So sánh cmdcts kiểu cũ và cmdcts kiểu mới năm 2024

- Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tạo ra những tiền đề KT – CT cho CM XHCN.

+ Phát triển sức sản xuất lên cao (yêu cầu xã hội hoá tư liệu sản xuất) làm cho sức sản xuất >

+ Tạo ra những cơ sở vật chất – kĩ thuật để xây dựng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.

2. Nga là chế độ đế quốc phong kiến quân phiệt – là nơi tập trong cao độ các mâu thuẫn của CNĐQ:

- Mâu thuẫn giữa VS >< TS;

- giữa ĐQ >< ĐQ (Nga ở trong khối Hiệp ước >< khối Liên minh),

- ĐQ >< thuộc địa (nước Nga là nhà tù của các dân tộc).

- Ngoài ra còn GCND >< địa chủ phong kiến.

3. Năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ:

- Cuộc chiến tranh đế quốc làm cho nước Nga suy sụp về kinh tế, thất bại về quân sự; khủng hoảng về chính trị.

- Quần chúng nổi dậy đấu tranh và có đủ khả năng lật đổ chế độ thống trị, Nga hoàng bất lực.

4. Nước Nga có chính đảng vô sản kiểu mới: Đảng Bôn sê vích có đường lối cách mạng đúng đắn, đưa ra khẩu hiệu “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.

5. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền (chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản lên cao); làm cho các thế lực đế quốc không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.

II. Diễn biến

1. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

  1. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai

* Diễn biến

- Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat (nay là Xanh Pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố.

- Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của Nga hoàng.

+ Lãnh đạo: Đảng (B) lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ tranh.

+ lực lượng tham gia: công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách mạng).

* Kết quả:

- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ

- Hình thành cục diện hai chính quyền song song tồn tại:

+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết). Cùng thời gian, GCTS cũng thành lập Chính phủ lâm thời.

* Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

* Đặc điểm chủ yếu diễn biến cách mạng:

- Hình thức: từ bãi công biểu tình của công nhân chuyến sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng. Và sau khi chính phủ Nga hoàng bị lật đổ đã diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản. Kết quả:

- Thời gian: Cách mạng diễn ra hết sức nhanh chóng: chỉ trong vòng hai ngày: 26 và 27 .2, công nhân và binh lính cách mạng đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat; lật đổ chính phủ Nga hoàng đang nắm trong tay LLVT 14 triệu binh lính và mạng lưới cảnh sát, mật vụ khổng lồ.

- Phạm vi: Thủ đô => cả nước

- Lãnh đạo: Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.

  1. Cách mạng tháng Mười

* Nguyên nhân:

Chủ trương của Lê nin và Đảng (B) – Luận cương tháng Tư – Đường lối?

* Diễn biến:

-Hình thức, mục tiêu đấu tranh: Đấu tranh vì hoà bình nhằm tập hợp quần chúng => khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Khởi nghĩa vũ trang:

+ ở Thủ đô:

Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô.

Đến 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Ngày 25/10 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười. Khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi. Sau Pê-tơ-rô-grat là thắng lợi ở Mát-xco-va.

* Đầu 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn.

* Nguyên nhân thành công:

- Đảng (B) và Lê nin đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn.

- Sức mạnh của khối đoàn kết công – nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản đã đưa đất nước vượt qua cơn thử thách nguy hiểm, đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đập tan sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong nước.

* Tính chất:

- Lãnh đạo CMT10 Nga là do GCVS đứng đầu.

- LLTG: bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp nhưng động lực chủ yếu là công – nông – binh.

- Kết quả: Chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn, đạp tan cách áp bức bóc lột của phong kiên, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động, đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, tiến lên CNXH.

\=> CM XHCN.

II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết

1. Tình hình sau thắng lợi của Cách mạng tháng mười năm 1917

- Nước Nga Xô viết còn non trẻ, nhiệm vụ đầu tiền và quan trọng nhất là xây dựng và củng cố chính quyền mới. Khắc phục nền kinh tế hết sức khó khăn do lâm vào cuộc chiến tranh thế giới.

- Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn Bạch vệ trong nước tấn công can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô viết trong đó nước Đức là kẻ thù chính. Tình thế hết sức nguy ngập.

2. Những chủ trương để xây dựng chính quyền Xô viết, chống thù trong giặc ngoài

* Ngay trong đêm 25/10/1917, tuyên bố nước Nga là nước Cộng hoà Xô viết của công – nông, thành lập Chính phủ Xô viết do Lê nin đứng đầu.

- Thông qua Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.

- thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

- thành lập Hồng quân để bào vệ chính quyền cách mạng.

* năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động nhân lực và của cải cho xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Nội dung chính sách:

+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp

+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân

+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động

3.Kết quả

- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

- Ngày 3/3/1918, chính phủ Xô viết ký với Đức Hoà ước Bret-litop, đình chiến, chịu những điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hoà hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hoà bình xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước.

Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của các đế quốc và bon Bạch vệ - Nhà nước Xô viết đã giữ vững và bảo vệ thành quả.

* Vì sao chính quyền Xô viết thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến?

1. Nguyên nhân: Sau CMT10, nước Nga gặp nhiều khó khăn về KT - CT

- Cuối 1918, QĐ 18 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.

- Để chống thù trong giặc ngoài, đầu 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến.

2. Nội dung chính sách

- Nhà nước độc quyền lúa mì, cấp tư nhân buôn bán lúa mì. Từ tháng 1/1919 ban hành chính sách Trưng thu lương thực thừa của nông dân theo nguyên tắc “không thu một chút gì của dân nghèo, thu của trung nông với mức vừa phải và thu nhiều của phú nông”.

- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân để quản lý, điều hành sản xuất công nghiệp và nền kinh tế quốc dân.

- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động

- Tiến hành trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa trên nguyên tắc bình dân.

3. Ý nghĩa

Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đến cuối 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

II. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười

1, Với nước Nga:

- Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga.

- lần đầu tiên trong lịch sử, CM đã đưa công nông lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

2, Quốc tế

- Đánh đổ CNTB ở một khâu quan trọng của nó là CNĐQ, làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới.

- Dưới ảnh hưởng của CMT10 Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mặt thiết trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ.

- Cung cấp cho PTCM TG những BHKN quý giá về PP đấu tranh giành chính quyền, sự lãnh đạo của Đảng, khối liên minh công – nông.

- Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kỳ mới – thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.

Câu hỏi: (2,0 điểm)

Lập bảng so sánh cuộc cách mạng Nga (1905 - 1907) với cuộc cách mạng tư sản đã học

Vấn đề so sánh

Cách mạng Nga (1905 - 1907)

CM DCTS kiểu mới

Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

(Cách mạng DCTS kiểu cũ)

Điểm

Giai cấp lãnh đạo

Giai cấp vô sản

Giai cấp vô sản. Một số cuộc cách mạng do thành phần xuất thân phong kiến lãnh đạo

0.5

Động lực

Liên minh công - nông

Liên minh tạm thời giữa tư sản và nông dân

0.5

Mục đích

Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển; giải quyết ruộng đất cho nông dân.

Lật đổ chế độ phong kiến; giải quyết ruộng đất cho nông dân.

0.25

Chính quyền thành lập sau cách mạng

Xô viết đại biểu công nhân – mầm mống của chính quyền vô sản

Chuyên chính tư sản

0.5

Chiều hướng phát triển

Tiến lên CNXH

Tiến lên CNTB

0.25

Câu hỏi: Nêu nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

Nội dung kiến thức

Điểm

  1. Nhiệm vụ

- Sau CM T2, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của GCTS và Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.

+ Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm công nhân; tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

- Trong hoàn cảnh đó, tháng 4/1917, Lê nin đọc một bào phát biểu quan trọng có nhan đề “Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay”. Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi “Luận cương tháng Tư”, chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng DCTS sang CMXHN.

- Lê nin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô viết, lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản và QCLĐ, xoá bỏ áp bức bóc lột.

0.25

0.25

0.25

0.5

  1. Tính chất

- Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga là GCVS đứng đầu, với tiên phong là Đảng (B) Nga.

- Lực lượng tham gia: bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp. Động lực chủ yếu là công – nông.

- Kết quả: Chính quyền Xô viết giành được thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn, đạp tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động; đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, tiến lên CNXH.

- Kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại. Vì vậy nó mang tính chất của cuộc CMXHCN (CMVS).

0.25

0.25

0.5

0.25

Câu hỏi: (3,0 điểm)

Lập bảng so sánh CMXHCN tháng Mười Nga với CMTS về các mặt: mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả, ý nghĩa lịch sử

Nội dung so sánh

CMTS

CM tháng Mười Nga

Nhiệm vụ của cách mạng

- Lật đổ chế độ phong kiến, giành chính quyền về tay tư sản

- Mở đường cho CNTB phát triển.

- Xây dựng chế độ tư bản

- Lật đổ chế độ TBCN, giành chính quyền về tay GCVS

- Tiến lên làm cách mạng XHCN và xây dựng CNXH.

Giai cấp lãnh đạo

Tư sản và quý tộc mới

Giai cấp vô sản

Động lực chính

Tư sản và nông dân

Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

Tính chất

Là cuộc cách mạng tư sản

Là cuộc cách mạng XHCN

Câu hỏi ( 3 điểm)

Vì sao sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga lại phải tiếp tục tiến hành cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười? Theo em, Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam?

Nội dung

Điểm

a.Vì sao sau cách mạng tháng Hai, nước Nga phải tiếp tục Cách mạng tháng Mười?

- Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cuộc cách mạng này mới giải quyết được nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là: Lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng chưa thực sự giải quyết các nhiệm vụ khác: Đem lại quyền lợi cho nhân dân, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc, đưa lại quyền tự quyết cho các dân tộc phụ thuộc Nga.

- Hình thành ở nước Nga một cục diện đặc biệt : Hai chính quyền cùng song song tồn tại: Chính quyền Xô viết và Chính phủ lâm thời tư sản. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại và xung đột giữa chúng là không tránh khỏi…

- Trung ương Đảng Bônsêvich đã thông qua Luận cương tháng Tư của Lênin chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN với mục tiêu chủ yếu là “ đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và cho nông dân”…

b.Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam :

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Luận cương của Lênin, tìm ra con đường cứu nước cứu dân đúng đắn: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con con đường CMVS”.

- 1923 Người sang Liên Xô để tiếp thu có hệ thống CN Mác - Lê nin và những bài học của Cách mạng tháng Mười để vận dụng vào thực tiễn cách mạng VN.

- Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến VN thông qua sách báo tiến bộ bí mật, qua các thanh niên yêu nước ở các lớp huần luyệ chính trị của NAQ ở Quảng Châu.

- Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lấy học thuyết Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng, đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

“ Giống như mặt trời Nga chói lọi, Cách mạng tháng 10 chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh).

0,75

0,75

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu hỏi (3,0 điểm).

Phân tích vai trò của Lê nin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

Hoặc: bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm rõ vai trò của Lê nin đối với thắng lợi của CM tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh xây dựng, bảo vệ chính quyền Xô viết (1917 - 1920)

Nội dung

Điểm

Phân tích vai trò của Lê nin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

1.Lê nin đã truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga, năm 1903 sáng lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga - chính đảng vô sản kiểu mới đầu tiên trên thế giới để lãnh đạo cách mạng Nga.

2. Năm 1914, phân tích tình hình nước Nga khi tham gia CT đế quốc, nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được – là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ. Lê nin đã đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.

3.Sau Cách mạng tháng Hai 1917, nước Nga xuất hiện tình trang hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ của GCTS (Chính phủ lâm thời) và chính quyền của công nông binh lính (Chính quyền Xô viết). Lê nin và Đảng (B) chủ trương chuyển từ CMDCTS sang CM XHCN, chuyển chính quyền từ tay GCTS sang tay GCVS. Với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết”. “Tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời”.

4. Lê nin đã vạch ra Luận cương tháng Tư, nêu lên nhiệm vụ chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, trước mắt đấu tranh bằng phương pháp hoà bình để tránh đổ máu.

5. Đến 7/1917, điều kiện đấu tranh hoà bình không còn, Lê nin và những người (B) quyết định chuyển sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền. 7/10/1917, Lê nin từ Phần Lan trở về Pê tơ rô grát, vạch kế hoạch khởi nghĩa vũ trang ở Pê tơ rô grát: tập trung lực lượng đông, đánh vào những vị trí then chốt để giành thắng lợi quyết định.

6. Ngày 10/10/1917, Hội nghị TW Khi kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, Lê nin đã có quyết định kịp thời chuyển thời gian khởi nghĩa đã định vào sang 25- 10 sang ngay đêm 24 - 10, tạo nên yếu tố bất ngờ đối với kẻ thù, Lê nin đã trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa ở Pê tơ rô grát, dẫn đến cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi mà không bị tổn thất đáng kể.

đ. Lê nin có quyết định sang suốt kí với Đức Hoà ước Brét Li tốp, tuy chịu nhiều điều khoản nặng nề, nhưng đã sớm rút ra khỏi cuộc chiến tranh để có thời gian hoà hoãn xây dựng chính quyền Xô viết, củng cố đất nước, đủ sức chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền Xô viết.

0,5.

0,5.

0,5.

0,5.

0,5

0.25

0.25

Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao?

*Tiền đề khách quan:

- Về kinh tế: Sau cải cách Nông nô, nước Nga đẩy mạnh phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa và tiến lên một giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng nước Nga vẫn chỉ là một nước tư bản trung bình, kém hơn các nước đế quốc phát triển khác (Mĩ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản…).

0,5đ

0,5đ

0,5đ

- Về mặt xã hội: Trong thập niên đầu của thế kỉ XX, nước Nga được biết đến là nơi tập trung của nhiều loại mâu thuẫn hết sức gay gắt: mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa đế quốc với các dân tộc bị áp bức và mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc phát triển khác…

→ Với tình trạng kinh tế và mâu thuẫn xã hội như vậy, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong dây chuyền chủ nghĩa đế quốc thế giới. Rõ ràng, tình hình kinh tế và xã hội trên đã dẫn tới những tiền đề khách quan cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga.

* Tiền đề chủ quan:

- Giai cấp vô sản Nga tuy số lượng không đông (chỉ chiếm khoảng 10% dân số, năm 1913 nước Nga có 12 triệu công nhân), nhưng họ có tinh thần cách mạng rất cao, có khả năng đấu tranh cách mạng, có mối quan hệ chặt chẽ với nông dân, binh lính và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga. Giai cấp công nhân Nga lại có chính đảng vô sản – Đảng Bôn-sê-vích Nga vững mạnh, do Lê- nin lãnh đạo, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – lênin.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

- Những tiền đề kinh tế, xã hội khách quan và những điều kiện chủ quan đã dẫn tới sự bùng nổ của cuộc cách mạng khi có thời cơ và cách mạng sẽ thắng lợi.

- Năm 1914, Nga hoàng Ni – cô – lai II đưa nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, hi vọng được phân chia thị trường và thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc. Để tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, Nga hoàng đã vơ vét sức người, sức của đổ ra vào cuộc chiến tranh, nhưng nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường. Bây giờ nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội→Như vây, cuộc cách mạng nổ ra ở nước Nga bấy giờ là không thể tránh khỏi