Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?


Câu 33727 Vận dụng

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

Dựa vào bối cảnh lịch sử nước Pháp cuối thế kỉ XIX để đánh giá, nhận xét

...

Thua Pháp ở Bắc Kỳ, nhà Thanh mất quyền 'thiên triều' với Việt Nam

Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì
Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tranh vẽ trận Tuyên Quang tháng 1/1885: quân Pháp đánh quân Thanh để giành quyền kiểm soát Bắc Kỳ

Chiến tranh Pháp-Thanh (1883-85) giành quyền kiểm soát Bắc Kỳ không phải là một cuộc chiến lớn trong lịch sử châu Á.

Theo Kenneth Fletcher trong Bách khoa toàn thư Anh (Britannica), thì cuộc chiến "làm lộ ra sự yếu kém của Trung Hoa trong quá trình hiện đại hóa, và làm nóng lên làn sóng dân tộc chủ nghĩa ở Nam Trung Hoa".

Ngoài ra, giới học giả Phương Tây lâu nay coi cuộc chiến này chỉ là một phần của quá trình châu Âu chinh phục thuộc địa tại Đông Á.

Nhưng với người Việt, cuộc chiến Pháp -Thanh đánh dấu một bước ngoặt lớn.

Pháp thắng Trung Hoa khiến Đại Nam phải gia nhập vào quỹ đạo của Phương Tây, dưới lá cờ Cộng hòa 'thực dân' Pháp.

Hàm Nghi - người nghệ sĩ và những mối tình trắc ẩn

Khái niệm 'Hán tộc' có từ bao giờ và để làm gì?

Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN

Người Pháp đã đảo lộn toàn bộ xã hội truyền thống, bứt rễ tầng lớp Nho sĩ Việt Nam có đặc quyền 900 năm.

Nhưng lúc nguy biến, Đại Nam đã không tự cải cách được như Nhật Bản mà còn hướng về Bắc Triều, cầu viện Thanh đang trên đà tan rã.

Trước khi bị ép phải ký Hoà ước Giáp Tuất (1874), vua Tự Đức đã cử sứ bộ do Phan Sĩ Thuộc, Hà Văn Quang, Nguyễn Tú sang Trung Hoa.

Hai phái bộ nữa (1876, 1880) sang nhờ Thanh giải quyết nạn thổ phỉ từ nước sang tàn phá Việt Nam, và cầu viện chống Pháp.

Từ 1865-68, các nhóm vũ trang Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng đã trào vào Việt Nam làm cướp hoặc chiếm đất lập lãnh địa riêng.

Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì
Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì

Nguồn hình ảnh, Universal History Archive

Chụp lại hình ảnh,

Chiến dịch Bắc Kinh từ 06 đến 24/03/1884: quân Pháp đánh tan quân đội Quảng Tây, hạ thành Bắc Ninh

Nhưng sau thỏa thuận năm 1871, hai mươi đơn vị (doanh quân chính quy) do đề đốc Quảng Tây Phùng Tử Tài chỉ huy đã nhập Việt.

Triều đình Huế cũng "thu phục" được Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh Cờ Đen để đánh Pháp.

Trong khi Pháp chưa rõ ràng về Bắc Kỳ, sĩ quan hải quân Francis Garnier đã tự đem quân ra Bắc, và bị giết bởi quân Cờ Đen năm 1873.

Dù không thừa nhận hành động tự ý của Garnier, Pháp vẫn cử Henri Riviere tổ chức cuộc hành quân ra Hà Nội.

Nhà Thanh đem quân vào Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa.

Giao tranh đã tàn phá nhiều vùng của đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Lính Cờ Đen tác chiến giỏi hơn quân nhà Nguyễn, nhưng cũng cướp bóc, chém giếp dân Việt.

Chúng đã gây ra thảm sát Hương Canh (1884), giết chừng 700 dân làng, gồm nhiều trẻ em.

Một số quan lại Trung Quốc như Tăng Kỷ Trạch, đại sứ nhà Thanh ở Paris, đề xuất chia đôi Bắc Kỳ với Pháp.

Năm 1882, thấy thế thua đã rõ ở Việt Nam, đại thần Lý Hồng Chương của Thanh triều bắt đầu đàm phán với Pháp.

Hai bên thỏa thuận lập chế độ bảo hộ chung - 'joint protectorate'.

Nhưng khi các quan chức Pháp đem vấn đề này về Paris thì bị chính quyền trung ương Pháp bác bỏ.

Paris cử thêm lực lượng sang Bắc Kỳ, và quân Thanh cũng tăng viện.

Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì
Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Để chặn nhà Thanh không cho tiếp ứng sang Bắc Kỳ, Pháp vây các chiến thuyền của Trung Hoa ở cảng Phúc Châu, Phúc Kiến, phá tan hạm đội Trung Hoa vào tháng 8/1884

Tiếp tục bị quân Pháp đánh bại (1883), nên Thanh đồng ý ký Thỏa thuận Lý Hồng Chương - Fournier.

Pháp có quyền thương mại ở Bắc Kỳ, và nhà Thanh phải rút quân về.

Đổi lại, Thanh không phải trả chiến phí.

Nhưng điều quan trọng nhất của thỏa thuận Fournier là Trung Hoa phải bỏ chủ quyền ở Việt Nam (sovereignty over Vietnam).

Đây là điểm mấu chốt về 'ý thức hệ' và uy tín quốc tế của Trung Hoa nên phe diều hâu trong triều đình Thanh không chấp nhận.

Cuộc chiến tăng độ nóng, và Thanh tuy đông quân nhưng kém Pháp về hỏa lực, chiến thuật.

Ở Lạng Sơn, quân Quảng Tây tập trung 25 nghìn quân chống lại 1,5 nghìn quân Pháp mà không xong.

Bảo vệ phòng tuyến Kỳ Lừa, Francois Negrier của Pháp chỉ có 7 lính tử trận, 30 bị thương sau khi giết chết 1200 quân Thanh.

Ngay từ khi đó, Việt Nam đã thành chiến trường cho các thế lực quốc tế gián tiếp can thiệp.

Phổ và Anh đứng về phía nhà Thanh và đã nhiều lần tác động để Thanh tiếp tục chống Pháp.

Nga vẫn là mối đe dọa cho nhà Thanh ở phía Bắc và theo dõi sát chiến sự tại Bắc Kỳ.

Nhật Bản hỗ trợ Pháp trong cách triển khai hải quân vây Đài Loan và vô hiệu hóa hạm đội phía Bắc của Thanh.

Các cuộc nghị hòa của Pháp - Thanh về Bắc Kỳ đều có tác động của -đặc sứ Mỹ John Russell Young, người được Lý Hồng Chương tin cậy.

Vua Tự Đức cũng muốn cầu viện các nước châu Âu khác như Đức, Ý, và Phạm Phú Thứ đã đề xuất lập sứ quán tại Hong Kong để liên kết với Anh.

Nhưng các nỗ lực "đa phương quan hệ" đều bị Pháp chặn.

Dù ngăn cản được quân Pháp trên bộ ở Bắc Kỳ, phải đợi tới thất bại toàn diện về hải quân thì Thanh mới chịu thua.

Pháp đưa tàu vào bao vây quân cảng Phúc Châu, nã pháo bắn tan hạm đội 11 chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Thanh.

Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì
Tại sao có sự khác nhau về thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì

Chụp lại hình ảnh,

Một chương trong cuốn 'Việt Nam Pháp thuộc sử' của Phan Khoang, bản in ở Sài Gòn năm 1961

Năm 1885, hòa ước Pháp - Thanh được ký tại Paris.