Tại sao phải tiêm trưởng thành phổi

Trả lời:

Hỗ trợ phổi cho thai tức là đưa một lượng thuốc thuộc nhóm corticosteroid vào trong người mẹ để tạo ra những chất làm trưởng thành phổi của thai nhi, dự phòng trường hợp trẻ sinh non.

Hiện trên các chứng cứ y khoa cho thấy, liệu pháp corticosteroid để hỗ trợ phổi giúp cứu sống nhiều trẻ non tháng, đặc biệt ứng dụng tốt trong trường hợp có chuyển dạ sinh non. Thường khi có chuyển dạ sinh non ở một thai phụ đang sống vùng xa trung tâm có hồi sức sơ sinh tích cực, thường người ta dùng từ "chuyển viện trong bụng mẹ". Bác sĩ cố tình tạo ra những giảm cơn gò bằng cách cho nhiều thuốc giúp giảm cơn gò, cho người mẹ và đứa bé được chuẩn bị về trưởng thành phổi, để trẻ khi ra đời giảm bớt nguy cơ tử vong do phổi bị non. Bác sĩ cũng đủ thời gian để chuyển bé đến các trung tâm có hồi sức tích cực sơ sinh.

Thường hỗ trợ phổi thai được ứng dụng trong những tình huống mà đứa trẻ trải qua giai đoạn sinh sớm trước tuổi thai 34 tuần. Hiện một số y văn thế giới còn nâng tuổi thai lên, ví dụ như với Hiệp hội sản phụ khoa của Mỹ thì trẻ sinh non 36 tuần vẫn chích thuốc hỗ trợ phổi.

Có rất nhiều tranh luận ở các trung tâm sản phụ khoa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo ý kiến của chúng tôi, việc gì cũng có hai mặt. Chúng ta cũng lo lắng vì không biết em bé có bị sinh non hay không và dĩ nhiên ở những thai kỳ, các bác sĩ sản khoa luôn đánh giá cận lâm sàng như siêu âm ở tuần tuổi thai 18, 20, 22 và trước 24 tuần để biết thai phụ có nguy cơ sinh non không. Trong những tình huống có yếu tố nguy cơ như vậy, bác sĩ sẽ xem xét hỗ trợ phổi của đứa bé để phòng ngừa nguy cơ sinh non trước 34-36 tuần.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều báo cáo cho thấy, mặc trái của việc lạm dụng hoặc sử dụng khi không có chỉ định rõ ràng đối với corticosteroid có thể sẽ ảnh hưởng lên việc đóng lại những thóp của thai nhi sớm nếu cho dùng sớm. Trước đây đã có những liệu trình sử dụng cho hai lần cách nhau một tuần và cho lặp lại thì cho thấy có thể thóp của em bé đóng sớm, còn những tồn tại của ốc động mạch. Ngoài ra, những báo cáo khoa học gần đây ghi nhận có sự ảnh hưởng lên sự phát triển não ở vùng hồi hải mã và điều này không xuất hiện ở thời điểm bé một hay 2 tuổi, mà có thể lâu hơn nữa, ảnh hưởng lên các vùng tư duy ngôn ngữ sau này của bé.

Theo phần lớn các chuyên gia về sản phụ khoa hiện nay rất cân nhắc khi chuẩn bị các loại thuốc hỗ trợ phổi cho thai khi không có nguy cơ bị sinh non hoặc khi thấy em bé tới tuổi thai trên 36 tuần có cần phải chích hay không, phải cân nhắc từng trường hợp. Dĩ nhiên không có chỉ định tuyệt đối hoàn toàn cho mọi thai kỳ, kể cả thai kỳ hỗ trợ sinh sản là phải chích ở tuần thai 28. Chúng tôi không có khuyến cáo điều này, mà chỉ có những trường hợp có nguy cơ thì bác sĩ cần thảo luận với gia đình, thai phụ để hiểu rằng vì sao phải làm việc này.

Bác sĩ chuyên khoa II - Nguyễn Bá Mỹ Nhi
Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

  • 04:00 03/01/2022
  • Xếp hạng 4.85/5 với 20249 phiếu bầu

Tiêm trưởng thành phổi được bác sĩ khuyến nghị cho các trường hợp dọa sảy thai, có nguy cơ sinh non. Bên cạnh lợi ích là giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, tiêm trưởng thành phổi cũng tồn tại một số tác dụng phụ không mong muốn.

Có 2 loại thuốc hỗ trợ phổi (thuốc trưởng thành phổi) được khuyến nghị sử dụng cho các trường hợp dọa sinh non hoặc có nguy cơ sinh non từ 28 - 34 tuần tuổi là Betamethasone và Dexamethasone (thuộc nhóm Corticosteroid). Gần đây, thời gian sử dụng thuốc trưởng thành phổi có thể mở rộng đối với thai nhi 26 - 27 tuần tuổi hoặc thai nhỏ hơn 39 tuần nếu cần mổ chủ động.

Với trẻ sinh non (ra đời khi tuổi thai từ 22 - 37 tuần), các cơ quan nội tạng chưa được hoàn thiện về mặt chức năng, đặc biệt là phổi, khiến trẻ không trao đổi được không khí, gây suy hô hấp. Trẻ được dùng thuốc tiêm trưởng thành phổi sẽ giảm nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp, tử vong sơ sinh và các bệnh tật khác. Đồng thời, liệu pháp này không làm tăng biến chứng sơ sinh hoặc khiến thai chậm phát triển trong tử cung.


Tiêm trưởng thành phổi giúp giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sinh non

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc Betamethasone và Dexamethason dùng cho phụ nữ có thai được phân loại thuộc nhóm C, nhóm có thể có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Việc sử dụng thuốc trưởng thành phổi có thể gây ra một số tác động bất lợi cho sản phụ và thai nhi như:

  • Có thể gây tác dụng phụ tiêu cực ở não và chức năng của trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận ở thai nhi;
  • Ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận ở sản phụ;
  • Thuốc có thể làm giảm miễn dịch ở thai phụ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh sớmnhiễm trùng hậu sản ở người mẹ;
  • Dùng liều cao dexamethasone có thể gây nhiễm độc thần kinh ở thai nhi;
  • Gây ra các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn, giảm huyết áp hoặc tương tự sốc;
  • Có thể gây chậm phát triển thần kinh ở những trẻ được điều trị trên 3 đợt thuốc trưởng thành phổi;
  • Mẹ sử dụng corticoid có liên quan tới tình trạng cân nặng sơ sinh giảm, giảm chu vi vòng đầu của trẻ do cốt hóa sớm các sụn xương, liền khớp sọ sớm;
  • Sau tiêm trưởng thành phổi có thể có hiện tượng giảm vận động ở thai nhi. Tuy nhiên, những trẻ được tiêm trên 3 liều trưởng thành phổi có thể bị rối loạn tăng động sau này;
  • Tiêm thuốc trưởng thành phổi có thể làm tăng đường huyết nhẹ ngay sau mũi tiêm đầu tiên và kéo dài khoảng 5 ngày. Vì vậy, thai phụ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ trước khi tiêm hoặc sau khi tiêm 5 ngày để tránh tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát.

Nhìn chung đây là phương pháp thực sự cần thiết cho những trường hợp có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc có nguy cơ sinh non. Bác sĩ sẽ khuyên thực hiện tiêm trưởng thành phổi tùy thuộc vào thời điểm và tình hình thực tế cụ thể nhằm tránh phải dùng thuốc lặp lại, giảm những hậu quả không mong muốn cho thai phụ và thai nhi. Các trường hợp thai bình thường thì không nên tiêm trưởng thành phổi vì có thể gây ra một số ảnh hưởng tới thai kỳ.

Lưu ý: Các thai phụ nên lựa chọn tiêm trưởng thành phổi ở các cơ sở y tế đủ điều kiện và phải có y bác sĩ theo dõi liên tục.

Tiêm trưởng thành phổi chỉ thực sự cần thiết cho những bà bầu có nguy cơ sinh non

Tiêm trưởng thành phổi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm các biến chứng của trẻ sinh non, đặc biệt là suy hô hấp. Loại thuốc sử dụng để tiêm trưởng thành phổi có một số tác dụng phụ nhất định nên trước khi tiêm, thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cách tốt nhất để chăm sóc cả mẹ lẫn con trong thời kỳ mang thai, hãy bắt đầu chọn cho mình một dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói trước sinh càng sớm càng tốt.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ sinh non. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh - trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ, tận tâm.

XEM THÊM:

  • 23:03 11/01/2022
  • Xếp hạng 4.88/5 với 20212 phiếu bầu

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp giúp phổi thai nhi phát triển nhanh chóng hơn, tránh nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ về chức năng. Thuốc trưởng thành phổi cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ thống, xuất huyết não, chậm phát triển, tử vong ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng.

Thuốc tiêm trưởng thành phổi hiện nay là các thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Trong đó, hai thuốc được sử dụng phổ biến là Dexamethasone và Betamethasone. Ưu điểm của hai loại thuốc này là:

  • Khả năng ức chế miễn dịch yếu
  • Tác dụng kéo dài hơn hydrocortison
  • Thuốc qua nhau thai tốt
  • Thuốc không tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn của trẻ (40 giờ).

Phương pháp tiêm corticosteroid cho thai phụ nhằm kích thích sự trưởng thành phổi thai nhi được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp đã được áp dụng rộng rãi và thu được nhiều kết quả thành công tốt đẹp. 12 nghiên cứu ngẫu nhiên được thực hiện từ 1972 đến 1989 trên 3000 phụ nữ sinh non, số phụ nữ này được chia thành hai nhóm, một nhóm sử dụng betamethasone và một nhóm dùng giả dược. Kết quả cho thấy, corticosteroid giúp làm giảm 50% nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sinh non trước tuần 31 của thai kỳ. Năm 2000, Hội thảo về Hiệu lực của điều trị corticosteroid trước sinh cho trưởng thành thai nhi của Học viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định vai trò của tiêm thuốc trưởng thành phổi trong làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, nguy cơ tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Thuốc tiêm trưởng thành phổi hiện nay thuộc nhóm corticosteroid

Thuốc trưởng thành phổi sau khi được tiêm vào cơ thể thai phụ sẽ qua nhau thai để đến cơ thể thai nhi. Tác dụng thuốc trưởng thành phổi là:


  • Kích thích sự tổng hợp và phóng thích surfactant vào phế nang thai nhi. Trong thai kỳ bình thường, surfactant là hoạt chất chỉ xuất hiện khi thai nhi được 32 tuần tuổi. Surfactant giúp làm giảm sức căng bề mặt ở phế nang sau khi trẻ được sinh ra, giúp các phế nang luôn mở để trao đổi khí. Nếu thiếu surfactant sẽ tăng nguy cơ xẹp phổi, suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh.
  • Tiêm trưởng thành phổi còn giúp kích thích thể tích phổi tăng lên và giảm lượng chất lỏng trong phổi.

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện khi bác sĩ xác định thai phụ có dấu hiệu sinh non hoặc có nguy cơ cao sinh non.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non gồm:

  • Xuất hiện những cơn gò tử cung gây đau với tần suất thường xuyên
  • Ra máu hoặc chất nhầy màu hồng ở âm đạo, đau thắt lưng, trì nặng bụng
  • Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy có sự biến đổi ở cổ tử cung
  • Vỡ ối, đau tức vùng xương chậu

Một số nguyên nhân gây sinh non thường gặp đó là :

Các nguyên nhân từ thai như: đa thai, đa ối, vỡ ối, rỉ ối, thai bị nhiễm khuẩn ối, thai có khuyết tật, thai được thụ tinh trong ống nghiệm,...

Thai phụ tiến hành tiêm trưởng thành phổi khi có nguy cơ sinh non

Tuy nhiên có hơn 50% các trường hợp sinh non không xác định được nguyên nhân, do đó thai phụ cần khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được khám và điều trị kịp thời, tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi nếu cần thiết.

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện từ tuần thứ 24 đến 34 của thai kỳ. Nếu sau khi tiêm thuốc 7 ngày mà thai phụ vẫn chưa sinh và vẫn còn nguy cơ sinh non trong 7 ngày tiếp theo thì thai phụ sẽ được tiêm nhắc lại 1 đợt.

Liều lượng tiêm mỗi đợt như sau:

  • Betamethasone: 12mg/liều tiêm bắp, tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 24 giờ
  • Dexamethasone: 6mg/liều tiêm bắp, tiêm 4 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ.

Tiêm trưởng thành phổi không khuyến cáo tiêm theo định kỳ hay tiêm nhiều hơn 2 đợt. Nếu thai nhi sau 34 tuần thì không cần thiết phải tiêm trưởng thành phổi, vì thuốc lúc này không còn tác dụng.

Thuốc trưởng thành phổi không có tác dụng với thai nhi 34 tuần tuổi

Ngoài những lợi ích thuốc mang lại, tiêm trưởng thành phổi bằng corticosteroid cũng có thể gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi như:

  • Gây suy thượng thận ở mẹ, có trường hợp báo cáo về suy thượng thận ở trẻ sơ sinh nhưng hiếm gặp.
  • Người mẹ có thể gặp sốc phản vệ, dị ứng, hạ huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng khi tiêm trưởng thành phổi.
  • Gây tăng đường huyết bắt đầu từ mũi tiêm đầu tiên và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Do đó thai phụ cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ để tránh nguy cơ sau khi tiêm không kiểm soát được đường huyết.
  • Sử dụng từ 3 liều Betamethason trở lên có thể liên quan đến tình trạng tăng động ở trẻ sau này. Dùng nhiều liều dexamethasone, thai nhi có nguy cơ nhiễm độc thần kinh.

Do có nhiều nguy cơ, nên tiêm trưởng thành phổi chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ. Thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ sau tiêm để đề phòng các tai biến có thể xảy ra.

Nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc có các dấu hiệu sinh non thì bạn nên thực hiện khám thai định kỳ, đồng thời lựa chọn các phương pháp chăm sóc thai sản trọn gói để cả thai kỳ các bác sĩ đều có thể nắm được tiền sử bệnh và có hướng theo dõi, điều trị và hạn chế các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Để bảo vệ sức khỏe thai phụ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đến trực tiếp thăm khám tại bệnh viện.