Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu

Hiện tại Việt Nam đang ở trong suy thoái; suy thoái là một hiện tượng kinh tế trong ngắn hạn khi mà sản lượng sản xuất ra sụt giảm so với sản lượng cân bằng. Để giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái chúng ta nghe hàng ngày trên tivi là phải kích tổng cầu của nền kinh tế.

Tổng cầu có công thức AD = C + I + G + NX.

Phản ứng của người dân khi gặp suy thoái là hạn chế chi tiêu mà quay sang tiết kiệm, chính vì vậy ta thấy ngân hàng thừa tiền mặt. Đầu tư I của người dân, DN cũng kém đi theo số DN bị phá sản hàng năm. Chính phủ thì bị bội chi nên đầu tư công I cũng giảm. Trong một nền kinh tế u ám như thế này, khi người dân và DN đang thiếu niềm tin thì chỉ có một người dám tiêu tiền đó là chính phủ. Chính phủ sẽ phải kích thích tăng tổng cầu bằng chính sách tài khóa nới lỏng.

Mô hình AD-AS hiện nay:

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu

Hiện nay nền kinh tế còn rất nhiều nguồn lực không được dùng tới như số người thất nghiệp, máy móc sản xuất dưới mức năng suất tối thiểu,… vì vậy việc tăng cung không làm tăng mức giá chung. Đường Tổng cung vì vậy nằm ngang song song với đường sản lượng.

Đường tổng cầu vẫn là đường dốc xuống và hiện đang giao với tổng cung ở điểm E. Bằng cách nào đó khi chính phủ tăng tổng cầu tới AD1 thì mức giá chung vẫn không thay đổi, vì vậy không có lạm phát.

Sở dĩ phải nói tới điều này vì nguyên lý thì việc kích thích đường tổng cầu dịch phải sẽ phải trả giá bởi lạm phát ( nghiên cứu bài Tổng cung-Tổng cầu). Theo như thông báo trên tivi năm 2013 chúng ta đã kiềm chế được lạm phát ở mức 6%; bài toán đặt ra là làm thế nào để thoát khỏi suy thoái mà giữ cho lạm phát vẫn ở mức dưới 6% trong năm 2014.

Đường Tổng chi tiêu

Hàm tiêu dùng là C = a + b.Y trong đó là Y là thu nhập; C là chi tiêu; a là tiêu dùng tự định, b là chi tiêu cận biên.

Ví dụ: Gia đình bạn có tiêu dùng tự định là a=5 triệu đồng. Đây là số tiền bạn chi ra cho dù bạn có thu nhập bao nhiêu đi chăng nữa. Các tiền dạng này như tiền học, tiền điện nước, chi tiêu cá nhân,…

b là chi tiêu cận biên, là số tiền bạn tiêu thêm trên mỗi đồng thu nhập thêm. Nếu b =0,5 có nghĩa là nếu như bạn được tăng lương thêm 1tr đồng thì bạn sẽ tiêu dùng thêm 500K và tiết kiệm 500K. (1-b) là tiết kiệm cận biên, số tiền tiết kiệm trên mỗi đồng thu nhập tăng thêm.

Trên đồ thị dưới thì trục tung là Tổng chi tiêu là tổng toàn bộ chi tiêu của người dân, doanh nghiệp và chính phủ. Trục hoành là tổng thu nhập, cũng là tổng sản lượng của cả nền kinh tế.

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu
Bây giờ nếu như tổng toàn bộ các chi tiêu này tại mỗi mức thu nhập tăng thêm thì ta có tổng chi tiêu AE của toàn bộ nền kinh tế.

Đồ thị bên cạnh biểu diễn đường tổng chi tiêu AE. Tại thu nhập = 0 thì vẫn có chi tiêu là OA. Khi thu nhập bắt đầu tăng lên thì chi tiêu bắt đầu tăng thêm nhưng vẫn nhỏ hơn thu nhập có thêm.

Đường thẳng y =x cắt đường AE tại đâu thì đó là điểm mà Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu. Có nghĩa là tại điểm này làm được bao nhiêu thì tiêu hết bấy nhiêu.

Tại điểm E thì thu nhập tăng thêm 1 đồng thì chi tiêu cũng 1 đồng mà không có tiết kiệm thêm. Sau điểm E trở đi thì bắt đầu có tiết kiệm. Trước điểm E thì có tiết kiệm âm.

Như vậy đường tổng chi tiêu biểu diễn mức chi tiêu dự kiến tại mỗi mức thu nhập với giả thiết là mức giá cho trước. Đường tổng cầu AD thì biểu diễn tổng chi tiêu tại mỗi mức giá với thu nhập cho trước.

Chúng ta chú ý rằng vì chúng ta đang giả định là các nguồn lực dành cho sản xuất còn chưa dùng hết nên khi tổng cầu tăng lên không làm tăng mức giá chung.

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu
Một cái áo được làm ra có giá bán 100.000; khi được bán nó sẽ mang lại thu nhập 100.000 cho người bán và thành chi tiêu của người mua -> Thu nhập và sản lượng là đồng nhất với nhau; vì vậy trên trục hoành của đồ thị ta thấy ghi “Thu nhập/Sản lượng”.

Chúng ta cũng nhớ rằng tổng sản lượng quốc dân GDP có thể tiếp cận theo chi tiêu mà cũng có thể tiếp cận theo sản xuất và tất nhiên cũng có thể tiếp cận theo thu nhập. 3 cách tính GDP này về lý thuyết sẽ ra cùng một kết quả nhưng vì mỗi cách tính đều có sai số thống kê nên thực tế là không trùng nhau. Nghiên cứu bài cách tính GDP trong các entry đầu tiên của chuỗi bài viết Kinh tế học.

Bạn nên nghiên cứu về  entry hàm số để hiểu ý nghĩa hình học của đường AE.

Lý tưởng nếu như các nhà sản xuất tính được tổng cầu của nền kinh tế (tổng số áo, nhà, tủ lạnh, ô tô,…) thì các nhà sản xuất sẽ sản xuất đúng bằng tổng cầu để tránh hàng tồn kho.

-> AE = GDP = Y.

Điểm cân bằng là điểm E nơi mà người dân, DN, chính phủ, người nước ngoài tiêu dùng hết số họ thu nhập được, DN sản xuất đúng số hàng cần thiết (không có tồn kho)

Điểm B là điểm mà người ta tiêu dùng nhiều hơn mức thu nhập quốc dân khiến cho DN phải cố gắng sản xuất để đưa về trạng thái cân bằng.

Điểm C là điểm mà người ta tiêu dùng ít hơn mức thu nhập quốc dân khiến cho DN xuất hiện hàng tồn ngoài kế hoạch. DN sẽ phải cắt giảm sản lượng để về trạng thái cân bằng.

Logic ở đây chúng ta thấy ngay là chi tiêu sẽ quyết định sản lượng. Nếu các đối tượng trong nền kinh tế tăng chi tiêu lên; thậm chí vượt qua cả thu nhập thì sẽ khiến cho tổng cầu tăng lên. Tổng cầu tăng lên sẽ kéo theo thu nhập của chính họ tăng lên. Vấn đề chỉ là việc phân phối thu nhập không tương xứng như lúc chi tiêu.

Dịch chuyển của AE và Số nhân chi tiêu:

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu
Khi đường AE dịch chuyển do nguyên nhân nào đó khiến cho thay đổi tỷ lệ tiêu dùng trong thu nhập ở người tiêu dùng thì sản lượng cân bằng mới sẽ dịch chuyển từ Y tới Y1.

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu
 gọi là số nhân chi tiêu.

Đường tổng chi tiêu có công thức AE = a +b.Y. ->

Số nhân tiền 

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu

-> Sản lượng cân bằng được xác định là Y = m x a  ( a là chi tiêu tự định, b chi tiêu cận biên)

– Trong công thức Y = AD = C + I + G + NX thì đầu tư I bao hàm đầu tư của cả người dân, doanh nghiệp và chính phủ. NX là xuất khẩu ròng vì vậy coi như là số tiền mà người nước ngoài mua hàng tại Việt Nam, NX có thể âm và chúng ta đúng là đang âm thể hiện bằng thâm hụt cán cân thương mại.

– Chúng ta tiếp cận bài toán theo hướng chi tiêu do nó là cái gốc của vấn đề; chi tiêu sẽ quyết định sản lượng mà không phải ngược lại. Ví dụ doanh nghiệp không sản xuất ra 100 cái áo mà không quan tâm tới việc có ai sẽ mua hay không. Nhu cầu chi tiêu có trước, sản xuất ra sản lượng có sau.

– Vì chúng ta nghiên cứu tổng thể nền kinh tế; không quan tâm tới chi tiêu, thu nhập của một cá nhân riêng lẻ nên trạng thái cân bằng lý tưởng là điểm mà Tổng chi tiêu = Tổng thu nhập = Tổng sản lượng.

– Các khoản tăng thêm trong vòng tròn Chi tiêu – Thu nhập có được là nhờ giá trị tạo ra từ việc sản xuất ra hàng hóa/dịch vụ của DN. Nếu như DN không sản xuất thì chẳng có giá trị nào được tạo ra cả.

Xu hướng tiêu dùng cận biên MPC  : Marginal Propensity to Consume

Xu hướng tiết kiệm cận biên MPS : Marginal Propensity to Save

Tổng chi tiêu AE : Aggregate Expenditure

Comments

comments

Sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.