So sánh cá rô đầu vuông và cá rô đầu nhím

10/06/2019 13:09

Cựu chiến binh Trần Văn Yên (Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời) có 6 năm gắn bó với con cá bổi. Do những năm gần đây giá cá bổi liên tục bấp bênh nên vụ cá vừa qua ông mua cá rô đầu nhím về nuôi trong 3 ao. Với diện tích hơn 4 ngàn mét vuông ông thả 800 kg cá giống (mỗi kg từ 150-200 con, giá 80 ngàn đồng/kg). 

So sánh cá rô đầu vuông và cá rô đầu nhím
Thương lái thu mua cá rô đầu nhím loại 1 chỉ 30-32 ngàn đồng/kg.

Ông Yên chia sẻ: “1 vụ cá bổi có thể nuôi được 3 vụ loại cá rô đầu nhím. Vì thời gian nuôi ngắn, chỉ hơn 2 tháng, nếu có lỗ 1 vụ thì mình cũng có thời gian để xoay vụ khác. Cá rô đầu nhím tương đối dễ nuôi, nhưng phải định kỳ bón vôi phòng bệnh trong ao nuôi cá, thường xuyên thay nước thì tỷ lệ cá sống đạt trên 70%”.

Sau hơn 2 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình từ 5-15 con/kg, ông Yên thu hoạch hơn 22 tấn cá thương phẩm. Thương lái đến tận nơi thu mua với giá 30-32 ngàn đồng/kg cá loại 1, từ 5-8 con/kg; Cá loại 2, từ 9-12 con/kg, giá 25-29 ngàn đồng/kg; Loại dưới 12 con/kg hoặc cá không đạt về mẫu mã 17-20 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Yên thu lãi hơn 120 triệu đồng.

Vụ cá mới được ông thả nuôi hơn 20 ngày. Nhìn bầy cá phát triển tốt nhưng ông Yên lại trăn trở: “Nhờ đi nhà người quen nên tôi mới biết đến mô hình nuôi cá rô đầu nhím hơn 1 năm nay. Lúc trước, cá thương phẩm có giá 35-36 ngàn đồng/kg nhưng nay giảm còn 31-32 ngàn đồng/kg là cao nhất. Chi phí đầu tư con giống, thức ăn lại cao. Do trong tỉnh chưa có cơ sở tự sản xuất được cá giống nên phải mua từ các tỉnh trên vận chuyển về đây. Trung bình 1 kg cá sẽ tốn 1,2 kg thức ăn, mỗi bao thức ăn 25 kg có giá 370 ngàn đồng".

Từ tháng 4/2019-4/2021, xã Khánh Bình là địa phương được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đầu tư dự án “Nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm” tại ấp Rạch Cui và Ấp 4 với 14 hộ tham gia trên diện tích 1,3 ha. Tổng nguồn vốn hơn 1,5 tỷ đồng, trong đó, vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân 200 triệu đồng, vốn tự có của các hộ tham gia dự án là 640 triệu đồng, vốn đại lý thức ăn đầu tư hơn 670 triệu đồng.

Mật độ thả nuôi trung bình 40 con/m2, thời gian nuôi từ 70-80 ngày/vụ. Thời gian thực hiện dự án 24 tháng với 5 vụ nuôi. Nếu tính với giá 36 ngàn đồng/kg, bình quân mỗi hộ sau vụ nuôi sẽ lãi 62 triệu đồng. Như vậy, sau 5 vụ nuôi, mỗi hộ sẽ lãi 311 triệu đồng.

Ông Huỳnh Việt Tường (Ấp 4, xã Khánh Bình) là một trong những hộ đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu nhím. Qua 2 vụ nuôi trước, do cá rô có giá nên ông Tường lãi hơn 100 triệu đồng. Sau khi tham gia dự án nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm, ông Tường được vay 15 triệu đồng để đầu tư cho vụ nuôi tiếp theo. Hiện ông Tường đang nuôi 4 ao cá rô đầu nhím với diện tích 2.500 m2 và chuẩn bị thu hoạch.

Ông Tường chia sẻ: “Cá rô đầu nhím thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên lớn nhanh, ít bệnh tật. Nhưng do không quyết định được con giống nên tỷ lệ cá phát triển không đồng đều và bị tật cũng khá cao, thương lái thu mua sẽ ép giá xuống loại dạt, chỉ 17-20 ngàn đồng/kg. Hiện nay, cá loại 1 cao nhất cũng chỉ 32 ngàn đồng/kg. Nhưng tỷ lệ cá được thương lái thu mua đạt loại 1 trong một ao chỉ khoảng 30%, còn lại là cá loại 2, loại 3. Với chi phí đầu tư như hiện nay, nếu giá cá thấp hơn nữa thì người nuôi sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ”.

Anh Lê Gia Đạt, thương lái thu mua cá rô đầu nhím (Ấp 4, xã Khánh Bình) lý giải: “Tôi đi thu mua cá rô đầu nhím trong hộ nuôi, sau đó bán lại cho lái khác, hoặc bỏ mối cho các chợ. Do là cá nuôi nên thị hiếu người mua chọn cá đều, đẹp, không bị trầy xước, dị tật, vì vậy khi mua tôi phân loại cá kỹ. Hơn nữa, ở Cà Mau loại cá này được nuôi khoảng 2 năm nay và số hộ nuôi ngày một nhiều hơn nhưng đa số chỉ được vận chuyển tiêu thụ trong tỉnh chứ chưa có thị trường rộng hơn nên giá cá có phần sụt giảm”.

So với cá bổi thì mô hình nuôi cá rô đầu nhím có nhiều lợi thế hơn. Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Nguyễn Hữu Tài cho biết: “Cá rô đầu nhím thừa hưởng những ưu điểm giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng và chất lượng thịt lại thơm, ngon hơn cá rô đầu vuông, nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian gần đây cá rô đầu nhím rớt giá, thương lái làm khó hơn khi mua. Hơn nữa, loại cá này không thể chế biến làm khô hay làm mắm như cá rô đồng mà chỉ bán cá tươi trong tỉnh nên giá trị không cao và đầu ra không ổn định. Thời điểm này xã đang thực hiện dự án nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm nhưng với giá cá hiện nay những hộ nuôi đang rất lo lắng. Nếu loại thuỷ sản này tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định hơn và xuất khẩu được thì đây sẽ là tín hiệu rất đáng mừng, giúp nông dân yên tâm sản xuất”./.

Thảo Mơ

Cá rô nhím không chỉ dễ thích nghi mới mọi điều kiện khí hậu mà còn lớn rất nhanh, giá thành cao và hiệu quả kinh tế nên được nhiều địa phương lựa chọn nuôi. Mặc dù dễ nuôi nhưng cũng cần đảm bảo đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả. Chính vì vậy chúng tôi xin giới thiệu tới bạn kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím chi tiết nhất, qua đó chủ động áp dụng, giúp cá sinh trưởng nhanh và hạn chế tối đa được dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống cho cá.

Đặc điểm của cá rô đầu nhím

Đa phần mọi người thường chỉ biết đến cá rô đồng chứ ít nghe tới cá rô đầu nhím. Đây chính là con lai tạo giữa cá rô đồng và loại cá rô đầu vuông, loại cá này thừa hưởng hết những ưu điểm của 2 loại trên tốc độ tăng trưởng của cá cũng nhanh hơn. Đặc biệt thịt của cá rô đầu nhím rất thơm và ngon hơn, đem lại giá trị cao hơn cho người nuôi.

So sánh cá rô đầu vuông và cá rô đầu nhím

Thêm vào đó, cá rô đầu nhìm còn có khả năng thích nghi cực kỳ tốt với môi trường khắc nghiệt. Dù là ở vùng miền nào, địa hình nào thì cá cũng đều thích nghi và phát triển tốt. Đó cũng là lý do mà mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong những năm gần đây đang dần lan rộng, nhân rộng và trở thành nguồn thu nhập lớn cho người nông dân.

Theo khảo sát thực tế thì một vụ nuôi cá rô đầu nhím chỉ mất tầm 2-3 tháng nên nếu 1 năm có thể thu hoạch được 3-4 đợt. Tuy nhiên để có thể thu được hiệu quả kinh tế tốt từ việc nuôi cá rô đầu nhím thì bạn cần tiến hành đúng theo kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím hiệu quả. Bao gồm từ khâu chuẩn bị ao hồ nuôi, chọn giống, thả giống cho đến chăm sóc, quản lý và thu hoạch…

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím

Môi hình nuôi cá rô đầu nhím đúng kỹ thuật được tiến hành như sau:

Chuẩn bị ao/bể nuôi cá rô đầu nhím

Kể cả cho dù cá rô đầu nhím có dễ nuôi nhưng cũng cần đảm bảo ao nuôi đạt yêu cầu để cá sinh trưởng tốt và tránh bệnh tật. Tùy theo nhu cầu và điều kiện mà tạo các ao có diện tích phù hợp, cải tạo ao bùn đất cho tốt rồi mới thả giống cá. 

Nếu như bạn không có ao sẵn thì cũng có thể tạo các ao lót bạt chống thấm để nuôi cũng rất tốt. Bạn đào ao theo kích thước chuẩn bị sẵn, sau đó trải bạt chống thấm HDPE lên toàn bộ đáy ao và các thành ao, tiến hành cố định chặt, không để hở, đảm bảo đáy ao bằng phẳng. Nuôi cá rô đầu nhím trong ao lót bạt vừa sạch mà còn đảm bảo môi trường nước, cân bằng pH, đảm bảo oxy để cá lớn nhanh, hạn chế bệnh tật, dễ thu hoạch…

Chọn cá rô đầu nhím giống và thả cá

Sau khi ao nuôi đã chuẩn bị tốt thì tiếp đến là khâu chọn cá giống. Bạn nên ưu tiên chọn cá giống có kích cỡ đều nhanh, cá khỏe, bơi nhanh, không bị dị tật. Cá giống tốt nhất cỡ khoảng 150 – 200 con/kg là phù hợp, không nên mua cá quá bé sẽ khó thích nghi.

So sánh cá rô đầu vuông và cá rô đầu nhím

Cá giống mua về cần phải tắm cá để loại bỏ hết kí sinh trùng cũng như tăng tỉ lệ sống cho cá giống rồi mới thả xuống ao. Chọn thời điểm mát mẻ hoặc buổi chiều mát để thả cá vào ao, tránh thả khi trời nắng nóng hoặc mưa to.

Chăm sóc, cho cá cá rô đầu nhím ăn

Kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím cho cá rô đầu nhím ăn thức ăn tự chế hoặc là cám công nghiệp đều được. Tuy nhiên nếu cho ăn cám công nghiệp thì cần đảm bảo hàm lượng đạm tối thiểu 30% so với mức nước, chọn cám viên kích cỡ phù hợp theo tuổi cá. Còn cám tự chế ép thành viên nổi cho cá ăn. 

Khi cho cá ăn thì cho ăn từ từ, tránh cho quá nhiều cá ăn không hết rất lãng phí. Cho ăn làm 2 bữa và đúng giờ, còn nếu cá lớn hơn thì giảm xuống 1 – 2% là đủ.

Quản lý theo dõi ao nuôi cá rô đầu nhím

Theo Kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím đúng tiêu chuẩn bạn cần bón vôi và thay nước thường xuyên để phòng bệnh cho cá, hạn chế dịch bệnh và giúp cá phát triển. Sau mỗi lần cấp nước thì bón thêm vôi, cách 10 ngày thì trộn men tiêu hóa cùng vitamin C vào thức ăn của cá để cá lớn nhanh hơn.

Tiến hành thu hoạch cá rô đầu nhím

Khoảng 2-3 tháng sau nuôi cá lớn là bạn có thể thu hoạch. Lúc này cá đạt kích thước tầm 5 tới 7con/kg là thu hoạch toàn bộ được.

Lưu ý khi nuôi cá rô đầu nhím

Đối với những trường hợp muốn tạo ao lót bạt chống thấm để nuôi cá rô đầu nhím thì bạn nên chú ý lựa chọn mua bạt lót chất lượng và chính hãng. Loại bạt này được làm từ nhựa nguyên sinh PE rất bền, dẻo, cứng, tuổi thọ hàng chục năm, thậm chí nó còn được xem là giải pháp tốt nhất trong việc cá rô đầu nhím, tốt hơn nhiều so với cá trong ao đất.

Công ty Sunco Việt Nam là địa chỉ sản xuất và phân phối bạt lót ao nuôi cá rô đầu nhím chất lượng, giá tốt nhất mà bạn nên chọn. Ngoài ra bạn còn được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím chuẩn xác, tư vấn cách chăm sóc để đem lại lợi nhuận cao. Nếu còn gì băn khăn cần giải đáp, xin liên hệ hotline: 0989.999 219 (Call/Zalo)

Xem thêm và đặt hàng bạt lót hồ cá tại: https://suncogroupvn.com/bat-lot-ho-ca/