Sự khác nhau giữa năm Triều Tiên và Bắc Triều Tiên

Sự khác nhau giữa năm Triều Tiên và Bắc Triều Tiên
Sự khác nhau giữa năm Triều Tiên và Bắc Triều Tiên

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trông giống nhau, nghe giống nhau nhưng lại không thực sự hoàn toàn giống nhau - ngôn ngữ Nam Hàn, Bắc Hàn

Sau hàng chục năm bị chia cắt, ngôn ngữ của hai miền đã phát triển theo hai hướng rất khác nhau - tạo ra một rào cản ngôn ngữ bất đắc dĩ cho nhiều người đào tẩu Bắc Hàn.

Những người này đã phải mạo hiểm tính mạng vượt qua biên giới Trung Quốc-Triều Tiên, di chuyển hàng ngàn cây số để đến bên bờ bên kia của bán đảo Triều Tiên, nhưng khi cập bến, họ lại không thể hiểu được ngôn ngữ của chính những người đồng bào của mình.

Tất cả đều là những khái niệm xa lạ đối với họ, những người vốn đã quen sống trong sự kiểm soát của chính quyền Bình Nhưỡng.

Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội

Nghi vấn quanh vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn

Trump: 'VN thịnh vượng hiếm có trên Trái Đất'

Xã hội khép kín của Bắc Triều Tiên có nghĩa là ngôn ngữ của họ đã thay đổi rất ít kể từ khi bán đảo bị chia cắt từ sau Thế Chiến thứ II,.

Trong khi đó, phía Nam đã phát triển nhanh chóng do tiếp xúc với các nền văn hóa và công nghệ bên ngoài.

Nhiều người Bắc Hàn đang đối mặt với sự phân biệt đối xử và những khó khăn do rào cản ngôn ngữ.

Vì vậy nhiều ứng dụng dịch thuật nhằm thu hẹp khoảng cách đang được phát triển.

Những người Bắc Hàn đầu tiên đã luôn cảm thấy là kẻ xa lạ vì chính chất giọng đậm chất miền Bắc của họ.

Giờ họ còn phải học lại những khái niệm, những cách gọi tên mới cho những đồ vật hàng ngày.

Người Nam Hàn đã tạo ra một ngôn ngữ là Konglish, tức tiếng Hàn nhưng mượn từ tiếng Anh của người Mỹ.

Như từ nước trái cây (juice) là "juseu", điện thoại cầm tay (Hand phone) "handeuphone".

Trong khi đó với những khái niệm mới như bánh doughtnut và dầu gội, thì người miền Bắc lại đặt tên theo đúng nghĩa đen của nó, là "garakji bbang" (bánh hình nhẫn), "meorimulbinu" (nước rửa tóc).

Người miền Bắc cũng có một số từ mượn từ đồng minh Nga, như từ máy kéo (трактор) "Tteuraktoreu".

Bắc Hàn: 11 triệu người cần cứu trợ nhân đạo

Bắc Hàn khôi phục điểm phóng tên lửa

Trump lo ngại bãi phóng tên lửa của Bắc Hàn

Từ nói về bạn bè trong tiếng Bắc Hàn là từ "dongmu" (đồng chí) như phong cách Liên Xô, trong khi Nam Hàn hoàn toàn không dùng từ này.

Điều này cũng dẫn đến sự khác biệt trong xác nhận danh tính dân tộc của người dân hai miền. Trong khi người miền Nam tự nhận là người Hàn Quốc (Hanguk), người miền Bắc tự gọi mình là người Triều Tiên (Choson) liên quan đến vương triều Joseon cũ.

Rào cản ngôn ngữ này cũng gây không ít khó khăn khi sát nhập các nữ vận động viên khúc côn cầu trên băng của hai miền thành một đội để tham gia Thế vận hội mùa đông năm ngoái.

Sự khác nhau giữa năm Triều Tiên và Bắc Triều Tiên
Sự khác nhau giữa năm Triều Tiên và Bắc Triều Tiên

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Rào cản ngôn ngữ này đã tạo ra không ít khó khăn khi hai nước thành lập đội nữ khúc côn cầu trên băng

Trong khi những vận động viên miền Nam gọi thủ môn là "gol-kipeo" (goal keeper), thì người miền Bắc lại gọi là là "mun-jigi" (người giữ cửa).

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra từ điển riêng để giúp dịch thuật ngữ khúc côn cầu sang một phiên bản tiếng Hàn mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được.

Trước khi đến được Nam Hàn, những người đào tẩu Triều Tiên biết được rất ít thông tin về người hàng xóm miền Nam, ngoại trừ những lời lăng mạ nhắm đến các lãnh đạo Nam Hàn.

Truyền thông Bắc Triều Tiên có một bề dày lịch sử để xây dựng lên một khối từ vựng để mô tả các đối thủ chính trị.

Dù đã được tiếp xúc một chút về văn hóa Nam Hàn qua các chợ đen ở miền Bắc, giao tiếp ngôn ngữ vẫn là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự đồng hóa.

Những nỗ lực để giải quyết vấn đề này đã tiến hành ngay kể từ khi những người đào tẩu bắt đầu cuộc sống mới tại Hanawon, trung tâm đào tạo bắt buộc của Hàn Quốc dành cho những người Bắc Hàn đào tẩu.

Khóa đào tạo ba tháng của Hanawon tập trung vào việc cung cấp cho họ kiến ​​thức và công cụ để xây dựng một cuộc sống mới ở miền Nam.

Để giúp những người miền Bắc thích nghi, Bộ Thống nhất Seoul thường xuyên cập nhật danh sách các từ phổ biến dễ gây nhầm lẫn nhất.

Chụp lại hình ảnh,

Hanawon, nơi những người đào tẩu Bắc Hàn được đào tạo để hòa nhập với cuộc sống ở miền Nam

Một số nhóm phi chính phủ, chẳng hạn như nhóm Dạy người tị nạn Bắc Triều Tiên (TNKR),dạy những người mới đến tiếng Anh, vốn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại tại Hàn Quốc.

Ứng dụng và tài liệu giáo dục cũng xuất hiện. Như Univoca, một ứng dụng dịch các thuật ngữ hàng ngày của Hàn Quốc sang những từ quen thuộc hơn với người Bắc Triều Tiên.

Nó cho phép người dùng xây dựng một danh sách từ vựng, tìm kiếm các từ và thậm chí dịch chúng bằng cách quét bằng máy ảnh.

Gyeoremal Keunsajeon là một dự án liên Triều bắt đầu vào năm 2005 nhằm tạo ra một đại từ điển tổng hợp ngôn ngữ hai miền.

Mặc dù có những trở ngại, như việc dự án này ​​bị đình trệ trong thời gian căng thẳng chính trị, phía miền Nam đã "hoàn thành khoảng 80%" và phải mất thêm 5 năm nữa. Miền Bắc sẽ cần phải xác nhận tiến độ của họ, ông nói thêm.

Tiếng Hàn là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới, nhưng hình thức hiện tại của nó đã được giới thiệu vào Thế kỷ 15 khi Vua Sejong Đại đế giới thiệu Hunminjeongeum một hệ thống ngữ âm đơn giản để thay thế Hanja có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chụp lại hình ảnh,

Uinvoca có thể dịch từ miền Bắc sang miền Nam ngay lập tức

Chữ viết hiện tại được gọi là Hangul ở Hàn Quốc và Chosongul ở Bắc Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên Kim Il-sung đã cố gắng "thanh lọc" để loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi ngôn ngữ sẽ tự phát triển hơn nữa để thể hiện khái niệm tư tưởng của "juche" (tự lực).

Rào cản ngôn ngữ xuyên biên giới sẽ cần phải được giải quyết nếu nguyện vọng về một bán đảo Triều Tiên thống nhất được thực hiện.

Bài viết bởi Shreyas Reddy, Tae-jun Kang and Alistair Coleman.