Tại sao mũi to khi mang thai

Khi có bầu, cơ thể người phụ nữ diễn ra một loạt thay đổi từ tính cách, nội tiết tố và cả khướu giác. Lúc này, mẹ bầu cảm nhận về mùi hương có cường độ mạnh hơn so với lúc bình thường. 

Thậm chí, tình trạng này có thể diễn ra nghiêm trọng ở một số phụ nữ mang thai quá nhạy cảm về mùi. Và thông thường, các mẹ bầu thường bị nghén một số mùi hương xuất phát từ thực phẩm, đồ uống hoặc mùi từ môi trường xung quanh. Chẳng hạn như sau:

  • Các loại cá hoặc thịt.

  • Đồ nướng, thức ăn rán xào.

  • Rượu bia, thuốc lá.

  • Hóa chất tẩy rửa, sát khuẩn.

  • Mùi xăng dầu

Tình trạng nghén mùi thường diễn ra trong thời kỳ đầu (khoảng 3 tháng đầu) của thai kỳ và sẽ dần dần biến mất đến giữa thai kỳ. Theo các chuyên gia, những phụ nữ mang thai bị nhạy cảm với mùi như vậy có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn so với những bà bầu không bị nghén khác.
 

Tại sao mũi to khi mang thai

Nhiều phụ nữ mang thai nhận thấy mũi của họ thính hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng việc thay đổi đó xảy ra khác nhau ở mỗi người mẹ. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra giả thuyết liên hệ với tình trạng khi khứu giác của các mẹ bầu nhạy hơn thì cũng gây ra chứng ốm nghén. Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng những phụ nữ có khứu giác kém phát triển hơn thì họ thường không bị ốm nghén khi mang thai.

Nguyên nhân nào khiến khứu giác tăng cao khi mang thai?

Cũng như rất nhiều triệu chứng mang thai, khi nói đến khứu giác nhạy bén hơn, bà bầu có thể một lần nữa đổ lỗi cho các hormone thai kỳ. Trong trường hợp này, estrogen trong cơ thể sẽ khiến mọi mùi hương thoảng qua cũng trở thành một cuộc tấn công toàn lực vào mũi mẹ bầu.

Thật không may, không có cách nào để làm cho mũi của mẹ bầu bớt nhạy cảm trong khi nội tiết tố trong thai kỳ đang tăng mạnh. Đây là một trong những trải nghiệm làm mẹ mà thai phụ sẽ phải đợi cho nó tự bớt đi hay biến mất vào những tháng sau thai kỳ, hay đến sau khi sinh con.

Hãy nghĩ đến việc mũi mẹ thính hơn khi mang thai là một 'siêu năng lực' riêng của mẹ bầu trong thai kỳ đó, dù sao thì, tình trạng này cũng không kéo dài mãi đâu, nên mẹ đừng lo lắng nhé.

Mẹ bầu nên làm gì nếu tình trạng này làm ốm nghén nặng hơn?

Tại sao mũi to khi mang thai

Có thể mẹ bầu không thay đổi được cho đến khi bước qua 3 tháng đầu thai kỳ ngoài việc cố gắng chịu đựng và tránh xa những mùi hương khiến bạn khó chịu, đặc biệt là những mùi làm tăng cảm giác buồn nôn và các triệu chứng mang thai khác. Một số chiến lược đáng để thử gồm:

Ăn uống thông minh: Chỉ nấu và ăn những thức ăn mà mẹ cảm thấy thơm, hay dễ chịu, kích thích cơn đói. Ngay cả khi ngày xưa bạn yêu thích súp lơ và bông cải xanh, thì khi mang thai, bạn có thể không thích mùi của các loại rau họ cải nấu chín, thì hãy tìm kiếm những loại thực phẩm thay thế có giá trị dinh dưỡng tương đương.

Để không khí thoáng đãng: Mở cửa sổ bất cứ khi nào có thể, để loại bỏ mùi nấu ăn hoặc ẩm mốc.

Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ: Giặt quần áo của bạn thường xuyên hơn bình thường, vì quần áo bẩn có xu hướng giữ mùi.

Rửa và xịt nước muối có thể giúp giữ cho đường mũi của mẹ bầu ẩm và khỏe mạnh, và cũng giúp giảm nghẹt mũi, 1 triệu chứng khó chịu khác trong thai kỳ.

Chất khử mùi: Chuyển sang các sản phẩm chăm sóc da và đồ dùng vệ sinh không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ, hoặc ít nhất là những sản phẩm có mùi thơm không gây khó chịu cho bạn.

Hỏi đối tác, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp gần đó xem họ có thể không xịt nước hoa gần bạn, hay nấu các món có mùi trong bữa ăn, chẳng hạn. Làm nóng thực phẩm trong lò vi sóng cũng có xu hướng tạo ra ít mùi hơn so với các cách chế biến thức ăn khác.

Chỉ ngửi những mùi làm bạn dễ chịu: Cố gắng bao quanh mình bằng những mùi hương thực sự khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạc hà, chanh, gừng và quế có khả năng làm dịu cơn buồn nôn ở thai phụ đấy.

Đánh lạc hướng mũi của bạn: Nhai một miếng kẹo cao su hoặc ngậm một viên kẹo cứng, điều này có thể giúp bạn tránh xa mùi hôi. Đặc biệt, kẹo bạc hà cũng có thể giúp giảm buồn nôn.

Ăn đồ ăn nguội hơn một chút so với trước kia: Điều này cũng hữu ích, vì các giác quan của vị giác và khứu giác của bạn có mối liên kết với nhau. Một chiếc bánh mì hoặc salad để nguội có thể đỡ hơn là bít tết, phô mai hoặc cá hồi nướng, những món ăn này có thể có vị và mùi mạnh hơn khi ăn nóng.

Mũi mẹ thính hơn khi mang thai là việc bình thường, nó cũng là một tình trạng thường xảy ra trong thai kỳ. Nếu điều này làm mẹ bầu khó chịu hay ốm nghén quá nặng, hãy liên hệ với bác sỹ để tìm kiếm một giải pháp tốt hơn, không ảnh hưởng tời sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé.

Tại sao mũi to khi mang thai
Tại sao mũi to khi mang thai

Bà bầu bị cánh mũi to phải làm sao

Cánh mũi to trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu nhận thấy cánh mũi của mình nở to bất thường. Đỏ như trái cà chua ngự trị trên khuôn mặt. Hiện tượng này là do các mạch máu mũi phình ra, làm tăng áp lực, nguyên nhân khiến chúng dễ bị vỡ. Vậy bà bầu bị cánh mũi to phải làm sao?

Bà bầu bị cánh mũi to là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên quá lo lắng vì cánh bị nở to sẽ bình thường sau sinh.

Tại sao mũi to khi mang thai

Nguyên nhân bà bầu bị cánh mũi to

1. Do tăng cân nhanh

Cánh mũi to và dày hơn lúc bầu bí có thể là do cơ thể mẹ tăng cân nhanh chóng. Việc này làm cho các bộ phận trên cơ thể cũng bị tăng kích cỡ. Ví dụ như bụng, ngực, mông, bắp tay, đùi, mặt và cả mũi.

Tại sao mũi to khi mang thai

2. Sự thay đổi hormone

Nguyên nhân khác có thể là do sự thay đổi hormone của cơ thể trong giai đoạn mang thai. Gây ra những bất thường trên khuôn mặt bạn. Ngoài việc bà bầu bị đầu mũi to cánh mũi dày thì da mũi của nhiều người còn đỏ ửng và sần sùi như vỏ cam sành. Ngoài ra, bọng mắt cũng có thể to hơn, mí mắt sụp xuống, kích thước môi lớn hơn bình thường.

3. Do chức năng phổi bị ảnh hưởng khi mang thai

Phụ nữ bị tăng cân nhiều khi mang bầu cùng với việc thai nhi lớn dần mỗi ngày đã gây ra sự chèn ép nội tạng. Tình trạng này làm chức năng của phổi bị ảnh hưởng khiến bà bầu khó thở. Khi cơ thể bị thiếu oxy thì theo cơ chế tự nhiên, cánh mũi sẽ mở rộng ra để bạn hít thở không khí. Đây cũng có thể là lý do vì sao mũi của nhiều phụ nữ thường to hơn khi mang thai.

4. Do chức năng lá lách và dạ dày kém khi mang thai

Khi mang thai, ngoài chức năng phổi bị ảnh hưởng thì chức năng của lá lách và dạ dày cũng có thể hoạt động kém hơn. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống trong thai kỳ phong phú hơn bình thường. Dẫn đến các bộ phận này phải hoạt động quá mức và suy yếu. Lá lách và dạ dày hoạt động kém có thể làm cho vùng mũi của bà bầu có màu đỏ.

Cách khắc phục cho bà bầu bị cánh mũi to

Mẹ cần chú ý khi chăm sóc da mũi trong thời kỳ mang thai như sau:

  • Khi rửa mặt, không dùng móng tay vào hai bên cánh mũi để lấy mụn vì da sẽ bị tổn thương và sần sùi hơn.
  • Tẩy ra chết 1-2 lần mỗi tuần, đồng thời thoa kem dưỡng ẩm cho da mũi.
  • Có thể dùng miếng lột mụn vùng mũi nhưng chỉ nên dùng miếng lột nhẹ để da không bị tổn thương. Bạn chỉ nên lột mụn mỗi tháng 1-2 lần. Lưu ý, trước khi lột mụn bạn nên làm ướt mũi bằng nước ấm để lỗ chân lông mở ra giúp cho việc lột mụn dễ hơn.
  • Sau khi lột mụn bạn nên thoa nước hoa hồng để làm se khít lỗ chân lông.

Bà bầu bị cánh mũi to có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ có bầu bị cánh mũi to không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những khó chịu. Sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ bầu. Những khó chịu, lo lắng sẽ khiến bà bầu chán ăn, không muốn ăn dẫn đến cơ thể không hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết để nuôi thai nhi.

Bà bầu bị cánh mũi to nên có chế độ ăn như thế nào?

1. Chất đạm

Tăng cường bổ sung đạm bằng các thực phẩm thịt nạc, thịt gia cầm, đậu, trứng…

2. Rau xanh

Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, các loại hạt để cung cấp kali cho bà bầu như khoai lang, cà chua, chuối, sữa chua, rau chân vịt, nước cam, dưa hấu…

3. Ăn nhạt

Muối chính là tác nhân khiến phù nề nặng hơn bởi muối tăng lưu giữ chất lỏng, tích nước trong cơ thể người mẹ. Hãy ăn nhạt và giảm lượng muối trong bữa ăn.

4. Uống đủ nước

Khi mang bầu, việc uống đủ nước sẽ giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu hoạt động trơn tru hơn đồng thời phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù cho người mẹ.

5. Hạn chế đồ ăn sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều chất bảo quản, hàm lượng đường, muối cao, nhiều dầu mỡ. Những lí do này đều có hại và càng làm tình trạng phù nề thêm trầm trọng mà thôi.

6. Bổ sung vitamin C – E

Các loại thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C đều có lợi trong việc giảm sự giữ nước trong cơ thể. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, ngô ngọt, dầu hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, bơ thực vật và dầu bắp. Thực phẩm giàu vitamin C là ớt xanh, ớt đỏ, trái cây họ cam quýt, khoai tây, dưa hấu, cà chua, bắp cải, dâu tây, bông cải xanh…

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị cánh mũi to phải làm sao? Bà bầu bị cánh mũi to có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị cánh mũi to.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Tại sao mũi to khi mang thai