Tài chính ngân hàng bao nhiêu tín chỉ

Review ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB): Cơn “khát” nhân lực trong thời đại mới

Hiện nay, Tài chính – Ngân hàng là một lĩnh vực đang hot và được nhà nước quan tâm phát triển. Ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (UEB) bắt kịp những xu hướng đó, đáp ứng đầu ra chất lượng cho thị trường lao động đang nóng lên từng ngày. Hãy cũng tìm hiểu kỹ càng hơn qua bài viết sau nhé.

Tài chính ngân hàng bao nhiêu tín chỉ

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Mục lục

1. Giới thiệu

Tài chính – Ngân hàng nghiên cứu về các hoạt động của ngân hàng, định chế tài chính, công cụ, thị trường tài chính liên quan tới lĩnh cực tiền tệ. Tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, ngành Tài chính – Ngân hàng được đạo tạo theo hệ chất lượng cao đảm bảo về khung chương trình giảng dạy chuyên sâu, chất lượng hơn các hệ tiêu chuẩn cả về kiến thức, nghiệp vụ nghề nghiệp hay các kỹ năng khác, giúp sinh viên dễ dàng thích ứng trong môi trường làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2. Ngành Tài chính – Ngân hàng đào tạo những gì?

Thông tin chung về ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN.

Tên ngành Tài chính – Ngân hàng Tên tiếng Anh Finance and Banking Mã ngành QHE41 Thời gian đào tạo 4 năm Danh hiệu tốt nghiệp Cử nhân

Tổng số tín chỉ của chương trình là 142 tín, trong đó lượng kiến thức theo khối ngành, nhóm ngành và ngành chiếm 108 tín chỉ, tín chỉ bắt buộc học bằng tiếng Anh chiếm 26 tín.

Cụ thể, sinh viên được cung cấp khối kiến thức chuyên môn như:

– Kiến thức chung về kinh tế – xã hội, tin học, ngoại ngữ.

– Lý thuyết tiền tệ, các vấn đề tài chính kế toán của doanh nghiệp.

– Kiến thức về lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động thực tế giúp sinh viên năm bắy được những hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Hay các kỹ năng hữu ích phục vụ cho công việc:

– Khả năng lập luận, phân tích, đánh giá xu hướng các vấn đề, biến động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, quản trị rủi ro, thẩm định khách hàng, giải quyết tình huống,…

– Khả năng tự nghiên cứu, phát triển tư duy giải quyết vấn đề thực tiến, sáng tạo.

– Các kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, lên kế hoạch, quản lý, giao tiếp, trình bày quan điểm,…

Ngoài ra, trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia các buổi chia sẻ, tiếp xúc với các chuyên gia tài chính, ngân hàng về công việc, cơ hội việc làm ngay từ năm nhất, hay tổ chức các sân chơi cho sinh viên rèn luyện, tham gia thực tập từ năm 2, năm 3 để tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng tham gia thị trường lao động.

Tài chính ngân hàng bao nhiêu tín chỉ

(Ảnh sưu tầm)

3. Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng

4. Ngành Tài chính Ngân hàng – Cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn

Các sinh viên sau khi tốt nghiệm ngành Tài chính Ngân hàng của UEB có thể làm việc trong những vị trí:

– Chuyên viên, cán bộ tài chính, tín dụng tại các cơ quan quản lý Nhà nước.

– Chuyên viên Ngân hàng tại các cơ quan quản lý Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính,…

– Chuyên viên nghiên cứu, hay giảng dạy về lĩnh vực tại chính ngân hàng tại các trường đại học, các tổ chức, viện nghiên cứu.

Khoa Tài chính Ngân hàng còn tích cực mở rộng hợp tác với các trường đại học khác, ký hết hợp tác với các trường đại học nổi tiếng nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rộng hình thức “du học tại chỗ” cho sinh viên, giúp các cơ hội tiếp cận, hòa nhập với môi trường học tập, làm việc quốc tế của sinh viên rộng mở hơn.

Với sự phát triển của các ngân hàng, hay thị trường tài chính trong thời gian gần đây, ngành Tài chính Ngân hàng chắc chắn đang tạo nên cơn sốt việc làm trên thị trường lao động. Bài viết “Review ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB): Cơn “khát” nhân lực trong thời đại mới” mang đến những thông tin tổng thể về đào tạo Tài chính Ngân hàng tại UEB, giúp các em có định hướng rõ ràng hơn cho lựa chọn tương lai của mình.

Chương trình đào tạo Ngân hàng thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng được thiết kế để cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng hiểu và vận dụng thành thạo những lý thuyết tài chính ngân hàng cũng như các kỹ năng giao tiếp, phân tích, phản biện đã học để đưa ra các giải pháp trong những hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng như: huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tư vấn tài chính, quản trị rủi ro ngân hàng. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học, phương pháp luận, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tinh thần thượng tôn pháp luật, tự chủ, tư duy sáng tạo từ đó đặt nền tảng cho sinh viên theo đuổi các bậc học cao hơn, thăng tiến trong nghề nghiệp và có khả năng học tập suốt đời.

Tài chính ngân hàng bao nhiêu tín chỉ

Mã đăng ký xét tuyển KSA: 7340201_03

Mã đăng ký xét tuyển KSV: 7340201_01

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07

Xem video giới thiệu chương trình TẠI ĐÂY

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ

  • Triết học Mác – Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tiếng Anh tổng quát
  • Tiếng Anh chuyên ngành 1 (COB)
  • Tiếng Anh chuyên ngành 2 (COB)
  • Nhập môn tâm lý học
  • Phát triển bền vững
  • Tư duy thiết kế
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
  • Luật kinh doanh
  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi sự kinh doanh
  • Nguyên lý kế toán

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 67 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành

  • Kế toán tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Hoạch định thuế
  • Tài chính cá nhân
  • Ngân hàng thương mại
  • Thị trường và các định chế tài chính
  • Quản trị và chiến lược ngân hàng
  • Ngân hàng đầu tư
  • Ngân hàng quốc tế
  • Phương pháp định lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Kiến thức tự chọn cơ sở chuyên ngành

  • Quản trị sự thay đổi
  • Chính sách tiền tệ
  • Phân tích và định giá chứng khoán
  • Quản trị đầu tư
  • Kiểm toán căn bản

Kiến thức chuyên ngành

  • Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
  • Luật ngân hàng
  • Phân tích tín dụng và quản trị cho vay
  • Kinh doanh ngoại hối
  • Thanh toán quốc tế
  • Kế toán ngân hàng
  • Quản trị ngân hàng

Kiến thức chuyên ngành tự chọn

Tự chọn chuyên ngành 1

  • Nguyên lý tài chính – ngân hàng
  • Bancassurance
  • Quản lý bán hàng tại các định chế tài chính
  • Công nghệ chuỗi khối và tiền mã hóa

Tự chọn chuyên ngành 2

  • Marketing ngân hàng
  • Fintech trong ngân hàng
  • Quản trị ngân quỹ

Môn công nghệ

  • Core Banking

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 125 tín chỉ

1. Kiến thức:

  • Hiểu các thuyết về kinh tế học, kinh tế chính trị, và luật pháp trong kinh doanh
  • Vận dụng các nguyên lý về kế toán doanh nghiệp và quản trị kinh doanh
  • Vận dụng các nguyên lý về tài chính ngân hàng và các lý thuyết về thị trường tài chính tiền tệ, thị trường vốn
  • Hiểu cơ chế vận hành của ngân hàng và các định chế tài chính
  • Vận dụng các kiến thức về luật pháp vào hoạt động của ngân hàng và các định chế tài chính
  • Hiểu, phân tích và đề xuất sáng kiến đối với các hoạt động huy động vốn
  • Hiểu, phân tích và đề xuất sáng kiến đối với các hoạt động cấp tín dụng
  • Hiểu, phân tích và đề xuất sáng kiến đối với các hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
  • Hiểu, phân tích và đề xuất sáng kiến đối với các hoạt động hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
  • Hiểu, phân tích, vận dụng được các lý thuyết quản trị điều hành, quản trị hoạt động của ngân hàng
  • Hiểu, phân tích, vận dụng được các lý thuyết quản trị rủi ro của ngân hàng

2. Kỹ năng:

  • Thành thạo trong việc lập luận, đưa ra ý kiến tranh luận về các vấn đề kinh tế và tài chính – ngân hàng.
  • Thuần thục trong việc nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề về kinh tế và tài chính – ngân hàng một cách sáng tạo
  • Làm việc theo nhóm và quản lý với vai trò lãnh đạo nhóm
  • Truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác cùng với phổ biến kiến thức và kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cả đơn giản và phức tạp.
  • Sử dụng ngoại ngữ thuần thục trong công việc
  • Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

  • Tự giác làm việc hiệu quả, tự chịu trách nhiệm trong một nhóm hoặc đội để đạt được mục tiêu
  • Có thái độ tích cực với nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, có tinh thần thượng tôn pháp luật
  • Đủ kiến thức để làm việc tại ngân hàng, định chế tài chính, doanh nghiệp ở Việt Nam hoặc tại các quốc gia khác.
  • Học tập một cách chủ động và có khả năng đưa ra những ý kiến phản biện trong quá trình tự học
  • Học tập tiếp các chương trình sau đại học khối kinh tế tại tất cả các trường ĐH trong nước và quốc tế

Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:

  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, đạt TOEIC 500
  • Đạt chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification)
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng
  • Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong và ngoài nước. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực làm việc trong và ngoài nước tại các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, các công ty đa quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
  • Sinh viên có thể đảm nhận các công việc như: hoạch định chính sách, quản lý rủi ro, quản lý và phân tích tín dụng, ngân hàng quốc tế, quản lý nguồn vốn, tư vấn tài chính, giao dịch viên, kế toán, chuyên viên tài chính, môi giới, phân tích đầu tư, tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư …
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học

Đối tác quốc tế và hình thức trao đổi

  • Vinius University-Lithuania – trao đổi sinh viên 1 học kỳ
  • Đại học Siena – Ý: Trao đổi giảng viên (1 giảng viên, thời gian 1 tuần; trao đổi sinh viên (1 học kỳ)

Hiệp hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức/doanh nghiệp đồng hành

  • Hiệp hội kế toán CPA- Úc:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng- Ngành Tài chính Ngân hàng được miễm 5/6 môn cơ bản trong chương trình chứng chủ hành nghề CPA. Các môn được miễn bao gồm:

Ngành tài chính ngân hàng bao nhiêu tín chỉ?

Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ (chưa kể phần kiến thức ngoại ngữ (24 tín chỉ), giáo dục quốc phòng (165 tiết) và giáo dục thể chất (5 tín chỉ).

Tài chính ngân hàng Hutech có bao nhiêu tín chỉ?

Chương trình đào tạo Tương đương với khung chương trình đào tạo gồm 139 tín chỉ tích lũy và 22 tín chỉ không tích lũy của các học phần Khởi nghiệp, Kỹ năng thuyết trình và tìm việc, Kỹ năng tư duy sáng tạo và quản lý thời gian, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Bóng chuyền, Bóng rổ, Thể hình – thẩm mỹ, Vovinam.

Ngành tài chính ngân hàng cần học giỏi những môn gì?

Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán chính là tố chất quan trọng cần có của người học ngành Tài chính ngân hàng. Bạn cũng cần có một trí nhớ tốt bên cạnh khả năng phân tích và đánh giá nhanh nhạy để giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến quản lý, đầu tư sử dụng vốn.

Trường Đại học tài chính ngân hàng Hà Nội bao nhiêu tín chỉ?

Ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Hà Nội có gì? Sinh viên khi theo học ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Hà Nội sẽ được đào tạo trong 04 năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, tổng số tín chỉ là 137 tín chỉ.