Tại sao các nước đế quốc tranh giành xâm lược ấn Độ Trung Quốc

Vì sao các nước đế quốc lại tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Do nhu cầu về nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất vì vậy các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

- Các thuộc địa sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của chính quốc

- Các thuộc địa sẽ là nơi cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.

- Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc

(Nguồn: Câu 1 trang 173 sgk Sử 10:)

Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

- Trung Quốc là thị trường đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản.

- Trong khi đó nửa sau thế kỉ XIX chính quyền phong kiến Mãn Thanh mục nát, suy yếu.

(Nguồn: trang 59 sgk Lịch Sử 8:)

Mục lục

  • 1 Địa điểm
  • 2 Bối cảnh
  • 3 Diễn biến trước khi Trung Quốc tấn công
    • 3.1 Trung Quốc chuẩn bị
    • 3.2 Ấn Độ lập kế hoạch quân sự
  • 4 Trung Quốc mở chiến dịch tấn công
    • 4.1 Khu vực phía tây
  • 5 Tiếp tục chiến tranh
  • 6 Ngưng bắn
  • 7 Sau đó
  • 8 Tham khảo

Địa điểmSửa đổi

Địa điểm tranh chấp nằm quanh khu vực phía bắc và phía nam của phân tuyến McMahon, nơi mà cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền thuộc về họ từ nhiều thế kỷ trước. Đây là vùng đệm tiếp giáp biên giới hai nước, nối liền miền Bắc Ấn Độ với hai khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng thuộc Trung Quốc.

Bối cảnhSửa đổi

Phần màu đỏ là đường McMahon

Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay. Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3550km, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước. Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở Đông Bắc Ấn Độ và Kashmir,Tây Bắc Ấn Độ.

Aksai Chin hiện thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi như thuộc về mình và đòi lại. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại. Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và đòi bên kia phải trả phần còn lại. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Kashmir là vì Trung Quốc ủng hộ Pakistan.

Trong những thế kỷ trước Trung Quốc và Ấn Độ rất ít quan hệ vì địa lý cản trở. Khi hai nước giành độc lập và thoát khỏi ách ngoại bang vào cùng thời điểm, những đường biên giới do các nước thực dân ấn định trở thành đầu mối cho những xung đột có khi dẫn đến chiến tranh. Bản tuyên ngôn độc lập năm 1947 cũng chia cắt lãnh thổ Ấn Độ thành hai nước là Pakistan và Liên Bang Ấn Độ. Đó là một sự phân chia đẫm máu: từ 300,000 đến 500,000 người bị thảm sát trong các cuộc chém giết lẫn nhau của hai cộng đồng Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đẩy 10 đến 15 triệu người phải lánh nạn từ vùng này sang vùng kia. Sự chia cắt đất nước và ba cuộc Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan tiếp nối nhau (1947-1948, 1965, 1971) để giành giật vùng Kashmir vẫn là vết thương nhức nhối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Ấn Độ. Việc Trung Quốc ngay từ đầu và cho đến ngày nay luôn là đồng minh đắc lực của Pakistan chỉ có thể thêm một ung nhọt cho quan hệ đã căng thẳng giữa hai nước. Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng Pakistan để cảnh báo Ấn Độ ngay cả những lúc hai bên vui vẻ với nhau nhất: ngay sau khi viếng thăm Ấn Độ tháng 11 năm 2006, chủ tịch Hồ Cẩm Đào bay sang Pakistan, như để nhắc lại một trong những điểm bất di bất dịch của đường lối ngoại giao mình. Chính sách "tay đấm tay xoa" này cũng thể hiện qua việc tổng lãnh sự Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Yuxi, chỉ một tuần trước chuyến công du của ông Hồ Cẩm Đào, tuyên bố: "Quan điểm của chúng tôi là toàn bộ tiểu bang Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi đòi lại tất cả." Điều này khiến cho bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Pranab Mukherjee phải đối đáp lại: " Arunachal là một bộ phận của Ấn Độ".

Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vùng Kashmir cũng không chỉ vì Pakistan mà còn vì một khu vực hai bên trực tiếp tranh giành nhau. Aksai Chin là một vùng đất rộng 38,000km², ở độ cao 5000 thước, hoang vu và khô cằn, rất ít dân cư nhưng ở vị trí chiến lược giữa ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Aksai Chin ngày xưa thuộc về vương quốc Ladakh nhưng được sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Đế quốc Anh khi Anh ký hiệp ước năm 1904, ấn định biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ theo đường ranh giới McMahon. Trung Quốc lúc ấy không công nhận Tây Tạng là nước độc lập nên cũng không công nhận đường McMahon. Vì vị trí chiến lược của Aksai Chin, nằm trên quốc lộ 219 của Ấn Độ nối Tây Tạng và tỉnh Tân Cương, Trung Quốc nhất định giữ quyền kiểm soát khu vực này.

Trung Quốc cũng đòi lại một khu vực rộng khoảng 82,000km² ở Đông Bắc Ấn Độ hiện là tiểu bang Arunachal Pradesh nhưng Trung Quốc thường gọi là Zangnan (Tạng Nam). Arunachal Pradesh có hơn 1 triệu dân, đại đa số gốc Tây Tạng, Miến Điện và người Thái, chỉ khoảng 15% là di dân từ các vùng khác của Ấn Độ, đặc biệt là hai tiểu bang lân cận Assam và Nagaland. Tại hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Henry McMahon đã ấn định biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo một đường ranh giới mệnh danh là "đường McMahon" (McMahon Line) nhằm nới rộng vùng kiểm soát của Anh và tạo ra một số vùng đệm. Các đại diện Anh và Tây Tạng tại hội nghị thông qua đường ranh giới này nhưng Trung Quốc chối từ ký hiệp định vì khẳng định Tây Tạng thuộc chủ quyền của mình và đường McMahon vô giá trị. Năm 1950, thấy Trung Quốc sửa soạn chiếm Tây Tạng, Ấn Độ đơn phương ấn định biên giới theo đường McMahon tuy Trung Quốc phản đối. Trong hơn 10 năm sau đó, vấn đề lắng dịu nhờ không khí hoà hoãn giữa hai nước, nhưng bùng lên trở lại với cuộc Chiến tranh Trung–Ấn và Tranh chấp biên giới Ấn-Trung vào năm 1962. Trung Quốc kéo quân sang chiếm đa số khu vực này nhưng sau khi tuyên bố chiến thắng, rút trở lại sau đường McMahon.