So sánh thịt dê với thịt bê năm 2024

Thịt dê là món ăn bổ dưỡng với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người đang trong quá trình giảm cân vẫn sợ và thắc mắc vấn đề ăn thịt dê có béo không và thịt dê nhiều đạm không? Liệu có phù hợp với người ăn kiêng giảm cân?

1. Thịt dê có nhiều đạm không? Thành phần dinh dưỡng của thịt dê

Thịt dê là món ăn thơm ngon và được cho là rất bổ dưỡng, do đó nhiều người, đặc biệt là những ai đang giảm cân, rất quan tâm đến vấn đề thịt dê nhiều đạm không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt động vật là nguồn cung cấp protein (đạm) chính cho cơ thể, hoàn chỉnh, đặc biệt là 8 acid amin thiết yếu cơ thể người không thể tự tổng hợp.

Với thịt dê, mỗi khẩu phần ăn (khoảng 85gr) cung cấp khoảng 23gr protein, một con số khá cao khi so sánh với 25gr trong một khẩu phần thịt bò và thịt gà (những loại thịt phổ biến hơn). Điều này đồng nghĩa khi đã tiêu thụ thịt dê thì bạn phải cắt giảm bớt những nguồn protein khác vì thực tế 1 khẩu phần ăn thịt dê đã đáp ứng đến 46% nhu cầu protein hàng ngày của hầu hết mọi người.

Bên cạnh hàm lượng protein dồi dào, thịt dê còn cung cấp cho cơ thể một số dưỡng chất khác, cụ thể như sau:

  • Calo: Một khẩu phần ăn thịt dê cung cấp khoảng 122 calo và ít hơn đáng kể so với thịt bò (179 calo);
  • Chất béo: Nhiều bạn thắc mắc thịt dê có béo không? Hàm lượng chất béo trong thịt dê ít hơn nhiều so với các loại thịt phổ biến khác. Mỗi khẩu phần ăn chỉ chứa 2.6gr chất béo, bằng khoảng ⅓ so với thịt bò (7.9gr) và khoảng ½ thịt gà (6.3gr). Theo chuyên gia dinh dưỡng, 1 khẩu phần ăn thịt dê chỉ chiếm 4% tổng lượng chất béo nhu cầu hàng ngày (dựa trên chế độ ăn 2.000 calo);
  • Chất béo bão hòa: Bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ hoặc ưu tiên sử dụng thịt nạc, vì thịt đỏ được biết đến là chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng cholesterol máu và góp phần gây ra bệnh tim mạch xơ vữa. Với thịt dê, mỗi khẩu phần ăn chỉ với 0.79gr chất béo bão hòa, do đó được đánh giá là sự thay thế tốt cho thịt bò và thịt gà (hàm lượng chất béo bão hòa tương ứng là 3gr và 1.7gr);
  • Cholesterol: Ăn thịt dê có béo không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn trước khi sử dụng. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá thịt dê có thể thay thế cho các loại thịt khác nếu bạn đang trong chế độ cần tiết chế để kiểm soát cholesterol máu. Với chỉ 63.8mg cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn, lượng cholesterol trong thịt dê ít hơn đáng kể so với 73.1mg của thịt bò/ thịt lợn và 76mg của thịt gà;
  • Chất sắt: Tiêu thụ thịt dê cũng là cách bổ sung sắt, với 3.2mg sắt trong mỗi khẩu phần ăn sẽ cao hơn 2.9mg trong thịt bò và 1.5mg trong thịt gà;
  • Những chất dinh dưỡng khác: Thịt dê hoàn toàn không chứa tinh bột, đường và chất xơ. Bên cạnh đó, mỗi khẩu phần ăn cung cấp 30% nhu cầu Riboflavin, 17% nhu cầu Vitamin B12, 30% nhu cầu kẽm và 10% nhu cầu kali.
    So sánh thịt dê với thịt bê năm 2024
    Thịt dê nhiều đạm không?

Với thành phần dinh dưỡng nêu trên, các chuyên gia khẳng định ăn thịt dê không gây béo do hàm lượng chất béo thấp, đặc biệt là rất ít chất béo bão hòa và cholesterol. Thậm chí, thịt dê còn là món ăn hỗ trợ giảm cân rất tốt do có hàm lượng protein cực cao, khi tiêu thụ sẽ ức chế cơn đói và không làm người đang giảm cân thèm ăn, đặc biệt là các món chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay có hàm lượng tinh bột lớn. Vì vậy, có thể khẳng định người đang giảm cân hoàn toàn có thể sử dụng thịt dê.

Bên cạnh khả năng không gây béo, thịt dê còn mang lại một số lợi ích sức khỏe như sau:

  • Giảm nguy cơ viêm mạch máu: Thành phần dưỡng chất trong thịt dê có chứa acid linoleic, một chất có khả năng ngăn ngừa và làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là viêm mạch máu;
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch xơ vữa: Thịt dê chứa ít chất béo bão hòa, thay vào đó là nguồn chất béo không bão hòa dồi dào. Do đó tiêu thụ thịt dê sẽ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành. Kèm theo đó, thịt dê còn giàu Vitamin B với khả năng đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa thừa cân béo phì, qua đó hạn chế nguy cơ tim mạch xơ vữa;
  • Giảm nguy cơ ung thư: Acid linoleic liên hợp có trong thịt dê là loại acid béo được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Trong thịt dê còn rất giàu tổ hợp vitamin nhóm B như riboflavin, thiamin, niacin, axit pantothenic… cùng với selen và choline sẽ cộng gộp để ngăn ngừa ung thư tối đa;
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Thịt dê là tốt cho người thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai, do thành phần giàu chất sắt hơn các loại thịt thông dụng khác;
  • Phòng dị tật bẩm sinh: Phụ nữ thời kỳ mang thai ngoài việc dùng thịt dê để dự phòng thiếu máu thiếu sắt còn có tác dụng khác là ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Lượng sắt và vitamin B12 dồi dào trong thịt dê hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào máu tốt hơn, đồng thời hạn chế hình thành một số dị tật bẩm sinh;
  • Làm đẹp da và tóc: Tiêu thụ thịt dê được chứng minh là mang lại lợi ích đáng kể cho da và tóc. Lượng khoáng chất đáng kể trong thịt dê kết hợp với vitamin B12 se thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da diễn ra mạnh mẽ hơn. Với người đang mắc một số bệnh da liễu như mụn, chàm hay da khô, thịt dê có thể là giải pháp đáng cân nhắc để cải thiện triệu chứng;
  • Tăng cường sinh lý nam giới: Theo các chuyên gia, thịt dê còn chứa hormone giúp tăng khả năng sinh lý ở nam giới, qua đó hỗ trợ quan hệ vợ chồng tốt hơn.
    So sánh thịt dê với thịt bê năm 2024
    Biết được thịt dê có nhiều đạm không giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống thích hợp

Mặc dù thịt dê không béo, có thể hỗ trợ giảm cân và mang lại một số lợi ích sức khỏe, tuy nhiên khi tiêu thụ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Không ăn quá nhiều: Theo Đông y, thịt dê có tính nóng và ngọt khi ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt khi cơ thể có sẵn một số vùng tổn thương thì ăn thịt dê sẽ khiến cho bệnh phát triển trầm trọng thêm;
  • Không ăn thịt dê với giấm chua: Vị chua của giấm khi ăn cùng thịt dê sẽ ảnh hưởng làm giảm tác dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê;
  • Không ăn thịt dê cùng dưa hấu: Thịt dê tính ấm còn dưa hấu có tính hàn, khi ăn cùng nhau sẽ làm tác dụng bổ dưỡng của thịt dê và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa;
  • Không ăn thịt dê cùng với bí đỏ: Thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn cùng nhau rất dễ dẫn đến tình trạng nóng trong người và sinh nhiệt;
  • Không uống trà khi ăn thịt dê: Thịt dê chứa nhiều protein, trong khi trà xanh lại chứa axit tannic, nếu kết hợp sẽ tạo ra chất tannalbin gây táo bón.

Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng để giúp giảm cân, đào thải mỡ hiệu quả và bền vững hơn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình truyền. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 098 250 6666 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu