Tác hại của tập luyện quá sức

Thường xuyên tập luyện mang đến cho người cao tuổi cuộc sống năng động và khỏe mạnh, cải thiện rõ rệt sức khỏe tuổi 50. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá sức, người cao tuổi không những sức khỏe không có lợi mà còn gánh chịu nhiều hậu quả không lường. Hãy cùng tìm hiểu xem việc tập thể dục quá sức có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người cao tuổi nhé!

Lợi ích của việc tập thể dục với sức khỏe người cao tuổi

Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp người cao tuổi:

  • Đầu óc minh mẫn, sáng suốt vui tươi
  • Giúp cơ thể bền bỉ, tăng cường khả năng chịu đựng
  • Kiểm soát huyết áp và cải thiện cholesterol
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Giữ tim khỏe mạnh
  • Hạ thấp nguy cơ đột quỵ, đau tim và ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch nên ít bệnh tật

Tuy nhiên những lợi ích này chỉ có được khi người cao tuổi tập luyện đúng sức.

Tác hại của tập luyện quá sức

Người cao tuổi chỉ nên chọn những hình thức tập luyện vừa sức để tránh gây hại đến sức khỏe

Những tác hại khi người cao tuổi tập luyện quá sức

Tương tự như việc không tập thể dục, người cao tuổi tập luyện quá sức cũng sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tuổi 50. Những tác hại có thể kể đến khi người cao tuổi tập quá sức là:

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Tập luyện cường độ cao hàng giờ mỗi ngày sẽ tiết cortisol – một hormone liên quan đến stress và tăng cân. Đồng thời, tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể tăng bài tiết của hormone epinephrine và norepinephrine gây ức chế cảm giác thèm ăn, dẫn đến việc không nạp đủ calorie, từ đó tốc độ phục hồi của cơ thể sẽ bị giảm sút nhưng các triệu chứng tiêu cực lại gia tăng.
  • Hệ miễn dịch bất thường: Tập luyện không đúng khả năng buộc cơ thể phải hứng chịu các cơn mệt mỏi, hơn nữa cơ bắp không được phục hồi trọn vẹn nên năng lượng vốn dĩ dành cho hệ miễn dịch hoạt động sẽ được cơ thể chuyển sang dùng trong việc sửa chữa cơ bắp và xương đã phải hoạt động quá tải. Chính nguyên nhân này khiến cho cơ thể dễ bị ốm vặt và lâu khỏi bệnh hơn khi tập luyện quá sức.
  • Sức khỏe hệ tim mạch bị đe dọa: Tập thể dục quá mức sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và nhịp tim. Ở người bình thường, nhịp tim lúc nghỉ ngơi được đo vào lúc sáng mới ngủ dậy và thường dao dộng ở mức 60 – 80 nhịp trong một phút, ở các thông số có thể dao động trong mức 60 – 80 nhịp/phút, ở các vận động viên chuyên nghiệp, thông số này có thể chỉ còn 40 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi nhưng khi cần tăng tốc , tăng cường độ tập luyện, nhịp tim có thể tăng lên 120 lần/phút và có thể cao hơn. Việc tăng nhịp này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu năng lượng và oxy cho cơ thể lúc luyện tập. Nếu tình trạng kéo dài, liên tục sẽ dễ khiến tim gặp vấn đề thiếu máu nuôi, nặng hơn có thể nhồi máu cơ tim – đột quị. Cần biết rằng nhịp tim càng cao thì sức khỏe càng yếu, tuổi thọ vì thế mà càng thấp đi vì chỉ khi nhịp tim đều đều, khỏe mạnh mới có thể đủ bơm máu đi nuôi cơ thể.

Tác hại của tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức có thể ảnh hưởng đến tim mạch

  • Thay đổi cơ xương: Khi tập luyện, cơ bắp và xương có thể bị tổn thương nên cần có thời gian giữa các buổi tập để phục hồi. Vì thế, nếu người cao tuổi gắng sức tập luyện, bỏ qua thời gian nghỉ ngơi này, cơ xương có thể bị suy yếu và dễ bị bong gân, phá cơ hay gãy xương.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi tập luyện của người cao tuổi

Trước khi tập luyện, người cao tuổi nên bổ sung khoảng 100 – 300 calo để cung cấp thêm năng lượng để luyện tập, đồng thời cung cấp thêm protein để xây dựng cơ bắp. Đồng thời, người cao tuổi cần hạn chế các loại thức ăn nhiều chất béo, để tránh cho dạ dày bị khó chịu, mất nhiều thời gian để tiêu hóa năng lượng tạo cảm giác chậm chạp, uể oải.

Trong khi tập thể dục, người cao tuổi cũng cần chú ý bổ sung thêm nước tinh khiết, không nên uống những loại nước pha sẵn hoặc nước ngọt, rượu trong lúc tập luyện.

Sau khi tập thể dục, người cao tuổi cũng cần bổ sung thêm các món ăn có nhiều năng lượng và protein.

Sau một khoảng thời gian hoạt động, cơ thể lúc này đã sử dụng gần hết nguồn năng lượng bạn tích trữ trước đó. Bạn có thể nghĩ đến các món ăn có hàm lượng protein cao có trong thịt, cá, trứng, sữa để phục hồi cơ bắp, bồi đắp nguồn năng lượng tích trữ đã bị hao hụt. Lúc này, một ly sữa dành cho người cao tuổi là một lựa chọn hoàn toàn thích hợp.

Hy vọng từ bài viết này, mọi người sẽ có thêm ý thức về việc lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp, nhất là người cao tuổi để có sức khỏe tuổi 50 trở lên thật khỏe mạnh, vui vẻ bên gia đình và con cháu.

Tập luyện để có thể hình đẹp, vóc dáng chuẩn đòi hỏi một quá trình cố gắng và kiên trì. Bạn không thể nào đốt cháy giai đoạn bằng cách tập luyện quá nhiều, thậm chí là quá sức để mong đạt được mục tiêu mà không mất nhiều thời gian.

Bất cứ môn thể thao nào, dù tập luyện quá nhiều thì đều có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn không nên lạm dụng việc tập luyện nhằm đạt mục tiêu tăng cơ, giảm mỡ trong thời gian ngắn. Hãy cùng điểm qua 3 tác hại cực lớn của việc tập luyện quá nhiều nhé.

1. Kiệt sức

Sức khoẻ mỗi người đều có giới hạn. Cho dù bạn mới tập hay đã tập luyện lâu năm thì đều có ngưỡng giới hạn của bản thân, bạn không thể ngày nào cũng dành cả 3 tiếng đồng hồ liên tục tập luyện trong phòng tập hoặc đạp xe với quãng đường quá dài nhiều ngày liên tiếp. Dù cho bạn còn trẻ, bạn cảm thấy mình khỏe mạnh và có nhiều năng lượng, nhưng tập luyện với cường độ cao trong nhiều ngày liên tiếp như thế sẽ cực kỳ nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Tác hại của tập luyện quá sức

Nếu tập luyện quá nhiều, vượt quá ngưỡng giới hạn của bản thân, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đuối sức, hoặc thậm chí là thấy bản thân bị kiệt sức, đi ngược lại hoàn toàn với mục tiêu tập luyện để gia tăng sức khoẻ. Hơn nữa, nếu thường xuyên tập luyện quá sức sẽ khiến nhịp tim và huyết áp của bạn không ổn định và có nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm.

2. Chấn thương

Tập gym với mức tạ quá nặng hoặc thậm chí là quá sức chịu đựng của bản thân sẽ dễ dẫn đến tình trạng chấn thương. Bên cạnh đó, việc tập luyện liên tục trong nhiều giờ liền cũng sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, quá tải, dễ dẫn đến việc ráng tập cho xong, tập sai tư thế và khiến bạn bị chấn thương. Không ít anh chàng cơ bắp đã phải ngậm ngùi dừng việc tập luyện trong thời gian dài khi gặp chấn thương chỉ vì tập luyện quá sức chịu đựng của bản thân.

Xem thêm: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ngừng tập luyện 2 tháng?

Tác hại của tập luyện quá sức

Các cách tập luyện khác như chạy bộ, đạp xe cũng không nên thực hiện trong nhiều giờ liền vì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, lơ là một tí là sẽ bị té, dẫn đến trật khớp, chấn thương hoặc tệ hơn là gặp phải những tai nạn nghiêm trọng trên đường đạp xe.

3. Cơ bắp không đủ thời gian để phục hồi

Nếu đã tìm hiểu kỹ về cách phát triển của cơ bắp, bạn sẽ biết rằng trong mỗi buổi tập, cơ bắp sẽ được kích thích, phá vỡ các thớ cơ. Sau buổi tập, chúng cần có thời gian để phục hồi lại, đây là quá trình “xây cơ" để cơ bắp sau khi phục hồi sẽ lớn hơn lúc trước.

Tác hại của tập luyện quá sức

Nếu bạn tập luyện quá nhiều mà không để cho cơ bắp có thời gian phục hồi thì xem như việc tập luyện thất bại. Cơ bắp sẽ bị kích thích và phá vỡ liên tục, không được phục hồi, càng tập càng mất cơ. Đây chính là một tin cực buồn cho những ai cứ nhắm mắt lao vào tập luyện quá nhiều, quá sức mà không dành thời gian tìm hiểu kỹ về cách hoạt động của cơ bắp. Vậy lại thành ra vừa mất thời gian tập luyện, vừa mệt lả người suốt một thời gian dài mà lại chẳng có tí hiệu quả nào.

Xem thêm: Đổ mồ hôi càng nhiều thì tập luyện càng hiệu quả?

Chính vì thế, dù tập bất kỳ môn thể thao nào như gym, cardio, chạy bộ, đạp xe,... hay thậm chí là EMS, bạn cũng không nên tập luyện quá nhiều vì chúng đều sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể. Chính vì thế, 25 FIT chỉ để khách hàng tập luyện tối đa 2 buổi/tuần và mỗi buổi cần cách nhau 2 ngày để đảm bảo kết quả tập luyện tối ưu nhất và an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp tập EMS tại 25 FIT, hãy đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm tập thử miễn phí nhé.