So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

Mặc dù không có thật nhưng rồng lại là một điều rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Rồng xuất hiện trong tâm thức, là biểu tượng của tín ngưỡng tâm linh, là nguồn cội. Đồng thời, rồng cũng là biểu tượng của sự uy nghiêm, trù phú.

Bạn đang xem: Rồng việt nam và rồng trung quốc

Ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, rồng lại có một hình tượng riêng, tượng trưng riêng. Liệu bạn có phân biệt được đâu là hình tượng con rồng Việt?

Hình tượng con rồng trong văn hóa Việt Nam

So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

Năm hình tượng rồng đặc trưng trong lịch sử Việt Nam

Ở Việt Nam, rồng là sự kết hợp của 9 loài vật khác nhau: đầu hổ, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng ưng, bàn chân hổ. Thân rồng uốn lượn thể hiện cho sự biến chuyển cho sự thay đổi thời tiết. 12 khúc rồng uốn như 12 tháng trong năm. Lưng rồng có vảy nhỏ liền mạch và đều đặn.

Như vậy, con rồng Việt nam chính là rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Đồng thời, rồng Việt Nam còn là tượng trưng cho sự phồn vinh và trù phú của nền nông nghiệp lúa nước. Đầu rồng thường hình vuông, mõm ngắn, mũi to với nét mặt thông thái vui vẻ, quyền uy mà không bị cứng nhắc, dọa nạt.

Điều làm nên sự khác biệt về con rồng trong mỹ họa Việt Nam

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt nhất trong tinh hoa văn hóa hình tượng con rồng Việt Nam? Đó chính là phong thái. Trong khi những con rồng Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều hay cầm ngọc bằng chân trước, thì rồng Việt Nam luôn hướng lên để ngoạm lấy viên minh châu. Tại sao lại khác biệt như vậy?

Đây chính là do tinh hoa truyền thừa, văn hóa dân tộc nguồn cội ảnh hưởng. Con rồng đại diện cho người Việt Nam, luôn tôn trọng, theo đuổi và chinh phục những giá trị văn minh, tri thức uyên bác. Điều này khiến con rồng Việt nam nổi bật hơn khi những con rồng phương Đông khác theo đuổi là sức mạnh và sự thống trị.

Viên minh châu trong văn hóa Việt Nam tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng hướng lên, ngoạm lấy viên ngọc thể hiện sự tôn trọng giá trị tri thức và tinh thần nhân văn cao thượng ấy. Ngoài ra, hình tượng truy đuổi này còn thể hiện sự luôn học hỏi và phát triển hoàn thiện chứ không phải chỉ bó buộc bản thân trong một vùng nhất định. Tiềm năng là vô hạn và chỉ có thể không ngừng phát tìm kiếm

Áo Vietnamese Dragon – Thăng Long Việt Nam – Siêu phẩm mở đầu BST S-Việt Nam

Áo Vietnamese Dragon

Áo Thăng Long Việt Nam – Vietnamese Dragon là chiếc áo đầu tiên trong bộ sưu tập S – Việt Nam. Thiết kế trong chiếc áo đã kế thừa và phát huy hình tượng rồng trong thiết kế hội họa Việt. Con rồng cuộn tròn căng mình, luôn ở trong tư thế sẵn sàng chứ không phải nằm ngủ yên. Đầu rồng hướng lên cao, ngậm viên minh châu và vươn mình. Con rồng Việt nam trong bộ sưu tập của Tikme đang hừng hực khí thế, bùng phát tiềm năng để truy đuổi và hoàn thiện mục tiêu mình hướng đến.

Chất liệu: Nỉ cao cấp 50% cotton / 50%. Đây là chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Sản phẩm được thiết kế in ấn sống động, màu sắc tươi sáng và chắc chắn, không bị phai màu.

Màu sắc: Ba màu cơ bản là đen, trắng, xám dành cho cả nam và nữ

Phối đồ: Áo có thể phối cùng quần jeans, quần shorts kết hợp với giày thể thao, sandal. Áo mang phong cách đơn giản và năng động thích hợp sử dụng trong các dịp đi chơi, du lịch, gặp gỡ bạn bè.

Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến vào loại cao nhất thế giới. Xét theo hình thức cấu tạo, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loài vật khác nhau, song luôn có hình dáng gần nhất với một loài vật chính.

Bạn đang xem: Rồng việt nam và rồng trung quốc

Dân gian phương Đông dùng thuyết “tam đình cửu tự” (thân 3 khúc: đầu, thân, đuôi, kết hợp từ 9 nét khác nhau của 9 loài vật có thật gồm “cửu tự” là chín nét giống, gồm: sừng giống nai, đầu giống đà, mắt giống thỏ, thân giống rắn, bụng giống trai, vảy giống cá, ngón chân giống chim, chân giống hổ, tai giống bò) để nói lên đặc trưng tổng hợp ấy, và để lý giải vị trí bá chủ vạn vật của rồng.

1. Nguồn gốc Bách Việt của rồng

Nghiên cứu cho thấy rồng Đông Á mang nguồn gốc Bách Việt cổ (cộng đồng cư dân cổ thuộc ngữ hệ Austro-asiatic cư trú từ hạ lưu Dương Tử đến Bắc Đông Dương, trong đó có tổ tiên Lạc Việt) trên cơ sở của sự kết hợprắn, cá sấu và nhiều loại vật khác. Rồng mang một số đặc trưng quan trọng liên quan đến văn hóa Bách Việt như

(1) nguyên mẫu chính từ rắn hoặc cá sấu, tức các loài động vật phổ biến của phương Nam (Rồng có các nguyên mẫu chính gồm rắn, cá sấu, cá, lợn, trâu, ngựa, hổ, chó, tia chớp, sinh thực khí nam – xem Nguyễn Ngọc Thơ: “Về vấn đề nguyên mẫu của Rồng Trung Hoa”, Tập san KHXH&NV, 2007),

(2) tính cách thích nước và sinh sống ở môi trường sông nước; và

(3) rồng là sản phẩm tổng hợp của tư duy âm dương phương Nam.

Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn (2000), tên gọi Rồng vốn xuất hiện trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt-Chứt; từ Thìn trong thập nhị địa chi là tên gọi do người Hán vay mượn từ ngôn ngữ Bách Việt cổ. Người Bách Việt, mà cụ thể là Lạc Việt, với truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, tự xem mình là “con Rồng cháu Tiên”. Nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đồng nhất quan điểm này. Tác giả Văn Nhất Đa trong chuyên khảo “Đoan ngọ khảo” (1993) gắn nguồn gốc xuất hiện của rồng với tết Đoan ngọ và tục đua thuyền rồng của cư dân Ngô Việt vùng hạ lưu Dương Tử. Ngày nay, các vùng đất Nam Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Okinawa vẫn còn tục đua thuyền rồng trong các dịp đón năm mới, tết Đoan ngọ hay lễ hội truyền thống (Trịnh Tiểu Lô 1997). Tác giả Trung Hoa Nghê Nông Thủy (2010) chứng minh nguồn gốc Bách Việt của tết Đoan ngọ cùng tục đua thuyền rồng, sau được người Trung Hoa tiếp nhận và gắn thêm chức năng cứu Khuất Nguyên để giáo dục cội nguồn. Nhà dân tộc học người Nga D.V. Deopik (1993) từng viết “Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa”. Còn nhà Việt Nam học người Nga N. I. Niculin cũng nhận xét: “Trong văn hoá truyền thống của người Việt, hình tượng con Rồng – một con vật tưởng tượng – trở thành biểu tượng quan trọng nhất… Chính người Việt từ ngàn xưa đã biết trồng lúa nước và đánh cá… Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng trong văn hoá Trung Hoa có nguồn gốc từ phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam và các quốc gia láng giềng….” (Xem Xem Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Ngọc Thơ: “Nguồn gốc con rồng nhìn từ văn hóa học”,Tập san KHXH&NV, 2011).

Từ chiếc nôi Bách Việt, rồng lan truyền ra xung quanh, tại mỗi địa phương rồng khoác lên sắc thái văn hóa của riêng địa phương mình. Chính vì vậy, rồng đã trở nên đa dạng về chủng loại và hình dáng, tạo nên một “Gia tộc họ rồng” cực kỳ đa dạng về hình thức lẫn chức năng.

Xem thêm: Tuyển giáo viên bộ môn làm việc tại trường thpt yersin đà lạt đến thăm quan

2. Gia tộc họ rồng

Lấy giới tính làm tiêu chí phân loại thì có hai loại rồng đực đuôi có hạt châu hoặc chỉ có chiếc đuôi đơn thuần và rồng cái đuôi phân nhánh thành hoa văn hoa cỏ.

So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

Thứ hai là tiêu chí nguyên mẫu. Rồng hình thành từ sự kết hợp đa loài, dù vậy vẫn có thể nhận diện loài vật đặc trưng nhất. Tiêu biểu có rồng rắn, rồng cá sấu, rồng cá, rồng ngựa, rồng hổ, rồng chó, rồng chim, rồng thuồng luồng (giao long), rồng kỳ đà, rồng cáo…

So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

Còn nếu dựa vào tứ chi của rồng để phân thì có các loại rồng 5 móng, 4 móng, 3 móng; không chân và rồng có tứ chi là hoa văn cây cỏ. Rồng 5 móng là loại rồng chuẩn, từ đầu Công nguyên trở đi đã trở thành biểu tượng của vua chúa, thường xuyên bị hoàng gia lũng đoạn, dân gian bị cấm dùng. Quan lại chỉ được phép dùng rồng 4 móng, có thời kì bị bắt buộc dùng hình mãng xà (như thời Minh ở Trung Quốc). Rồng không chân thường được hiểu là thuồng luồng, xuất hiện nhiều trong truyền thuyết dân gian. Rồng có tứ chi phát triển thành hoa văn hoa cỏ thường được dùng nhiều trong nghệ thuật trang trí kiến trúc hay hội họa truyền thống.

So sánh rồng việt nam và rồng trung quốc năm 2024

3. Rồng qua các thời kỳ

Con rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam. Dân Việt cổ có tục xăm mình, phổ biến trong số ấy là họa tiết rồng (giao long). Theo ghi chép trong Hoài Nam Tử và Sơn Hải Kinh, rồng được người Việt xưa xăm lên đùi để khi xuống nước “tránh bị giao long làm hại”. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm mình. Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng.

Qua thời kỳ Bắc thuộc, con rồng Việt Nam dần xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Thủ đô Thăng Long được đặt tên theo thế “rồng bay”. Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thường thân trơn, lưng có vây, thân uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình sin mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi, tạo cảm giác dòng văn hóa dân gian mượt mà dài vô tận. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ “S”, tượng trưng cho sấm sét, mây mưa . Trên đại thể, rồng thời Lý là rồng văn, rồng Phật giáo.

Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Đây là thời kì người Việt Nam ba lần đánh bại quân thiện chiến Nguyên Mông, do vậy triều Trần được cho là triều đại trọng võ. Dấu ấn ấy có thể nhìn thấy rất rõ qua hình tượng rồng. Đầu rồng xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay, chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng, có khi là những nửa hình nụ hoa tròn, có khi chỉ là những nét cong thanh thoát .

Rồng thời Lê (thế kỷ XV) hoàn toàn khác biệt với rồng thời Lý-Trần. Thân rồng có xu hướng ngắn lại, tư thế đa dạng phong phú. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến .

Rồng thời Lê Trung hưng nhìn chung ít thay đổi so với thời Lê Sơ, điểm nổi bật là hình tượng rồng dần dà đi vào đời sống thường dân, đặc biệt là các mô típ bầy rồng con quây quần bên rồng mẹ, rồng đuổi bắt mồi, rồng vui cảnh lứa đôi v.v..

Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi vương quyền. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc rồng hàm thọ, lưỡng long triều nhật, lưỡng long chầu hoa cúc, lưỡng long chầu chữ thọ v.v.. Thân rồng không dài ngoằn, uốn lượn với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu có nhánh phụ cùng chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi giống mũi lân hoặc sư tử, miệng há to để lộ hàm răng răng nanh chắc khỏe. Vây trên lưng rồng có tia, thân cuộn hoa văn lửa hoặc mây, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua chân có năm móng mạnh mẽ, còn quan và tầng lớp quý tộc chỉ được pháp dùng rồng bốn hoặc ba móng, đuôi không có bờm lông, các chi tiết hoa văn lờ mờ hơn rồng cung đình. Rồng trên mái đình chùa miếu mạo thường cũng chỉ có bốn móng().