...................................20I. CẢM GIÁC ........................................................................................................................................201. Định nghĩa ......................................................................................................................................202. Đặc điểm ........................................................................................................................................203. Phân loại ........................................................................................................................................204. Các quy luật cơ bản của cảm giác .................................................................................................21II. TRI GIÁC ..........................................................................................................................................231. Khái niệm chung ............................................................................................................................232. Những đặc điểm quan trọng của tri giác ........................................................................................243. Phân loại ........................................................................................................................................254. Vai trò của tri giác trong đời sống .................................................................................................28III. BIỂU TƯỢNG .................................................................................................................................291. Khái niệm chung ............................................................................................................................292. Chức năng của biểu tượng .............................................................................................................303. Vai trò của biểu tượng trong quá trình tri giác ..............................................................................304. Ý nghĩa của biểu tượng trong hoạt động tâm lý ............................................................................31IV. TRÍ NHỚ .........................................................................................................................................31Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-3-1. Khái niệm chung ............................................................................................................................312. Các quá trình cơ bản của trí nhớ ....................................................................................................323. Phân loại.........................................................................................................................................334. Sự quên ..........................................................................................................................................35V. TƯ DUY ............................................................................................................................................361.Khái niệm chung .............................................................................................................................362. Đặc điểm ........................................................................................................................................363. Các thao tác của tư duy ..................................................................................................................374. Các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy .................................................................................385. Phân loại và hệ thống hóa .............................................................................................................396.Các loại tư duy và phẩm chất của nó..............................................................................................40VI. TƯỞNG TƯỢNG.............................................................................................................................411.Khái niệm chung .............................................................................................................................412. Những cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng.............................................413. Các loại tưởng tượng ......................................................................................................................424. Vai trò của trí nhớ và tư duy trong tưởng tượng. ............................................................................42Chương II : CẢM XÚC VÀ Ý CHÍ............................................................................................................44I. CẢM XÚC..........................................................................................................................................441. Khái niệm chung ............................................................................................................................442. Những đặc điểm cơ bản của sự rung động cảm xúc ......................................................................443. Phân loại cảm xúc ..........................................................................................................................454. Đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên. ...................................................................................465. Sự phát triển của cảm xúc..............................................................................................................46II. Ý CHÍ – HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ.........................................................................................................471. Ý chí...............................................................................................................................................472. Hành động ý chí .............................................................................................................................48III. NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP..........................................................................................................491. Ngôn ngữ........................................................................................................................................492. Giao tiếp.........................................................................................................................................50CHƯƠNG III. CÁ NHÂN – NHÂN CÁCH – HOẠT ĐỘNG ...................................................................52I. CÁ NHÂN ..........................................................................................................................................521.Khái niệm chung .............................................................................................................................522. Những đặc điểm tâm lý cá nhân ....................................................................................................523. Bản chất sinh vật và bản chất xã hội của cá nhân.........................................................................53II. NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH ...............................................................................541. Nhân cách là gì ?............................................................................................................................542. Cấu trúc của nhân cách..................................................................................................................55III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC HOẠT ĐỘNG...................................................................591. Khái niệm chung về hoạt động và những đặc điểm tâm lý của con người....................................592. Động cơ của hoạt động. .................................................................................................................603. Hoạt động và tâm lý.......................................................................................................................614. Những dạng hoạt động cơ bản. .......................................................................................................61TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................................................64Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-4-PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝCHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCI. TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ ?1. Đặt vấn đềThoạt xem câu hỏi này tưởng như đơn giản, vì có thể trả lời rằng đó là khoa học về Tâm lý.Nhưng nghĩ một chút thì không đơn giản như vậy. Vì sau câu trả lời vừa nói lại phải giải thích khoa họclà gì? Và, cứ theo cái đà này thì còn biết bao câu hỏi xuất hiện. Như vậy, có thể nói khoa học là mộtchuỗi câu trả lời. Đặt ra được câu hỏi trên là bắt đầu có tri thức về lĩnh vực đó: “Biết về điều chưa biết”.Những tri thức này giữ một vai trò rất quan trọng trong nhận thức của từng người nói riêng và của cảloài người nói chung.Đáng chú ý là khi thấy đứa trẻ đặt câu hỏi đầu tiên về một sự vật và xem đến tuổi nào thì nó“mở miệng ra là hỏi”. Sự kiện này về sau được nhà sinh lý Liên Xô (cũ) vĩ đại I.P.Paplốp đặt tên là“phản xạ có định hướng”. Đi sâu vào nghiên cứu về mặt sinh lý học cũng như về tâm lý học, phát hiệnra các quy luật của các hiện tượng đó ngày càng thấy rõ kết quả hoạt động của con người phụ thuộc rấtnhiều vào cơ sở định hướng. Cơ sở này càng tốt bao nhiêu thì hoạt động đựa trên cơ sở đó càng tốt bấynhiêu.2. Tâm lý là gì?Tâm lý là cuộc sống tinh thần. Cuộc sống đòi hỏi mỗi người mang nó phải có đủ các loại hiệntượng của cuộc sống. Từ chỗ phải biết kịp thời sự nóng lạnh của bầu không khí quanh ta đến chỗ cókiến thức về quy luật khí quyển, về quy luật của quá trình mỗi người cảm giác thấy một nhiệt độ nhấtđịnh tác động vào cơ thể và quá trình mỗi người phản ứng lại sự tác động đó như thế nào. Tất nhiên cóchuyện khi mát ta thấy khoan khoái, khi oi bức ta thấy khó chịu. Như vậy, với con người chỉ một tácđộng của không khí đã gây ra một loạt các hiện tượng tâm lý cảm giác, cảm xúc, tư duy… Đấy là chưanói tới chuyện ta làm gì để tránh cái khó chịu, tăng sự khoan khoái, tức là hành động của con ngườitrong tình huống đó. Hành động đó trong những điều kiện nhất định của tiến bộ khoa học kỷ thuật dẫnđến một hoạt động lao động sáng tạo, sản xuất một loạt các phương tiện cho mọi người giải quyết mộtcách hợp lý tình huống đặt ra cho con người. Cuộc sống phức tạp, đa dạng, sinh động chừng nào thì tâmlý phức tạp, đa dạng, sinh động chừng đó.Thế giới tâm lý còn được gọi là thế giới nội tâm nhưng hoàn toàn không có nghĩa là chỉ bao gồmnhững hiện tượng xảy ra bên trong tâm hồn con người. Cái “bên trong” này và những gì biểu hiện rabên ngoài ta có thể trông thấy, nghe thấy v.v… gọi tắt là cái “bên ngoài” hay thế giới hành vi không táchbiệt nhau như lâu nay người ta thường nghĩ.Ví dụ một em bé cầm bút viết, ở đây ta thấy có cả hành vi bề ngoài và cả những hiện tượng bêntrong: tay cử động, mình uốn, xuất hiện dòng điện trong não… Đấy là chưa nói đến trong cử động viết cócả các cử động của lưỡi, uốn môi, các cơ quan của bộ máy phát âm. Hành vi bề ngoài, cử động bêntrong và các hiện tượng khác được tạm coi là thuần khiết nội tâm gắn bó với nhau chặt chẽ.Dùng từ “thế giới nội tâm” để chỉ thế giới tâm lý là thế giới khác với thế giới của các hiện tượngvật lý, hóa học, cơ học, sinh học đồng thời cũng khác với các hiện tượng xã hội. Thế giới ấy có quy luậtriêng của nó, tâm lý học nghiên cứu những quy luật đó.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-5-Tâm lý học sẽ giúp chúng ta hiểu chính bản thân mình, hiểu được sức mạnh của tâm hồn, của ýchí, tình cảm, lý tưởng và cả những bí ẩn, những quy luật, những tiềm tàng trong con người chúng ta; cáitôi và cái chúng ta, cái bên trong và cái bên ngoài, cái vô thức và cái ý thức, cái nhớ và cái ta quên, cáita yêu và cái ta ghét, cái ta muốn và cái ta phải… Tóm lại, bao nhiêu cái bí ẩn, huyền diệu, tinh vi, dễthấy và khó thấy; có cái đó trong ta.Bí ẩn không có nghĩa là huyền bí mà chính là những gì tiềm tàng, dự trữ, chưa được nhận biết,chưa được khai thác trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta tin chắc rằng con người sẽ đẹp biết bao khilý trí và tình cảm hài hòa, bổ sung và làm phong phú cho nhau, khi mọi người luôn luôn cố gắng trởthành “con người chân chính” có tâm hồn trong sáng, có tình thương yêu chân thành cởi mở…Một mặt phải chống lại những lực lượng bên ngoài và bên trong con người; muốn cào bằng, đúckhuôn tâm hồn con người làm cho họ mất hết cả tính vẽ riêng, làm cho con người tự mãn và phù hoa,khoe mẽ, vênh vang…Trong mỗi con người mà sự phát triển tự do của mọi người, như Mác đã nói: ẩn náu những lựclượng khổng lồ và chưa biết tới.Nhân loại văn minh ngày càng đi sâu vào bí ẩn của vũ trụ, càng phát hiện ra rằng chúng ta cónhững năng lượng có sức nổ không đo được; chúng ta vẫn chưa biết hết những khả năng của ý thức, củatâm hồn con người, chưa biết hết cái thực thể biết tư duy kia sẽ dẫn đến những bến bờ nào…Những sức lực, những khả năng, những kho tàng này sẻ được khám phá nếu mỗi chúng ta biếtnâng niu qúi trọng những cái gì có tính người và những biểu hiện độc đáo, hiếm thấy của nó, nếu chúngta biết cách vun xới, phát huy nó trong bản thân chúng ta và người khác.Tâm hồn của con người hiện đại đang bị bao nhiêu sự biến, bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu cámdổ, bao nhiêu ham muốn đang kéo về mọi phía. Mỗi ngày anh ta phải đóng bao nhiêu vai, nào vai vợ,vai chồng, vai cha, vai đồng sự, vai hàng xóm, vai hội viên, vai chiến hữu, vai anh, vai em, vai cháu, vaichắt v.v… Vai nào cũng nặng trĩu và cảm thấy chẳng có vai nào gánh nỗi cả. Có lúc như muốn trút đicho đỡ nặng gánh nhưng lại thấy vai nào cũng có ý nghĩa, cũng đầy tình đầy nghĩa.Cái bí ẩn trong tâm lí của chúng ta đôi khi nó lại ló ra như một tia chớp giữa trời hè oi bức, khiếnngười ta sững sốt, lạ lẫm, tưởng như người khác nhập vào. Nhiều khi bị cuộc sống cuốn đi, con người tấtbật, bận rộn, vất vả, không có lúc nào dừng lại một đôi chút tĩnh tâm để suy xét những cái gì đang xảyra với chính mình và do mình.Cho đến ngày nay, khoa học tâm lý với tư cách là môt khoa học độc lập phần nào nó đã đem đếncho người đọc, người nghe những điều có tính quy luật của nó.Để trả lời cho câu hỏi tâm lý học là gì? Theo các nhà tâm lý học cho rằng đó là khoa học nghiêncứu những quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý.II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌCTâm lý học có lịch sử lâu đời. Trong nền văn minh cổ đại ở phương Đông củng như ở phươngTây, cùng với những tư tưởng triết học, quy luật toán học v.v…đã có cả những suy nghĩ lý giải về đờisống tinh thần của con người. Đó là những viên gạch đầu tiên khai phá sự nhận thức khoa học về nhữnghiện tượng tâm lý của con người.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-6-1.Tâm lý học thời cổ đạiLịch sử nhận thức khoa học nói chung, lịch sử khoa học tâm lý nói riêng trong khoảng thế kỷ Vđến thế kỷ VII trước công nguyên (TCN), nhận thức khoa học đã bắt đầu bằng cách rời bỏ lối suy nghỉthần thoại và đi sâu vào tìm tòi, phát hiện ra các quy luật khách quan về những cái tồn tại trên đời này.Trong thần thoại Hy Lạp có đoạn viết : Trên trái đất có dãy núiÔ lanh- pơ. Ở đó có nhiều thần Hoàng quy định mọi trật tự, mọi luật lệ. Cạnh cung đình của thần hoàngcó hai bồn đất, một bồn đựng điều thiện, một bồn đựng điều ác; cần thiện đức thần Hoàng lấy ở bồn sốmột, cần điều ác lấy đất ở bồn số hai mà ban cho thiên hạ…Từ lối suy nghĩ thần thoại tiến đến tư duy khoa học là cả một quá trình tiến triển khách quan củahoạt động nhận thức. Đó cũng là cuộc đấu tranh chống các ý niệm, tín ngưỡng duy tâm nhằm xây dựngcác quan điểm duy vật, thực sự khoa học về các mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, con người và xãhội, con người với con người, con người với chính bản thân mình. Theo tiến trình khoa học, càng đi sâuvào các mối quan hệ ấy, cuộc đấu tranh chống tư tưởng duy tâm thần bí ngày càng mạnh mẽ và quyếtliệt hơn, đồng thời các quan điểm duy vật và khoa học cũng từng bước được khẳng định và hình thành rõnét hơn.Trong lịch sử tư tưởng cổ Hy Lạp có Đêmôcơrite (460-370 TCN) đại biểu cho phái duy vật thờiđó, coi “Tâm hồn” cũng là một dạng của vật thể, mang tính chất của cơ thể. Dạng vật thể này do các“nguyên tử lửa”- các hạt tròn, nhẵn vận động theo tốc độ nhanh nhất trong cơ thể tạo ra. Như vậy,đương nhiên “Tâm hồn” cũng tuân theo các quy luật tán xạ của vật lý.Trước Đêmôcơrite, Hêracơlite (530-470 TCN) cũng đã cho rằng: Tâm lý là “hồn lửa” mà phươngĐông gọi là”lửa lòng”. Để thoát khỏi cách suy nghĩ thần thoại, ông đã đặt “Tâm hồn” vào sự vận độngchung của cơ thể và vũ trụ. Từ đó khẳng định rằng thế giới hiện thực (tự nhiên và xã hội) có quy luậtriêng của nó.Vì sao có thể khẳng định được như vậy ? Xuất phát từ quan niệm cho rằng: cơ sở ban đầu của thếgiới hiện thực là “ngọn lửa vũ trụ”. Ngọn lửa này là cái chung (cái toàn thể) của thế giới hiện thực. Mọisự vật đều là “lửa” biến dạng đi và con người có thể quan sát và suy nghĩ theo cái toàn thể ấy, có thểtìm ra quy luật của thế giới cơ thể có tâm hồn. Tâm hồn, tâm lý chính là chất lửa ban đầu trong cơ thể.Nó được sinh ra trong các quá trình chuyển hóa qua lại giữa “dạng lửa” và “dạng nước” trong cơ thể. Từđấy nhiều khi người ta gọi người “ướt át” là người giàu tình cảm, dễ xúc động, và người “ khô khan” làngười ít cảm xúc, nhưng mạnh mẽ về lí trí, về nguyên tắc.v.v…Một nét đặc trưng trong Tâm lý con người được tư duy khoa học thời cổ chú ý tới là: Con ngườicó thuộc tính nhận thức chính bản thân và suy nghĩ. Châm ngôn “hãy nhận thức chính bản thân” (Hãy tựbiết mình) là sản phẩm tư tưởng của thời đó do Socơrate (470-399TCN) phát biểu. Thế là bên cạnh cácmối quan hệ với thế giới tự nhiên, với xã hội, với người khác, nhận thức khoa học đã đặc biệt chú ý tớiquan hệ của con người với chính bản thân. Đó là một tư tưỡng giữ vai trò quan trọng đối với sự ra đờicủa khoa học Tâm lý, khẳng địng có một loại hiện tượng đòi hỏi phải được nghiên cứu, được nhận thức,phải tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng đồng thời chính ở đây cũng chứa đựng mầm móngcủa một quan niệm duy tâm về Tâm lý con người. Từ chỗ ghi nhận con người có thuộc tính tự nhận thứcbản thân và coi đó là thuộc tính quan trọng đi đến chỗ coi tâm lý là nguyên lý chủ đạo trong con người,từ đó xem nhẹ hoạt động vật chất bên ngoài, trong đó có lao động chân tay, coi thuộc tính đó hầu như làkhả năng duy nhất để nhận thức tâm lý con người. Quan niệm này ta thấy ở Platon (437-347TCN) choHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-7-rằng: tâm hồn, tâm lý, tư tưởng là cái có trước; thế giới thực tiễn là cái có sau. Cái có trước là cái thuộcvề “trí tuệ vốn có” trong vũ trụ. Trí tuệ này chính là nguyên tắc điều khiển sự vận động của mọi tồn tại.Từ đó kết luận rằng : Tâm hồn là động lực của cơ thể, nó quyết định sự hoạt động của cơ thể.Có một điều thú vị là từ thời cổ xưa tri thức của loài người đã đề cập tới các thành phần của tâmlý con người. Coi tâm hồn bao gồm có lý trí, tình cảm và lòng say mê. Các nhà khoa học có tư tưởng duyvật đã có ý muốn định khu các thành phần cấu tạo nên tâm hồn ở ngay chính trong cơ thể con người : Lýtrí ở trong đầu, tình cảm ở ngực (tim), lòng say mê ở gan. Cũng có quan niệm khác cho rằng : khí huyếttrong con người là nguồn gốc của mọi hiện tượng tinh thần. Tâm hồn con người được coi như một dòngkhông khí đi từ tim ra sau đó phân hoá thành lý trí được định khu trong tim và tình cảm trong gan. Đôikhi người ta gộp chung chúng lại và qui về xoang bụng (cái bụng nghĩ). Va, từ “lòng người” được dùngđể chỉ điều suy nghĩ, thái độ cư xử, tính tình v.v… Một thành tựu của các nhà tư tưởng duy vật thời cổ vềtâm lý con người được truyền tụng đến ngày nay là cách phân loại tính khí. Người ta dựa vào một sốthành phần vật chất của cơ thể như máu, mật, niêm dịch và khí.Sau này người ta vẫn dùng từ “hồn” để chỉ những gì đặc trưng rất thiêng liêng của con người:“hồn tử sĩ gió ù ù thổi” (Chinh phụ ngâm). Hoặc chỉ thế giới tinh thần của một dân tộc:”hồn ta đấy , bốnngàn năm thế đấy” (Chế Lan Viên). Vẫn dùng “lòng người” để gộp toàn bộ tâm trạng, suy tư và mongước v.v… Nguyễn Trãi đã từng đề xuất và thực hiện tài tình chiến thuật “công tâm” (đánh vào lòngngười). Nguồn gốc của việc tìm cấu trúc đời sống tinh thần có thể tìm thấy trong “Bàn về tâm hồn” củaAristote (384-322TCN) tác phẩm tâm lý học đầu tiên trong toàn bộ lịch sử của khoa học này. Ông sinhra ở miền bắc Hy Lạp, thuộc tỉnh Xtaghira, con một người làm nghề thầy thuốc, làm việc trong cungđình nhà vua Maxeđoan. Thoạt đầu gia đình định cho ông đi học các môn về khoa học tự nhiên để saunày theo nghề y của bố. Đến năm lên 17 tuổi , ông tới Aten vào học tại học viện của Platon (lúc đó 60tuổi) – người đại diện cho trường phái duy tâm chủ nghiã thời bấy giờ. Nhưng sau đó ông đã lên tiếngphê phán chổ sai lầm của học thuyết Platon. Sống ở Aten 20 năm, ông rời sang Tiểu Á làm nghề dạyhọc và nghiên cứu khoa học. Về già ông quay về Aten và lập trường dạy học. Ở đây ông đã nghiên cứusinh vật, trong đó có các mẫu cây cỏ, cầm thú do người học trò của ông gửi từ chiến trường về. Ông mấtvào năm 322 TCN, thọ 62 tuồi.Ông viết tác phẩm “Bàn về tâm hồn” thành ba cuốn được chia thành 30 chương. Ông là mộttrong những người đầu tiên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý vì một lẻ đơngiản là”con người cảm nghĩ, học hỏi đều bằng tâm hồn cả”. Xuất phát từ quan niệm cho rằng”tâm hồnlà hoạt động của cơ thể sống”, ông đi đến kết luận có ba loại tâm hồn :Tâm hồn dinh dưỡng, chức năngcủa nó là nuôi dưỡng và sinh nở , thứ hai là tâm hồn cảm giác có chức năng là cảm thụ, mong ước vàvận động, thứ ba là tâm hồn suy nghĩ với chức năng lập luận, lý giải, tưỡng tượng…Đó cũng chính là baloại năng lực của con người nói chung.2. Tâm lý học cận đại(Thời kỳ TÂM LÝ HỌC với tư cách là một khoa học độc lập).Từ sau nền văn minh cổ đại, nhân loại đã phải trải qua một thời kỳ trung cổ tối tăm với cuộcsống mông muội đầy rẫy những quan niệm, tín ngưỡng duy tâm. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, trong lịch sửcủa khoa học tâm lý có một mốc mới gắn liền với tên tuổi của Decartes (1596-1650) một nhà triết học,toán học , sinh lý học vĩ đại người Pháp. Công lao lớn nhất của ông đối với khoa học tâm lý là đưaphương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu tâm hồn con người. Chịu ảnh hưởng của thời đại bắt đầu cơgiới hóa, phương pháp này được thực hiện bằng khái niệm phản xạ, vận dụng vào để nghiên cứu cácHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-8-hiện tượng tinh thần của con người: coi những hiện tượng đó là kết qủa của sự tác động từ thế giới bênngoài vào và theo một đường cụ thể trong cơ thể. Nhưng phương pháp và khái niệm này bị giới hạntrong các hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm giác, nhận biết sự vật. Còn các hiện tượng tâm lý cấp caonhư tư duy trừu tượng thì lúc nào cũng độc lập với các hiện tượng cụ thể. Quan niệm vừa duy tâm vừaduy vật đó có ảnh hưởng to lớn và dai dẳng đối với sự phát triển của tâm lý học trong suốt mấy nămqua.Trong thời gian này có nhà bác học vĩ đại người Anh là Darwin (1809-1882) đã đề xuất ”họcthuyết tiến hóa” nổi tiếng. Sechenop (1829-1905) nhà bác học vĩ đại người Nga quan niệm “mọi hiệntượng tâm lý về nguồn gốc đều là phản xạ” đã giữ một vị trí quan trọng góp phần thúc đẩy một nền tâmlý học duy vật.Giai đoạn chuẩn bị cho khoa học tâm lý xuất hiện với tư cách là một khoa học độc lập được kếtthúc bằng các tác phẩm của nhà bác học người Đức : Wundt (1832-1920). Vào năm 1879 tại Lai xichnước Đức ông đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới, một năm sau phòng thínghiệm này trở thành Viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới – một trung tâm đào tạo cán bộ tâm lý họccho châu Âu lẫn châu Mỹ thời bấy giờ. Ông đã góp phần xứng đáng vào việc tổ chức cơ quan ngôn luậntâm lý học và hội nghị tâm lý quốc tế lần thứ nhất tại Pari vào năm 1889. Năm 1879 gắn với phòng thínghiệm tâm lý học đầu tiên do Wundt lập ra, nên nhiều khi sự ra đời của tâm lý học với tư cách là mộtkhoa học độc lập chỉ gắn với tên tuổi của Wundt. Công bằng mà nói, ông đã có công lao vô cùng to lớntrong sứ mệnh lịch sử này. Chính ông đã đóng góp phần quyết định làm thõa mãn cần thiếtcho sự ra đờicủa một khoa học.Những điều kiện đó là :+ Khẳng định được đối tượng của khoa học đó,+ Đội ngũ cán bộ nghiên cứu,+ Phương pháp nghiên cứu tương ứng,+ Phương tiện nghiên cứu,+ Thông tin khoa học,+ Ý nghiã lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu,3. Sự bế tắc của tâm lý học duy tâmCùng với các công trình nghiên cứu của Hemhonxo, Phecne, Vebe, Dondec, Saco… một số côngtrình nghiên cứu của Wundt và các người cộng tác tiến hành trong suốt hơn nửa thế kỷ đã đính chính mộtđiểm trong bản phân loại khoa học của Ô. Công tơ (1798-1857) nhà triết học Pháp, người khởi xướngthuyết thực chứng đề ra. Trong bảng phân loại này không có tâm lý học, vì một lẽ là theo tâm lý học cũthì không thể nào có cách nghiên cứu theo kiểu thực nghiệm, do đó không thể có dữ kiện có thể chứngkiến được. Các phòng thí nghiệm sinh lý học giác quan, tâm lý học, đo thời gian phản ứng nghiên cứutâm lý học theo tinh thần tiến hóa, phát triển từ động vật lên người, từ thời trẻ con cho đến người lớn…các phương pháp tương ứng như đã nói ở trên cùng với một số việc làm khác, đã bắt đầu khẳng địnhđược chỗ đứng của tâm lý học. Nhưng muốn khẳng định thực sự, muốn tâm lý học phát triển còn phảilàm rất nhiều. Trong sự nghiệp lịch sử đó, thế hệ các nhà tâm lý học cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XXđã đóng góp rất nhiều để phủ định tâm lý học nội quan, nhị nguyên mà đỉnh cao là các công trình tâm lýhọc do Wundt chủ trương. Đó cũng là yêu cầu khách quan thúc đẩy tâm lý học tiến lên để khắc phụcHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-9-những bế tắc đó. Va, điều quan trọng hơn là ngày càng đáp ứng được nhiều hơn những yêu cầu của cuộcsống.Sự bế tắc do tâm lý học của Wundt càng bộc lộ rõ khi nó được đưa vào nước Mỹ, Nga hồi cuốithế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Một trong những học trò xuất sắc của Wundt là Tittrene, như các nhàtâm lý học thời đó gọi ông là đại diện toàn quyền của tâm lý học nội quan ở Mỹ. Tittrene gọi tâm lý họccủa mình là tâm lý cấu trúc, tức là một thứ tâm lý coi tâm hồn là tổ hợp nhiều quá trình xảy ra trong tôivới tính cách là kinh nghiệm chủ quan. Tâm lý học chủ quan của Tittrene không quan tâm gì đến vai trò,đến tính biểu hiện của tâm lý trong cuộc sống thực của con người. Tâm lý học hoàn toàn tách rời khỏicuộc sống, tách rời khỏi công tác thực tiễn, kể cả công tác sư phạm, giáo dục. Chính vì vậy, tâm lý họcduy tâm của Wundt đã bế tắc, tâm lý học của Tittrene càng bế tắc hơn.Sự bế tắc của tâm lý học duy tâm nội quan ngày càng bộc lộ rõ rệt. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉXX nổi lên phong trào chống tâm lý học duy tâm nội quan. Trong các nhà tâm lý học người Đức có:Đintay ( 1833 – 1911 ) và Spơranghe ( 1882 – 1963 ) đề nghị bỏ hẳn tâm lý học của Wundt. Vì theo haiông tâm lý học của Wundt chỉ là tâm lý học giảng giải lấy hiện tượng tâm lý này để giải thích hiệntượng tâm lý kia, hai ông gọi tâm lý học mà hai tác giả chủ trương là tâm lý học mô tả. Hai ông chorằng đối với thế giới tự nhiên thì giải thích để mà hiểu còn đối với thế giới tâm hồn thì phải thông cảm,thấu hiểu, có thông cảm thấu hiểu thì mới” tóm” được sự kiện, hiện tượng tâm lý.Thật ra các sự kiện, hiện tượng này cũng là những thứ trong vòng ý thức khép kín, cũng vẫn làcác sự kiện và các hiện tượng được chủ thể hoá của chúng trải nghiệm thấy. Vì vậy, tâm lý học giảnggiải và tâm lý học mô tả chẳng có gì khác nhau lắm, thực chất vẫn là một mà thôi. Một bên đi từ cácyếu tố tâm lý, quy nạp dần dần lên thành đời sống tâm lý con người. Một bên khác đi từ chỗ thâu tóm,thấu hiểu được cả đời sống tinh thần của con người diễn dịch ra các yếu tố tâm lý.Đintay còn có ý kiến rất lý thú : chỉ có lịch sử mới giúp ta hiểu được tâm hồn. Nhưng quan niệmvề lịch sử của ông hoàn toàn duy tâm khách quan, tức là coi lịch sử là kết quả của “ hồn thế giới “. Saukhi “hồn” du nhập vào từng con người, các hiện tượng tâm lý và các mối liên hệ của chúng lại khép kíntrong vòng ý thức mà chỉ người mang các hiện tượng ấy mới thấu hiểu, thâu tóm được. Thực ra đời sốngtâm lý chỉ là một mặt của đời sống thực của con người, hoạt động tinh thần bên trong và hoạt động vậtchất, sản xuất bên ngoài quan hệ chặt chẽ với nhau. Đúng là phải từ lịch sử loài người, lịch sử của sảnxuất, lịch sử của văn hoá để đi đến tâm lý con người.Vì vậy, những người làm công tác giáo dục phải biết được lý thuyết quan hệ với thực hành, cácnguồn gốc tâm lý của trẻ, con đường phát triển tâm lý của trẻ. Nhờ giáo dục theo diện rộng ( từ nhàtrường, gia đình đến xã hội ) nên những người đi học có được một khả năng nhất định, có thể đóng góp,tiếp tục duy trì, sáng tạo, phát triển nền văn minh của loài người. Nghiên cứu và giải quyết những vấnđề này hoàn toàn có lợi cho cuộc sống. Và đó cũng là con đường giải thoát nền tâm lý học duy tâm nộiquan ra khỏi những bế tắc kinh niên.4. Tâm lý học thế kỷ XX( Những năm đầu thế kỷ: nêu ba trường phái chính )Với ý đồ khắc phục những khó khăn do tâm lý học duy tâm để lại dựa vào những thành tựu củaTâm lý học Y học, Tâm lý học Vật lý học, Tâm lý học Động vật học. Các nhà Tâm lý học (TLH) đi theocon đường khách quan: đó là TLH phân tâm, TLH Ghestan, TLH hành vi.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 10 -a.Tâm lý học phân tâm của Freud (1856 – 1939)Là bác sĩ người Áo khởi xướng. Ông cho rằng muốn có TLH khách quan thì khoa học đó phải đivào cuộc sống thực của con người – một ý kiến thật đáng hoan nghênh. Nhưng, cuộc sống thực của conngười ở đây là gì ? Theo thuyết của Freud thì con người là tổ hợp của ba khối:- Bản năng ( cái vô thức )- Cái tôi ( cuộc sống thực tại )- Cái siêu tôi ( y thức về những chuẩn mực xã hội )* Đó là ba mãnh của một con người- mỗi mãnh sinh hoạt theo một nguyên tắc :- Mãnh thứ nhất ( bản năng ) theo nguyên tắc thoả mãn- Mãnh thứ hai ( cái tôi ) theo nguyên tắc hiện thực- Mãnh thứ ba ( cái siêu tôi ) theo nguyên tắc phê phán.Toàn bộ cuộc sống của con người là sự mâu thuẫn liên tục giữa ba khối, cái này xô đẩy cái kia.Tâm lý con người về bản chất chính là sự biểu hiện của các hiện tượng vô thức, của sự đam mêtình dục.Ví dụ minh hoạ: xem câu chuyện Ơ đíp làm vua của nhà soạn kịch cổ đại Hy Lạp Xôphôcơlơ (497-406 TCN ) hay có sách gọi là Xô phốc* Tâm lý học phân tâm là một thứ triết học của những người “trung bình chủ nghĩa “ những ngườisống gấp tranh thủ hưởng thụ, trốn tránh cuộc đấu tranh xã hội. Ông quy về số không ( 0) cái ý thức vàđề cao cái vô thức.b.Tâm lý học GhestanDo Wertheimer (1880 – 1943 ), Koffka ( 1886- 1941 ) và Ko’hler( 1887 – 1967) sáng lập ra ở Đức.Ghestan – tiếng Đức có nghĩa là toàn vẹn, là cấu trúc ( xem thêm bài báo với nhan đề “ tâm lýhọc Ghestan với văn học của tác giả Phương Lựu đăng trên báo Báo văn nghệ số 22 ( 1794 ) ngày 28tháng 05 năm 1994, trang 09 ).Phái này muốn tìm cách nghiên cứu khách quan cho Tâm lý học: đi từ cấu trúc của sự vật tới cấutrúc của tâm lý. Sự vật bao giờ cũng toàn vẹn, do đó cấu trúc tâm lý cũng vậy.Theo phái này chỉ thấy cấu trúc của vật thể là nguyên nhân ban đầu quyết định cấu trúc của tâmlý. Trường phái này còn coi não vốn có khả năng toàn vẹn, khả năng bừng hiểu. Cho nên con đườngkhách quan do tâm lý học Ghestan đề ra không đi xa hơn thuyết lấy sinh lý quyết định tâm lý tức làkhách quan nửa vời.c.Tâm lý học hành viMốc mới trên đường xây dựng Tâm lý học khách quan là chủ nghĩa hành vi do Watson (18781958) mở đầu ở Mỹ. Dòng tâm lý học này chỉ nghiên cứu mặt cử động, những phản ứng từ bên ngoài làcái có thể quan sát, có thể ghi chép và đo đạc được.Có thể thu gọn vào công thức sau: S _ RHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 11 -Trong đó : S (Stimulate) là kích thíchR (Reaction )là phản ứngCông việc nghiên cứu tâm lý theo chủ nghĩa hành vi rút cục chỉ tìm xem “S” nào tạo ra “R” nào,có “R” rồi tức là có ”S”, có S1 tức là có R1, S2 – R2 v.v…Toàn bộ sự giáo dục và hình thành con người theo thuyết hành vi đều phó mặc cho ngoại cảnh xãhội bên ngoài. Con đường khách quan do thuyết hành vi đề ra để cải tổ nền tâm lý học duy tâm cuốicùng vẫn nằm trong vòng của lý thuyết duy vật máy móc và thực dụng.Từ chủ nghĩa hành vi như đã nêu ở trên, sau này xuất hiện một số chủ nghĩa hành vi khác,chẳnghạn:- Chủ nghĩa hành vi mới: nghiên cứu cái gì đã xảy ra giữa S và R.- Chủ nghĩa hành vi bảo thủ: Đưa tất cả các luận điểm của Watson đề ra đến chỗ cực đoan. Coicon người như là một “ bộ máy vật lý liên hoàn”…5.Tâm lý học hoạt độngTrong lịch sử phát triển của khoa học có cái đúng có chỗ sai, đó là chuyện bình thường. Ở đâykhông có một đường thằng lót nhung sẵn. Người sau biết ơn người trước, người này tiếp tay người kianghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ… Và phát hiện ra tri thức, chân lý mới. Những người đi sau học những cáiđúng của người đi trước và cả những cái sai cũng lấy làm bài học kinh nghiệm.Để có một nền tâm lý học thực sự khách quan, tức là có khả năng đi đúng vào bản chất của thếgiới tinh thần và các quy luật của nó. Trước hết phải có một học thuyết đúng đắn về con người. Họcthuyết này ta thấy trong chủ nghĩa Mác. Con người là chủ thể của các quan hệ xã hội, chủ thể của lịchsử, chủ thể của quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Và nhờ vậy, trong những điều kiện nhấtđịnh có thể làm chủ bản thân. Mác đã viết trong luận cương thứ sáu về Fuertbach ( 1804 – 1872 ) :“Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”. Trong sựvật xung quanh ( môi trường kích thích vào con người chúng ta), Mác cũng thấy có chứa đựng cả hoạtđộng thực tiễn ở đó. Quan niệm đó cho ta thấy mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh làquan hệ hoạt động mà con người làm chủ, chứ không phải là mối quan hệ tinh thần nào bí ẩn, hay ngượclại là mối quan hệ máy móc một chiều.Trong mối quan hệ ấy con người chịu sự tác động của thế giớikhách quan. Tâm lý con người được nghiên cứu trong mối quan hệ ấy. Đó là con đường nghiên cứu tâmlý thực sự khách quan.a. Học thuyết Mác xit về con ngườiMuốn hiểu được tâm lý con người, trước hết phải có quan niệm đúng về con người. Quan niệmcoi con người là tồn tại của xã hội, tồn tại của lịch sử, tồn tại có lý trí (có ý thức), tồn tại có lao động, tồntại có tình cảm.Đối với tâm lý con người quan hệ cơ thể và môi trường quá chật hẹp. Vấn đề cơ thể và môitrường trong tâm lý học Mác xit trở thành vấn đề con người và xã hội, lịch sử và tâm lý, con người vàthế giới xung quanh; trong đó có thế giới lao động của con người tạo ra, quan hệ giữa người này vớingười khác, và cuối cùng là quan hệ con người với chính bản thân mình. Muốn hiểu được bộ mặt tâm lýngười tức là cái tính người thật là người trong con người, phải xuất phát từ con người xã hộichứ khôngphải con người cơ thể đối lập với xã hội. Con người luôn nghĩ về cuộc sống để đối lập với xã hội. Conngười luôn nghĩ về cuộc sống để đối chọi vơí cuộc đời, bo bo với sự tồn tại một cách cô lập mà khinh rẻHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 12 -cuộc đời, sợ hãi cái chết, băn khoăn về sự sinh tồn của cơ thể, phủ định bản chất con người. Đó là tâm lýhọc hiện sinh hoàn toàn xa lạ, trái hẳn với tâm lý học Mac xit; mặc dù mới xem tưởng như cả hai đềulấy con người và lý thuyết về con người làm trung tâm.b. Học thuyết Macxit về hoạt động của con ngườiMác đã tiếp thu sáng tạo ý kiến của Hêghen (1770-1831) nhà triết học duy tâm vĩ đại người Đứccho rằng: con người là sản phẩm của chính họ, cái gọi là tính người là sản phẩm của chính lao động củabản thân. Mác đã xây dựng học thuyết duy vật biện chứng về hoạt động của con người.Tâm lý phản ánh thực tại khách quan, cuộc sống thực, hoạt động của chủ thể. Trong tác phẩm“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Lênin đã phát triển nguyên tắc: “Thực tiễn làcơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý” thành nguyên tắc cơ bản nhất trong lý luận nhận thứccủa chủ nghĩa Mác.c. Lý luận Macxít về ý thứcÝ thức được sản xuất ra bởi các mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Ý thức ởđây có nghĩa rộng, kể cả tri thức về sự vật, cả nhận xét, phân tích, thái độ về tri thức đó. Ý thức đượcsản xuất ra chứ không phải tự nhiên có.Lý luận Macxit về ý thức dẫn đến vấn đề giáo dục, xây dựng ý thức, tức là dẫn đến một vấn đềrất lớn trong tâm lý học là vấn đề hình thành và phát triển tâm lý ý thức.Chủ nghĩa Mac-Lênin không phủ nhận những thành tựu về khoa học tâm lý mà nhân loại đã đạtđược. Chủ nghĩa Mac-Lênin kế thừa một cách có chọn lọc và có phê phán để đi đến lý giải Tâm lý họclà gì? Theo chủ nghĩa Mác: Tâm lý học là sự phản ánh hiện thực khách quan của não. Não là một dạngtổ chức cao nhất của vật chất.* Tâm lý là sự phản ánh khách quan của não.- Thế nào là phản ánh: Phản ánh là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai hệ thống vật chất vàđồng thời là kết quả của sự tác động nó. Theo Lênin: phản ánh là thuộc tính chung của vật chất.- Có ba dạng phản ánh:+ Sự phản ánh vật lý: có ở vật chất vô sinh.+ Sự phản ánh sinh lý: của những vật chất có khả năng sống nhưng chưa có hệ thần kinh pháttriển.+ Sự phản ánh tâm lý: ở vật chất hữu sinh có hệ thần kinh phát triển.* Phản ánh tâm lý là sự phản ánh cao nhất nó được biểu hiện ở hai mặt:- Là loại phản ánh mang tính chất tích cực bởi vì sự phản ánh đó có liên quan trực tiếp tới sự tồntại tiếp theo của chủ thể phản ánh.- Là loại phản ánh sinh động, linh hoạt trong đời sống thực của con người.Theo Mác, Tâm lý là chức năng của não nhưng não không phải là tâm lý:Hiện thực khách quan tác động -> não -> hình thành Tâm lý.Đứng về mặt tiến hoá vật chất, tâm lý là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của vật chất. Từ khi cóhệ thống thần kinh mấu (hạch) bắt đầu có mầm mống tâm lý. Theo lịch sử tiến hóa, hệ thần kinh ngàyHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 13 -càng tổ chức chặt chẽ, và cuối cùng thành não và võ não. Đó là cơ sở vật chất của hoạt động tâm lý.Không có não và võ não hoặc não và võ não không bình thường thì không có tâm lý hay không có tâmlý bình thường. Nhưng tâm lý không phải là não, và càng không phải là chất do não tiết ra, giống nhưmật do gan tiết ra như những nhà duy vật máy móc quan niệm. Bằng hoạt động của mình, từng người tạora trong não của mình các hệ thống chức năng để thực hiện một quá trình hay một trạng thái tâm lý.* Bản chất của tâm lý+ Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan trong hành động và hoạt động của cá nhân: Conngười phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng và cải tạo nó.+ Tâm lý mang tính chủ thể:- Bản thân não mỗi người từ lúc sinh ra đã khác nhau. Sự khác nhau của những nếp nhăn trên võnão, những nếp nhăn đó được hình thành trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện để thích nghivới môi trường thay đổi.- Hoàn cảnh sống cụ thể của mỗi người cũng khác nhau, mức độ tích cực của mỗi người tham giavào mối quan hệ xã hội cũng không giống nhau. Do đó mọi hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng, năng lựccủa mỗi người cũng khác nhau. Những nét khác nhau đó tạo nên tính chủ thể của tâm lý.- Khi phản ánh hiện thực khách quan chủ thể huy động toàn bộ vốn kinh nghiệm của mình. Đấylà lăng kính chủ quan của con người… (tâm lý người trẻ khác người già…)+ Tâm lý mang tính bản chất lịch sử- xã hội: Trong một xã hội có những quan hệ xã hội khácnhau. Khi xã hội thay đổi thì quan hệ xã hội thay đổi: chế độ phong kiến khác chế độ tư bản chủ nghĩav.v…“Bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Do vậy tâm lý người cũngthay đổi.Bản chất xã hội của tâm lý được biểu hiện ở các mặt:- Tâm lý có nguồn gốc từ xã hội: Tâm lý chỉ được hình thành khi con người đó sống trong xã hội,nếu tách khỏi môi trường xã hội thì con người không có tâm lý (năm 1921, nhà tâm lý học An Độ gặphai em nhỏ bị sói bắt trong rừng…).- Sống trong xã hội nào, giai cấp nào thì tâm lý con người mang đặc điểm xã hội của giai cấp đó.Đó là tính chất giai cấp trong tâm lý con người. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.- Trong quá trình hình thành xã hội loài người, các dân tộc cũng được hình thành mà mỗi conngười lại sống trong một dân tộc nhất định. Do vậy, tâm lý con người luôn chịu ảnh hưởng tâm lý củadân tộc mình.- Tâm lý con người được nảy sinh và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn. Mỗi conngười có một lĩnh vực hoạt động nhất định. Do vậy, tâm lý con người còn phản ánh cả đặc trưng nghềnghiệp của người đó đang làm.Tóm lại: Tâm lý là sự phản ánh khách quan của não, sự phản ánh đó mang tính chủ thể sâu sắcvà bản chất xã hội – lịch sử. Tâm lý cá nhân vừa là khách quan vừa là chủ quan. Chủ quan bởi vì nó làhiện tượng tinh thần của một cá nhân cụ thể, là khách quan bởi vì nó là hoạt động của hệ thần kinh màmô hình là của hiện thực. Tâm lý là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 14 -Nói cách khác: hiện tượng tâm lý là một loại tinh thần được tạo ra do thực tại khách quan tácđộng vào não của một người cụ thể bằng hoạt động của người ấy. Hiện tượng tâm lý mang tính xã hội –lịch sử và mang màu sắc riêng trong hình ảnh của bản thân về thực tại ấy trong võ não, giúp con ngườithực hiện hoạt động của bản thân.III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌCNói đến đối tượng của một khoa học tức là đặt ra và giải quyết vấn đề khoa học ấy nghiên cứucái gì? Tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, phát hiện ra các sự kiện của khoa học tâm lý;nghiên cứu chúng để tìm ra các quy luật điều khiển, giáo dục, hình thành (và khi cần thì thay đổi) cáchiện tượng ấy nói riêng, cả con người có những hiện tượng ấy nói chung. Vấn đề đối tượng của tâm lýhọc cũng như vấn đề đối tượng của các khoa học khác là một vấn đề hết sức phức tạp.Ở đây chỉ xin lưu ý, thường người ta chia hiện tượng tâm lý ra các quá trình tâm lý, trạng tháitâm lý va các thuộc tính tâm lý.Cảm giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tư duy, tưỡng tượng là các quá trình tâm lý. Chú ý và mộtsố dạng biểu hiện một cách tổng hợp khác như tình cảm, thái độ…của con người là các trạng thái tâm lý.Các thuộc tính về nhân cách, tính cách, ý thức… là các thuộc tính tâm lý.Cách phân loại này dưạ vào một số tiêu chuẩn, trong đó hai tiêu chuẩn sau đây được coi là chổdựa chính:-Cách biểu hiện của chúng: có mở đầu, diễn tiến và kết thúc.-Độ ổn định của các hiện tượng tâm lý: thuộc tính tâm lý có độ ổn định cao nhất, tiếp đến là cáctrạng thái tâm lý và cuối cùng là các quá trình tâm lý.Các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phânloại này chỉ có tính chất tương đối. Các quá trình phát triễn đến một mức độ nào đó thành thuộc tính tâmlý và thuộc tính đạt đến một độ bền nào đấy có thể chi phối thành các quá trình…(Xem thêm trang 17, 18 Cuốn Tâm lý học của PTS. Thái Trí Dũng, PGS.PTS.Trần Văn Thiện.Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 1994.)Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 15 -CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA TÂM LÝ TRONG ĐỜI SỐNGI. CHỨC NĂNG, VỊ TRÍ,VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ TRONG ĐỜI SỐNG1.Chức năng chung của tâm lý- Chức năng đầu tiên là chức năng định hướng cho các hoạt động của cá nhân. Cơ sở định hướng càngtốt thì hoạt động dựa trên cơ sở đó càng có kết qủa.- Thứ hai là điều khiển các hoạt động của con người.- Thứ ba là điều chỉnh các họat động của con người.- Chức năng cuối cùng: Là động lực thúc đẫy các hành động và hoạt động.2. Vị trí của tâm lý học- Triết học chỉ đạo tư tưỡng cho mọi ngành khoa học.- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển…về thế giới tự nhiên nói chung.- Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật vận động của xã hội, các dạng khác nhau của ý thức xãhội.- Tâm lý học là khoa học thuộc ngành khoa học xã hội, có sự kết hợp với khoa học tự nhiên.Bởi vì :+Việc nghiên cứu tâm lý con người là nghiên cứu bản chất của các quan hệ xã hội và các quan hệ xãhội đó được phản ánh vào từng con người cụ thể. Do đó, nghiên cứu bản chất con người là nghiên cứubản chất của xã hôi, như vậy nó thuộc khoa học xã hội.+ Con người là một thực thể của tự nhiên, chịu mọi sự chi phối của các quy luật tự nhiên màảnh hưởng trực tiếp là các quy luật sinh học. Do vậy, nó mang tính chất của khoa học tự nhiên3 . Vai trò của tâm lý trong đời sốngTâm lý có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh, định hướng, điều khiển các họat động của cánhân. Và tâm lý có sức mạnh tích cực qua các ứng dụng sau:- Bằng các biện pháp khác nhau người ta có thể sử dụng yếu tố tâm lý để chữa bệnh.- Dùng ý chí để điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.- Trực tiếp tham gia vào việc tăng năng suất lao động.- Được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân, văn hoá nghệ thuật…Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nghành tâm lý: tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học y học, tâm lý học sưphạm, tâm lý học lưá tuổi, tâm lý học thương nghiệp, tâm lý học quân sự, tâm lý học thể thao, tâm lýhọc hàng không , tâm lý học quản lý …Nhưng, ngược lại tâm lý cũng có những tác động tiêu cực :-Do tự ám thị, do thất vọng trong cuộc đời… nên nhiều người sinh bệnh tâm thần, loét dạ dày, bệnhphổi ...Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương-- 16 -Anh hưởng xấu đến tâm tư nguyện vọng, sở thích, tính tình … của con người.Tóm lại : Tâm lý đã trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất, có tác dụng to lớn trongviệc điều chỉnh đời sống nội tâm của con người và có thể giáo dục, rèn luyện con người những phẩmchất tâm lý cần thiết.II. Ý THỨC1.Định nghĩaÝ thức là chức năng tâm lý cao cấp ở con người , giúp con người hiểu được các tri thức về thựctại khách quan nói chung mà người đó tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chínhbản thân người đó.Tâm lý cấp cao chỉ có ở con người: khi có ngôn ngữ mới xuất hiện ý thức, ý thức chỉ có ở conngười bởi vì chỉ có con người mới có ngôn ngữ. Ý thức là một hiện tượng tâm lý đặc biệt .2. Đặc điểm của ý thức- Ý thức bao gồm tòan bộ sự hiểu biết của con người với thế giới khách quan.- Ý thức bao gồm khả năng tách mình ra khỏi bản thân mình để nhận thức chính mình. (táchmình ra khỏi cái “Tôi” ). Xem thêm trang 235 cuốn “ Những bí ẩn trong tâm lý con người” của Đức Uy,nxb Đà Nẵng, 1988.- Ý thức bao gồm khả năng đặt ra mục đích cho hoạt động.- Ý thức bao gồm toàn bộ những quan hệ, thái độ của cá nhân đối với môi trường xung quanh vàbản thân mình.3. Vô thức là gì ?Là hình thức phản ánh hiện thực khách quan mà trong đó chúng ta không nhận thức được nhữnghoạt động đã thực hiện, mất khả năng định hướng đầy đủ về không gian và thời gian của hoạt động, mấtkhả năng điều chỉnh hành vi của mình bằng ngôn ngữ. Đó là hình thức thấp của sự phản ánh tâm lý.Các hành vi xẩy ra trong lĩnh vực vô thức :- Xẩy ra trong trạng thái con người không ý thức được một cách tự nhiên.- Xẩy ra trong trạng thái bệnh lý hoang tưỡng, ảo giác .- Xẩy ra do những kích thích dưới ngưỡng cảm giác gây nên.- Xẩy ra lúc đầu vốn là hoạt động có ý thức nhưng về sau do qúa trình lặp đi, lặp lặi nhiều lầnthành thói quen trở thành vô thức.* Trực giác: Hiện tượng này là sự vụt sáng của một tư tưỡng, một ý nghĩ, một giải pháp đúng đắntựa như có sự chuẩn bị trước .Hiện tượng vô thức là hiện tượng phản ánh tâm lý có vai trò to lớn trong đời sống nhưng khôngthể đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ đời sống của con người. Hoạt động có ý thức mới là hoạt độngchính, chủ đạo của con người.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 17 -III. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG LÝTừ bỏ các quan niệm:- Quan niệm định mệnh: Thông minh vốn sẵn tính trời.- Quan niệm duy tâm khách quan: coi tâm lý, ý thức là sự thể hiện của “ tinh thần tuyệt đối” lơlững trong không trung. “Nó” rơi vào ai người đó được hưỡng phúc hay chịu họa.- Quan niệm duy tâm chủ quan: Tâm hồn từ ”Cái tôi” trong con người phát ra.Từ bỏ mọi quan niệm nêu trên chuyễn sang tìm cơ sở vật chất của tâm lý ở trong nảo của Ph.A.Galơ. Đây là một mốc tiến bộ quan trọng trên đường nhận thức các hiện tượng tâm lý theo tư tưỡngduy vật (có từ thế kỷ thứ IV-TCN do bác sỹ thời cổ đại Hy Lạp Nê-mê-di đề xuất ).Tiếp theo là sự phát hiện của Đê-các: ông đã tìm ra cung phản xạ. Cơ chế diễn biến của cáchiện tượng tâm lý đơn giản trong hệ thần kinh trung ương.Tiếp đến là Sê-chê-nốp và Páp-lốp đã đưa học thuyết phản xạ đến chỗ hoàn chỉnh, sáng lập hẵnra một khoa học gọi là khoa học sinh lý thần kinh cao cấp. Nhờ đó tâm lý học đã khẳng định một nguyêntắc gọi là nguyên tắc thần kinh. Tức là các hiện tượng tâm lý được quy định bởi các kích thích kháchquan tác động vào cơ thể, và đồng thời được quy định bởi sự dẫn truyền các xung động thần kinh tươngứng, củng như bởi hoạt động tạo ra các đường liên hệ thần kinh tương ứng;vàbởi hoạt động tạo ra cácđường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu của phản xạ này với trung khu của phản xạ khác.Sau này Anôkhin (1898-1974) một học trò lỗi lạc của Páp-lốp đã phát hiện ra vòng phản xạ: Baogồm các khâu của cung phản xạ lẩn khâu thứ tự báo hiệu kết qủa của phản xạ, của hành động, đồng thờitập hợp tất cả những gì để chuẩn bị trước khi có phản xạ khác.Theo A. R. Luria phân loại các thuỳ thành ba khối trong não:- Khối 1: Là khối năng lượng bảo đảm cho não có một trương lực nhất định, có một độ tỉnh táonhất định.- Khối 2: Là khối thông tin: nhận, sữa và giữ thông tin từ thế giới bên ngoài vào các khu trongnão. Gồm các thùy ở nữa sau của bán cầu não trái như thuỳ thái dương, thùy gáy, thùy đỉnh đầu và thùyđỉnh nằm giữa ba thùy này.-Khối 3: Là khối điều khiển, điều chỉnh bảo đảm việc chương trình hóa, điều chỉnh và kiểm tra cửđộng, hoạt động. Bao gồm các thùy nằm trong nửa trước của bán cầu nảo, trong đó có miền trán.Ba khối này liên hệ chặt chẻ với nhau cùng tham gia thực hiện một hoạt động tâm lý này hay mộthoạt động tâm lý khácIV. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ CONNGƯỜI.1. Những nguyên tắc cơ bảnTuân theo những nguyên tắc của phương pháp biện chứng (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử)của Mác :- Nghiên cứu khách quan: trong sự biểu hiện tự nhiên của nó.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 18 -- Nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chúng với nhau (giữa các hiện tượng tâm lý) .- Nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của chúng. Bởi vì các hiện tượng tâm lý luôn luônthay đổi và phát triển.- Nghiên cứu trong điều kiện cụ thể và con người cụ thể .2. Các phương pháp nghiên cứua. Phương pháp quan sátQuan sát cần tuân theo những yêu cầu sau:- Quan sát trong những điều kiện bình thường (không phải đặc biệt )- Quan sát cần tiến hành trong điều kiện tiêu biểu.- Quan sát trong nhiều khiá cạnh.- Lập kế hoạch quan sát chi tiết.Tìm hiểu tâm lý con người thường dùng mắt, tai để quan sát:Cần chú ý cấu trúc của khuôn mặt, mắt, mũi, trán, miệng ,da, đôi bàn tay, hình dáng cơ thể ( hìnhtướng ) và ánh mắt, nụ cười, dáng điệu, tư thế, tác phong, nét đi dáng đứng, dáng ngồi, cách ăn mặc.Bên cạnh đó cần chú ý tới lới nói, cách dùng từ, phát âm, giọng điệu, ngữ điệu, âm điệu…và hành vi cửchỉ đi kèm.b. Phương pháp tiểu sửLà phương pháp mô tả con người như một nhân cách, một chủ thể hoạt động, thu thập và phântích các tài liệu có tính chất tiểu sử của một con người cụ thể như thư từ, nhật ký, các sáng tác văn học…Khi phân tích các bài thơ ,bài báo… người ta có thể hiểu được cách suy nghĩ, khả năng, sở thích,tính nết, quan điểm của người đó.Phương pháp này do S.Buller (người Đức) đề xướng vào đầu thế kỷ XX. Sau đó được các nhàtâm lý học của trường Đại học Leningrat hoàn chỉnh và phát triển.c. Phương pháp thực nghiệmLà phương pháp chủ động tạo ra những tình huống , yếu tố cần thiết để tìm hiểu được nhữngphản ứng, những diễn biến tâm lý của đối tượng.Có hai loại thực nghiệm :- Thực nghiệm tự nhiên: Tiến hành tổ chức trong những điều kiện tự nhiên, trong điều kiện bìnhthường. Nhiều khi người ta tham gia vào thực nghiệm cũng không biết mình tham gia thực nghiệm (tìmhiểu nhân viên, cán bộ…) .- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm :Sử dụng thiết bị đặc biệt trong phòng thí nghiệm, đốitượng biết rõ mình đang tham gia vào thực nghiệm.Ví dụ: Tri giác nhìn, người ta dùng dụng cụ đo các cử động của mắt hoặc dùng máy đo nhịp thởcủa tim…Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 19 -d. Phương pháp trắc nghiệm ( Test )Phục vụ cho mục đích thử nghiệm. Trắc nghiệm là phép thử để đo lường tâm lý.Ví dụ: Ngưòi ta có thể đưa ra nhiều bài tập nhỏ, hoặc một chuỗi những bài tập để cho đối tượnggiải bài tập. Dựa vào kết qủa đó người nghiên cứu sẻ đánh giá tâm lý của đối tượng.Phương pháp này được dùng để tuyển người, hướng nghiệp, dạy nghề v.v…e.Phương pháp dùng câu hỏiLà phương pháp dùng những bảng chứa những câu hỏi đặt ra cho một số lớn đối tượng nhằm thuthập ý kiến của họ (chủ quan).Có nhiều dạng câu hỏi. Ví dụ dạng câu hỏi đóng, tức là có nhiều câu trả lời để cho đối tượngchọn. Còn dạng thứ hai là dạng câu hỏi mở, tức là đối tượng trả lời như thế nào củng được.f. Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn, vấn đáp )Là phương pháp đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào cách trả lời của họ ta có thể hiểu được tâmlý của người được hỏi.Có bốn cách hỏi:- Hỏi trực tiếp- Hỏi đường vòng- Hỏi gián tiếp- Hỏi chặn đầu (giương bẫy)Khi hỏi cần xác định rõ mục đích , vấn đề cần tìm hiểu, có kế hoạch hướng, lái câu chuyện, phảilinh hoạt, không để lộ cho đối tượng biết mục đích nghiên cứu.(Phần IV : Dẫn theo tâm lý học, PGS, PTS. Trần văn Tiến, PTS. Thái Trí Dũng, Đại học Kinh tếTP. Hồ Chí Minh, 1994.)Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 20 -PHẦN II : CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝCHUƠNG I: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA CÁC QÚA TRÌNH TÂM LÝI. CẢM GIÁCCon người nhận thức các sự vật hiện tượng bắt đầu từ các thuộc tính bên ngoài như hình thù, màusắc, trơn, nhám… thông qua các giác quan. Nghĩa là cảm giác chỉ phản ánh trực tiếp các sự vật hiệntượng, nếu vắng chúng thì chúng ta không thể phản ánh được.Ví dụ: nhận biết quả cam (màu vàng hoặc xanh, trơn, có mùi thơm, hình cầu…)1. Định nghĩaCảm giác là quá trình tâm lý đơn giản nhất, phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các vật thểvà các trạng thái bên trong của cơ thể được nảy sinh do tác động trực tiếp của các kích thích bằng vậtchất lên các cơ quan cảm giác của con người.2. Đặc điểm- Phản ánh sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào con người, tác động vào cơ quan cảmgiác như mắt, tai, mũi, lưỡi, da.- Cảm giác chỉ phản ánh cái hiện tại những sự vật hiện tượng đang tác động đến ta lúc đó. Cảmgiác không phản ánh những cái thuộc về quá khứ hoặc trong tương lai.- Cảm giác không chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của đối tượng mà còn phảnánh cả những trạng thái bên trong của cơ thể.- Cảm giác không chỉ phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan mà cònphản ánh cả tình trạng bên ngoài của cơ thể.3. Phân loạiCó nhiều cách để phân loại, cách phâm loại sau đây dự chủ yếu vào nguồn kích thích từ bênngoài hay bên trong cơ thể (vị trí của nguồn kích thích). Ta có hai loại cơ bản:a. Cảm giác bên ngoài:Phản ánh những đặc tính của các sự vật và hiện tượng của môi trường bên ngoài.- Nhìn (thị giác): Cho ta biết được những thuộc tính về ánh sáng, màu sắc, hình thù của sự vậthiện tượng.- Nghe (thính giác): cho ta biết được những thộc tính về âm thanh.- Nếm (vị giác): cho ta biết được những thuộc tính về vị mặn, đắng, cay, ngọt, chua…- Ngửi (khứu giác): cho ta biết được những thuộc tính về mùi thơm, hắc, hôi, tanh…- Thông qua da (Mạc giác): cho ta biết được những thuộc tính về nhiệt độ, sức ép của vật vào da(cảm giác ép) sự đụng chạm của vật vào da (xúc giác), sự đau đớn do vật gây ra (cảm giác đau).Hai cảm giác đầu tiên (nhìn và nghe) là quan trọng nhất bởi vì thông qua hai cảm giác đó chophép con người bắt được những kích thích từ xa và có khả năng mở rộng môi trường tiếp xúc, giúp conngười phản ứng linh hoạt với môi trường.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 21 -Các phản ánh qua mắt và tai thường chiếm trên 80%. Tuy nhiên con mắt thì nhìn thấy tất cảnhưng nó lại không tự thấy nó (đây cũng là một điểm đáng lưu ý của cá nhân mỗi người khi nhìn nhậnđánh giá người và mình).b. Cảm giác bên trong:- Vận động: Là loại cảm giác do sự kích thích của các cơ quan thụ cảm ở cơ, gân và các khớpxương tạo nên.- Cảm giác thăng bằng: Cho ta biết phương hướng tương đối của cơ thể con người so với phươngcủa trọng lực, biết được hướng quay , gia tốc…- Cảm giác hữu cơ: Xuất hiện khi các tế bào thụ cảm của cơ quan bên trong bị kích thích. Cảmgiác hữu cơ thường do những tổn thương của các cơ quan bên trong.Các cảm giác đói, no, khát, sảng khoái, mệt mỏi, buồn ngủ, ngạt thở, buồn nôn, đau nhói, đau âmỉ, khó chịu cục bộ hay toàn phần v.v… Các cảm giác này mang tính chất chung, khó có thể xác định đượcvị trí của các cảm giác đó.4. Các quy luật cơ bản của cảm giáca. Nghưỡng cảm giác và độ nhạy cảm giác:Không phải bất kỳ tác nhân kích thích nào tác động lên các cơ quan cảm giác của chúng tađều gây nên cảm giác đó. Muốn gây nên được các cảm giác thì các tác nhân kích thích cần phải có mộtlực nhất định. Tính nhạy cảm tuyệt đối của một cơ quan cảm giác nào đó biểu hiện bằng độ lớn củangưỡng thấp nhất của cảm giác.+ Ngưỡng thấp nhất của cảm giác là trị số tối thiểu hay lực kích thích có thể có để gây nên trongcơ quan phân tích một sự hưng phấn thần kinh đủ làm xuất hiện cảm giác.+ Ngưỡng cao nhất của cảm giác là trị số tối đa của kích thích mà kích thích mạnh hơn sẽ khônggây nên cảm giác về kích thích đó nữa (nghe các âm thanh nhỏ lớn).Mỗi người trị số ngưỡng thấp nhất và cao nhất cũng khác nhau. Con người bình thường có thểnghe được khoảng 20.000 dao động trong một giây, còn người già khoảng 15.000 dao động trong mộtgiây.+ Tính nhạy cảm của cảm giác biểu thị ở ngưỡng cảm giác:- Trị số của ngưỡng thấp nhất càng nhỏ thì tính nhạy cảm càng cao.- Tính nhạy cảm tuyệt đối càng rộng thì càng tốt. Độ rộng của tính nhạy cảm được minh họa bằngsơ đồ tương đối sau :A2 A1ABB1B2----*-----*-----*----*--------*--------*------OO’Ví dụ: Trị số nhạy cảm của người A là: ABTrị số nhạy cảm của người A1 là: A1B1Trị số nhạy cảm của người A2 là: A2B2Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 22 -Suy ra: Người A2 có độ nhạy cảm tốt nhất.Ngưỡng cảm giác biến đổi theo lứa tuổt, theo tính chất hoạt động, theo trạng thái chức năng củacơ thể, độ kéo dài và độ mạnh của kích thích.+ Ngưỡng sai lệch (có thể gọi là ngưỡng phân biệt) của cảm giác:Đó là độ lệch tối thiểu về cường độ của hai tác nhân kích thích cùng loại mà con người có thể cảm giácđược.Trị số của ngưỡng sai lệch càng nhỏ thì khả năng phân biệt của cơ quan phân tích để phân biệtcác kích tích càng cao.Ví dụ: Phân biệt hai vật nặng (trọng lượng)Ngưỡng sai lệch cũng thay đổi tùy theo từng người, từng lúc và từng loại cảm giác. Năng lực biếtđược sự khác nhau giữa các kích thích gọi là tính nhạy cảm sai lệch (phân biệt). Tính sai biệt thay đổikhi trị số kích thích thay đổi.Theo công thức của Veber - Fecner:Hiệu số cường độK= ----------------------------------------Cường độ kích thích yếu hơnTrong đó: K là hằng số ngưỡng sai lệchCông thức này chỉ có tính tương đối vì độ lệch vừa đủ để cảm giác luôn luôn thay đổi.Kết luận:Ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác cho ta biết được các tác nhân kích thích phải cócường độ tối thiểu và tối đa như thế nào để có thể gây nên cảm giác. Mặt khác, ngưỡng cảm giác và tínhnhạy cảm có thể thay đổi được nhờ qúa trình luyện tập và tuân theo những quy luật nhất định.b. Tính thích ứng của cảm giácLà sự tăng hay giảm tính nhạy cảm của cảm giác (do các cơ quan phân tích của cảm giác), do kếtqủa của sự tác động liên tục hoặc kéo dài của các tác nhân kích thích.Hiện tượng này bao gồm các biến dạng sau đây:- Hoàn toàn dập tắt cảm giác khi kích thích tác động kéo dài. Chẳng hạn: Sau một thời gian ởtrong môi trường có mùi khó chịu thì cảm giác về mùi đó sẽ mất đi.- Tính nhạy cảm bị giảm xuống khi kích thích tác động rất mạnh. Chẳng hạn : chúng ta sẽ khôngphân biệt được các vật thể khi chuyển từ bóng tối ra ánh sáng hoặc ngược lại.Nếu cảm giác của con người giảm xuống rất nhiều thì cảm giác đó có thể trở nên chai sạn. Và,do vậy con người có thể chịu đựng được những điều kiện lao động không bình thường mà những ngườikhông quen không thể chịu đựng nỗi trong một phút.Tóm lại:Tính thích ứng của cảm giác là quy luật khách quan có thể xem xét nó vừa ở dạng vật lý vừa ởdạng tâm lý. Nhờ có tính thích ứng này mà con người có thể thích nghi với mọi điều kiện của môi trườngHoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 23 -sống (cho phép) và nhờ đó con người hoạt động có kết quả. Tính thích nghi là một quy luật cảm giác tựtạo. Nó được rèn luyện và hình thành trong hoạt động thực tiễn.c. Tính cảm ứng qua lại của cảm giácSự tăng tính nhạy cảm của cơ quan phân tích do tăng khả năng hưng phấn của võ não dưới ảnhhưởng của hoạt động đồng thời của các cơ quan phân tích gọi là sự cảm ứng của cảm giác.Biểu hiện:Việc tăng hoặc giảm tính nhạy cảm do những cảm giác xuất hiện đồng thời hoặc trước đó:- Sự tăng cường cảm giác (nét phấn trên bảng đen hoặc trên bảng nhạt)- Hiện tượng át cảm giác (lúc đau tay này lấy tay kia cầm thật chặt thì chúng ta cảm thấy đỡ đauhơn).(*) Loạn cảm giác:Là sự xuất hiện một cảm giác đặc trưng cho một cơ quan phân tích này dưới ảnh hưởng của mộtcơ quan phân tích khác. Khi có một kích thích gây nên cảm giác này thì cảm giác kia cũng đồng thờixuất hiện.Ví du: Thính giac – Thị giácTrong lúc nghe âm thanh lại xuất hiện những hình ảnh của thị giác- Do kinh nghiệm tri giác trước đây về đối tượng. Đây là hiện tượng hướng tâm thể trong cảmgiác.- Do trạng thái tâm lý, sinh lý lúc ta cảm giác. Chẳng hạn người đang mệt mỏi.- Do tác động của lời nói đối với những người hiểu lời nói. Chẳng hạn khi chúng ta nghe kể vềbiển, người đó hiểu sẽ hình dung ra biển cả…Kết luận:+ Cần hiểu được năng lực của cảm giác thực sự của con người nói chung và của mỗi người nóiriêng để phát triển tới mức tối đa, làm cho con người thích ứng cao nhất trong hoạt động chuyên môn vàđời sống sinh hoạt.+ Muốn làm cho con người hiểu được điều gì trước hết phải tác động vào cảm giác. Đó là cơ sởcủa nguyên tắc trực quan trong dạy học. Còn trong cuộc sống muốn cho mình có được uy tín thì cần thểhiện bằng công việc cụ thể.+ Cảm giác có thể rèn luyện được bằng hoạt động thực tiễn.II. TRI GIÁC1. Khái niệm chungTri giác là sự phản ánh trong ý thức con người những vật thể và hiện tượng của hiện thực khichúng tác động trực tiếp lên các cơ quan cảm giác.Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 24 -Với cảm giác là cái phản ánh những tính chất, những đặc tính của vật thể còn tri giác phản ánhvật thể nói chung, trong tổng thể các đặc tính của vật thể đó và trong sự kiện liên hệ lẫn nhau của cácđặc tính đó.Tri giác – không phải là tổng số, một phép cộng đơn thuần các cảm giác nhận được từ một vậtthể nào đó mà là sự phản ánh một trình độ mới về chất của sự nhận thức bằng cảm giác với những đặcđiểm riêng của nó.Ví dụ: Tri giác là quả táo (…)Tri giác luôn luôn được bổ sung ở một mức độ nào đấy bởi quan niệm sẵn có và cả những kinhnghiệm trước đây.2. Những đặc điểm quan trọng của tri giáca. Tính vật thể:Khi ta tri giác một vật thể nào đó (cái bàn, cái ghế, cuốn sách v.v…) ta nhận thức chúng khôngphải như một sự rung động tâm lý chủ quan mà là như một vật thể khách quan tồn tại ngoài chúng ta.Vật thể là cái mà nó vốn có.Trong cuốn Mác và Ăng ghen toàn tập xuất bản lần thức hai, tập 23, trang 82 có viết :”sự tácđộng bằng ánh sáng của một vật thể lên dây thần kinh thị giác sẽ được tri giác không phải như một sựhưng phấn chủ quan của chính dây thần kinh thị giác mà là như một hình dáng khách quan của vật thểnằm ở ngoài mắt” .b.Tính toàn ve(nTri giác khác cảm giác ở chỗ nó phản ánh trọn vẹn sự vật hiện tượng. Các thuộc tính thành phầntạo nên vẻ toàn vẹn được tác động đồng thời hay lần lượt lên cùng một cơ quan hay các cơ quan phântích khác nhau của cảm giác.Ví dụ:Khi chúng ta tri giác một cuộc đấu thể thao thì các kích thích thị giác, thính giác cùng tác độngmột lúc.c. Tính không đổiMặc dù có tính biến dạng rất lớn của các điều kiện (độ chiếu sáng, khoảng cách, vị trí trongkhông gian…) nơi xảy ra quá trình tri giác. Nhưng, vật thể mà ta tri giác có một tính chất cố định (tínhkhông đổi) về hình dáng, độ lớn, màu sắc… Khi ta tri giác nhiều lần cùng một vật thể thì các lần tri giácthường là giống nhau, thậm chí không nhận thấy sự khác biệt nhau giữa các lần tri giác. Chẳng hạn:chúng ta quan sát các vận động viên bóng đá.d. Tính có ý nghĩaHình ảnh mà ta tri giác luôn gắn với một ý nghĩa nào đó tương ứng với vốn kinh nghiệm của ta.Ngay cả những vật thể mà hình ảnh của nó chưa hề có trong kinh nghiệm thì chúng ta vẫn cố gắng ghinhận nó giống với một đối tượng quen biết. (xem thêm cuốn “Những bí ẩn trong tâm lý con người” củaĐức Uy, Nxb Đà Nẵng, 1988, trang 141).Hoàng Đức LâmKhoa Sư PhạmTâm lý học đại cương- 25 -e. Tính lựa chọnThực chất đây là một quá trình phân rõ đối tượng từ trong bối cảnh. Chúng ta càng phân biệt rõcác thuộc tính khác nhau của đối tượng thì chúng ta càng tri giác rõ hơn.Ví dụ:Khi trình bày đồ dùng trực quan, các hình vẽ, sơ đồ v.v… cần phải làm nổi rõ những dấu hiệuquan trọng bằng các hình thức khác nhau (màu sắc, hình khối…)Hình ảnh thu nhận được phụ thuộc vào hai nguyên nhân sau đây:- Nguyên nhân khách quan:Đặc điểm của vật kích thích như cường độ, sự chuyển động, sự tương phản và các đặc điểmbênngoài khác như độ chiếu sáng của vật, khoảng cách tri giác v.v…- Nguyên nhân chủ quan:Phụ thuộc vào quan niệm sẵn có của chúng ta về đối tượng đó như thái độ, hứng thú… Thái độnày phụ thuộc vào ý nghĩa của đối tượng đối với con người.f. Tổng giácLà một quá trình tri giác trong đó chủ thể huy động toàn bộ vốn kinh nghiệm của mình đã tíchlũy được. Và, thái độ của mình để nhận biết sự vật hiện tượng. Kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọngđể chúng ta kết thúc tri giác nhanh chóng.Tri giác vật thể của những người khác nhau thường là không giống nhau, do họ có mục đích, chíhướng, trạng thái tâm lý, kinh nghiệm, kiến thức, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, ước ao, đặc điểm cánhân khác nhau.Kết luận sư phạmTrong quá trình hướng dẫn học sinh tri giác các sự vật hiện tượng, giáo viên cần huy động vốnsống, vốn kinh nghiệm của học sinh vào để tri giác sự vật, hiện tượng đó. Nếu kinh nghiệm đóng vai tròtích cực trong việc tri giác thì ta gọi là tâm thế. Tâm thế là sự thống nhất và hoàn chỉnh giữa tác độngchủ quan và khách quan giúp con người tri giác nhanh chóng. Còn kinh nghiệm không chính xác, tri giácsẽ sai lầm. Đó cũng chính là cơ sở định kiến và chụp mũ nhau trên các phương diện.Tóm lạiNhững đặc điểm của tri giác đều mang tính quy luật. Dựa vào đó ta có thể tri giác nhanh chóngchính xác các vật thể, đồng thời có thể vận dụng những quy luật này vào đời sống thực tiễn và hoạtđộng chuyên môn .3. Phân loạia. Tri giác các thuộc tính không gian của sự vật hiện tượng:Loại tri giác này cho ta biết được hình dáng, độ lớn nhỏ, vị trí gần hay xa, tính khối của đốitượng v.v…+ Tri giác hình khối, độ lớn, hình dáng của vật thể:Hoàng Đức LâmKhoa Sư Phạm