So sánh các nguyên tắc trọng tài và tòa án

Tòa án nhân dân và Trọng tài đều là các thiết chế tài phán ở Việt Nam hiện nay, đều có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh ở các lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, các thiết chế này đều có những đặc trưng riêng.

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên đồng ý rằng một bên thứ ba trung tập sẽ ban hành một quyết định có căn cứ pháp lý sau khi các bên đã có cơ hội trình bày vụ tranh chấp của mình.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một phương thức thay thế cho tố tụng tại Tòa án, nhưng giống như tố tụng tại Tòa án, quyết định (phán quyết) được ban hành trong tố tụng trọng tài có tính chất ràng buộc các bên giống như quyết định do thẩm phán tòa án đưa ra. Vì trọng tài tách khỏi hệ thống công quyền truyền thống, các bên phải lựa chọn trọng tài một cách rõ ràng.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Được đảm bảo tuân theo trình tự. thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và bản án của Tòa án sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án với trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về dân sự, thương mại và các quy định pháp luật khá có liên quan.

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.


1. Ưu điểm và nhược điểm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án

1.1. Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp nói chung không bị bó hẹp như ở Trọng tài. Ngoài ra thì chi phí để giải quyết ở Tòa án sẽ rẻ hơn.

– Phán quyết của Tòa án, một cơ quan quyền lực nhà nước được bảo đảm thi hành bởi các cơ quan thi hành án. Vì Tòa án là cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp.

– Bởi vì có hai cấp xét xử, cho nên khi các bên đương sự cảm thấy chưa đồng ý với quyết định ở cấp sơ thẩm của Tòa án thì các bên sẽ có quyền phúc thẩm. Và nếu có những tình tiết mới gây thay đổi thì các bên cũng có thể yêu cầu thực hiện thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

1.2. Nhược điểm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án

– Tố tụng tòa án phải trải qua nhiều bước nên thường mất thời gian hơn.

– Việc xét xử của tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự mà còn có ý nghĩa giáo dục việc tuân theo pháp luật. Do vậy, hầu hết các phiên tòa đều được tiến hành công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng. Điều này dẫn đến khó khăn khi bảo vệ các thông tin bí mật kinh doanh.

– Tố tụng Tòa án là một thủ tục không mềm dẻo và linh hoạt. Các thủ tục bị cứng nhắc và phải tuân theo luật định, điều đó gây nên một số trì hoãn khi các công tác xét xử không được trôi chảy, gây ra sự không đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên tranh chấp.

So sánh các nguyên tắc trọng tài và tòa án
Hình minh họa. So sánh ưu, nhược điểm của Tòa án và Trọng tài thương mại


2. Ưu điểm và nhược điểm khi giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

2.1. Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

– Hoạt động trọng tài chỉ được thực hiện và ra quyết định chung thẩm. Có nghĩa là thay vì phải qua các cấp xét xử khác nhau, từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm thậm chỉ còn có giám đốc thẩm và tái thẩm thì đối với quyết định của Trọng tài sẽ được coi là quyết định chung thẩm và không có xét xử lần thứ hai và cũng không có quyền kháng cáo. Như thế đồng nghĩa với việc thủ tục của Trọng tài là tinh gọn hơn so với Tòa án

– Do không mang tính nghi thức nên địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt hơn hoặc sẽ do các bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì do Hội đồng trọng tài quyết định.

– Trong khi tố tụng trọng tài thì mọi tình tiết và kết quả không được công bố (nếu không có sự chấp thuận của các bên). Xuất phát từ nhu cầu phải bảo vệ bí mật nghề nghiệp mà pháp luật không buộc các phiên họp xét xử trọng tài phải công khai. Quyết định của trọng tài cũng sẽ được giữ bí mật, không công khai nếu các bên không có yêu cầu.

2.2. Nhược điểm khi giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

– Phán quyết trọng tài khác với phán quyết tòa án, nó không có một thể chế bảo đảm thực hiện. Và ngoài ra, phán quyết của trọng tài có thể bị Tòa án có thẩm quyền hủy nếu vi phạm các điều kiện luật định và khi bị hủy thì các bên phai tiến hành tố tụng lại từ đầu. Việc thực hiện quyết định của trọng tài là sự lựa chọn của các bên.

– Trọng tài viên thì có thể tùy nghi áp dụng hay không áp dụng các quy tắc chặt chẽ của pháp luật chẳng hạn như quy định về chứng cứ hoặc không áp dụng các án lệ, tiền lệ pháp – là một trong những kho tàng kinh nghiệm tích lũy từ bao đời trong lập pháp và xét xử.

– Mức phí đối với Trọng tài rất cao. Thắng hay thua vụ kiện thì sau khi trọng tài kết thúc, bên thắng cuộc vẫn phải làm đơn đến Tòa để đề nghị công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài và để làm đơn đến Tòa thì vẫn phải thanh toán án phí cho việc đó.