Tại sao sạc dự phòng tự tắt

9/8/15

Trong khi công nghệ vi xử lý, công nghệ màn hình cùng các tính năng, ứng dụng đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì công nghệ về pin trên các thiết bị di động gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Đa số các thiết bị di động hiện nay vẫn sử dụng công nghệ pin Lithium Li-on ra đời từ những thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước. Mặc dù pin Li-on đã có nhiều cải tiến song nó vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất thiết bị di động cũng như người tiêu dùng. Chính vì vậy, sử dụng pin trên thiết bị di động sao cho vừa tiết kiệm pin và không khiến viên pin bị chai là điều khiến người dùng hiện nay “đau đầu” nhất. Dẫu vậy, không phải người dùng nào cũng biết sử dụng pin thiết bị di động một cách đúng cách để đạt được mục tiêu trên. Dưới đây là một số những “sai lầm” phổ biến mà người dùng thường xuyên mắc phải trong quá trình sử dụng pin các thiết bị di động:

DÙNG CÁP SẠC “KHÔNG CHÍNH CHỦ”



Tại sao sạc dự phòng tự tắt

Đây cũng là một thói quen không tốt của nhiều người dùng trong quá trình sử dụng thiết bị di động. Nhiều người cho rằng, việc sử dụng cáp sạc nào cho thiết bị là không quan trọng vì “cái nào mà chẳng dùng để sạc”. Chính vì vậy, họ thường tùy tiện sử dụng các loại sạc của thiết bị này cho các thiết bị khác hoặc sử dụng các loại sạc hàng nhái đang bán tràn lan trên thị trường.Thực tế cho thấy, việc sử dụng cáp sạc “không chính chủ” gây ra không ít tác hại đối với pin của các thiết bị di động. Mỗi thiết bị di động có điện áp khác nhau (smartphone khác với tablet và cũng khác với laptop). Cùng một loại thiết bị, mỗi hãng sản xuất lại sử dụng tiêu chuẩn điện áp khác nhau. Chính vì thế, việc sử dụng lẫn lộn các loại dây và cáp sạc giữa các thiết bị cũng như giữa các hãng sản xuất khác nhau có thể khiến làm hỏng pin, thậm chí xảy ra cháy nổ thiết bị.

Cách khắc phục: Các thiết bị di động luôn được bán ra kèm theo bộ cáp, sạc chính hãng. Do vậy, khi sạc pin, bạn hãy cố gắng sử dụng cáp sạc chính hãng kèm theo máy. Trong trường hợp sạc cáp này bị hỏng hoặc mất, bạn nên mua bộ cáp, sạc chính hãng để thay thế. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại cáp sạc của thiết bị khác hoặc mua các loại sạc trôi nổi trên thị trường.


SẠC PIN QUA ĐÊM Sạc pin của các thiết bị di động (laptop, smartphone, máy tính bảng, máy nghe nhạc…) qua đêm là thói quen sai lầm của không ít người dùng. Thực tế thì thói quen này bắt nguồn từ hạn chế của chính công nghệ pin Lithium Li-on được trang bị trên các thiết bị di đông. Thông thường, ban ngày, người dùng sử dụng điện thoại, máy tính bảng, máy nghe nhạc rất nhiều. Vì vậy, đến buổi tối về tới nhà thì những chiếc điện thoại hay máy tính bảng đều đã hết cạn pin. Khi đó, điều tất nhiên, việc người dùng cần làm chính là cắm sạc cho thiết bị của mình để chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo. Thông thường, các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng cần từ 2 - 4 tiếng để có thể nạp đầy năng lượng. Tuy nhiên, không phải người dùng này cũng đủ kiên nhẫn để đợi pin của máy được sạc đầy sau một ngày làm việc mệt mỏi. Và vì thế, theo thói quen, người sử dụng thiết bị di động thường để máy sạc suốt cả đêm và chỉ rút sạc ra vào sáng ngày hôm sau, trước khi đi làm.Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chai pin, phồng pin, thậm chí ảnh hưởng tới nguồn của thiết bị. Đã có rất nhiều thiết bị (chẳng hạn như chiếc BlackBerry 9900), nếu như người dùng sạc qua đêm nhiều lần máy có thể bị “chết nguồn”, khiến máy không thể bật màn hình lên được nữa. Thậm chí, một số thiết bị có thể phát nổ vì người sử dụng cắm sạc quá lâu…

Cách khắc phục: Để khắc phục sai lầm này, cách tốt nhất là bạn nên cố gắng hạn chế sạc pin thiết bị qua đêm. Hãy cố gắng sạc thiết bị ngay khi về nhà và cố gắng rút sạc ra trước khi bạn chìm vào giấc ngủ.

VỪA SẠC PIN VỪA DÙNG THIẾT BỊ


Tại sao sạc dự phòng tự tắt

Bạn đang chơi game chưa đã ghiền thì thiết bị báo pin yếu và cần phải sạc, thiết bị đang sạc nhưng bạn vẫn muốn lướt Facebook cập nhật tình hình của bạn bè,… Có tới một ngàn lẻ một lý do để người dùng vừa sạc lại vừa sử dụng thiết bị với cường độ cao. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu và gây hại không nhỏ cho pin của thiết bị. Thực chất, sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như bạn chỉ sử dụng máy để nhắn một vài tin nhắn hay gọi một cuộc gọi trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng máy để để chơi game, xem phim, hay lướt web… (những tác vụ nặng) khi đang sạc pin thì sẽ không ổn chút nào. Nguyên nhân là vì, khi bạn sử dụng thiết bị với cường độ lớn, pin của thiết bị sẽ phải thực hiện quá trình “sạc – xả” liên tục. Hầu hết các pin Li-on hiện nay không thể thực hiện tốt vừa sạc vừa xả cùng lúc. Do vậy, việc sạc và xả cùng lúc sẽ khiến nhiệt độ của pin tăng lên đột ngột rất hại cho tuổi thọ pin lẫn thiết bị. Hậu quả hay gặp nhất do sai lầm này gây ra chính là lỗi báo pin ảo do IC nguồn ghi nhận không chính xác. Ngoài ra sẽ còn xảy ra hiện tượng pin phồng hoặc loạn cảm ứng, sụp nguồn… Nhiều trường hợp thực tế đã báo cáo rằng, thiết bị iPhone của họ đã bốc cháy khi người dùng dùng máy để chơi game trong lúc sạc pin.

Cách khắc phục: Trừ những trường hợp quá cần thiết, hãy cố gắng không sử dụng điện thoại trong lúc sạc, đặc biệt là sử dụng các tác vụ nặng như chơi game hay lướt web. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tuổi thọ của pin thiết bị mà còn đảm bảo cho sự an toàn của thiết bị cũng như bản thân bạn.

ĐỂ PIN CẠN KIỆT RỒI MỚI SẠC

Thói quen này bắt nguồn từ một quan niệm khá sai lầm của nhiều người sử dụng cho rằng, nếu như sạc pin khi chưa dùng hết sẽ khiến pin nhanh chóng bị chai. Ngoài ra, sai lầm này đôi khi còn bắt nguồn từ quan niệm tận dụng tối đa dung lượng pin của thiết bị của nhiều người dùng. Thực ra, việc chai pin do sạc pin khi chưa dùng hết là có thật. Tuy nhiên, đó là hiện tượng xảy ra đối với công nghệ pin Ni-MH trước đây. Còn với loại pin Lithium Li-on được sử dụng phổ biến trên các thiết bị di động hiện này, bạn có thể sạc bất cứ khi nào mà không lo pin bị chai pin. Trong khi đó, việc để pin cạn kiệt rồi mới sạc sẽ gây ra không ít tác hại cho viên pin của thiết bị. Khi pin điện thoại kiệt, Lithium-Ion trong pin sẽ bị “teo” (mất hiện tượng phân cực), để cho pin hoạt động lại thì phải phân cực lại cho pin bằng cách “kích” pin bằng cách dùng dòng điện cao hơn để sạc điện thoại. Tuy nhiên, những phương pháp “gây sock” về lâu dài sẽ làm pin của bạn giảm tuổi thọ nhanh chóng.

Cách khắc phục: Bạn nên hạn chế sử dụng thiết bị cạn kiệt pin rồi mới bắt đầu sạc. Các thiết bị di động hiện tại đều cho phép người dùng đặt thông báo mức pin yếu và yêu cầu phải sạc cho thiết bị. Tốt nhất, bạn hãy đặt mức thông báo chế độ ở mức 20%.

SẠC PIN KHÔNG ĐẦY

Cũng giống như việc để pin cạn kiệt mới sạc, việc sạc pin không đầy cũng là một sai lầm phổ biến trong việc sử dụng pin của các thiết bị di động. Sai lầm này bắt nguồn từ rất nhiều lý do mà thông thường là do những trường hợp “bất khả kháng” buộc người dùng phải rút dây sạc khi thiết bị vẫn chưa báo dung lượng pin đã đạt 100% hay full.Nếu bạn tìm hiểu một chút về pin sẽ biết rằng, mỗi viên pin Li-on có tuổi thọ sử dụng khoảng 2 năm tương đương với khoảng hơn 200 – 500 lần sạc. Mỗi lần sạc ở đây được tính từ thời điểm bạn rút sạc ra khỏi máy và sử dụng đến dung lượng pin mà bạn cắm sạc trước đó. Do vậy, nếu như bạn thường xuyên sạc máy không đầy, số lần bạn phải sạc pin sẽ nhiều lên và điều đó cũng có nghĩa, tuổi thọ pin cũng sẽ giảm và thời lượng sử dụng pin cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách khắc phục: Cách tốt nhất để khắc phục sai lầm này chính là cố gắng sạc pin thật đầy trước khi rút sạc ra khỏi thiết bị và sử dụng. Và trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn nên tránh việc rút ra và cắm lại dây sạc nhiều lần trong quá trình sạc pin.

SỬ DỤNG PIN DUNG LƯỢNG CAO

Nhiều người đã chọn sử dung pin dung lượng cao như một giải pháp khắc phục hạn chế thời lượng pin kém của thiết bị, đặc biệt là các thiết bị smartphone có màn hình lớn và cấu hình cao. Thực tế, việc sử dụng các loại pin dung lượng cao đúng là có thể giải quyết nhu cầu tức thời về tình trạng luôn thiếu pin của các thiết bị di động ngày nay. Tuy nhiên, về lâu dài, việc sử dụng pin dung lượng cao tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. Các viên pin dung lượng cao thường có kích thước lớn làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của thiết bị. Phản ánh từ người dùng cho thấy, những con số “khủng” thực chất chỉ được đưa ra để quảng cáo và nhiều viên pin có dung lượng cao gấp 2 thập chí gấp 5 lần so với viên pin “chính hãng” song thời lượng sử dụng thực tế có khi chỉ xấp xỉ, có khi không bằng viên pin theo máy. Bên cạnh đó, tuổi thọ của pin thường giảm đi một cách rõ rệt chỉ sau vài lần sạc. Ngoài ra, chưa có bất cứ kiểm chứng nào đánh giá đầy đủ, tin cậy về các loại pin dung lượng cao đang bán tràn lan trên thị trường sẽ không gây hại cho thiết bị của bạn.

Cách khắc phục: Thay vì tìm các loại pin dung lượng cao để tăng thời lượng sử dụng pin cho thiết bị, bạn nên sử dụng pin của nhà chính hãng đúng cách để tăng tuổi thọ pin.

Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chính hãng và chất lượng rất tốt sau:

Pin dự phòng adata


Pin dự phòng samsung
Pin dự phòng xiaomi

11/8/15

Chiếc iPhone 5 đính kim cương có giá 16,5 triệu đôla của một doanh nhân người Trung Quốc, đến nay vẫn giữ kỷ lục là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới.

Điện thoại của Apple xưa nay nổi tiếng về mặt thương hiệu và chất lượng được người dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu nói về đẳng cấp điện thoại đắt tiền dành cho những doanh nhân giàu có, thì Vertu hay Tag Heuer, Mobiado lại vượt trội hơn cả.


Tại sao sạc dự phòng tự tắt
Iphone 5 khủng nhất thế giới
Các thương hiệu điện thoại đắt tiền chủ yếu sản xuất với số lượng hạn chế. Đối tượng mà các hãng sản xuất điện thoại cao cấp này hướng đến là tỷ lệ người giàu ít ỏi trên thế giới hiện nay. Trong khi đó, đối tượng sử dụng điện thoại iPhone lại là đông đảo khách hàng có điều kiện kinh tế khá giả trở lên. Tuy vậy, nếu yêu thích thương hiệu điện Mỹ, người tiêu dùng vẫn có thể làm tăng thêm giá trị của iPhone theo ý muốn của mình, bằng cách đưa chúng đến các hãng chế tác điện thoại nổi tiếng. Chiếc iPhone 5 của một doanh nhân Trung Quốc cũng được Stuart Hughes thiết kế lại phần vỏ với 600 viên kim cương đính trên cạnh viền xung quanh máy, 53 viên kim cương được sử dụng để ốp kín biểu tượng quả táo khuyết phía sau. Ngoài ra, chiếc điện thoại giá 16,5 triệu đô này còn được gắn một viên kim cương đen với 26 carat, và toàn bộ phần vỏ máy được phủ một lớp vàng ròng. Màn hình của chiếc iPhone 5 đặc biệt cũng được tráng theo lớp sapphire để chống lại những cú va chạm mạnh hay vô ý làm rơi máy. Sau khi được đính một số lượng lớn kim cương quý hiếm trên máy, nhiều người cho rằng, chiếc iPhone 5 sẽ nặng hơn lúc đầu rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi cân lại trọng lượng, chiếc điện thoại đắt nhất thế giới chỉ nặng hơn bản tiêu chuẩn là 23gram.

Tất cả những chi tiết thay đổi trên “iPhone 5 kim cương” chủ yếu tập trung ở hình thức bên ngoài. Các linh kiện bên trong và tính năng công nghệ của điện thoại vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Với tổng số 654 viên kim cương quý giá gắn trên vỏ máy, đây vẫn được coi là chiếc điện thoại có giá trị cao nhất trên thế giới hiện nay.

Nguồn bài viết: 16,5 triệu đô cho chiếc điện thoại đắt nhất thế giới

11/8/15

bài viết rất hay , cảm ơn bạn đã chia sẻ

Tại sao sạc dự phòng tự tắt