Tại sao tay chân lạnh

Nếu tay, chân luôn lạnh dù đã đeo gang và xỏ tất, bạn nên chú ý đến sức khỏe nhiều hơn vì đây là điều cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề.

Tại sao tay chân lạnh

Tay, chân luôn lạnh hơn người khác là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tật.

Mạch máu kém lưu thông

Tay, chân lạnh là hiện tượng phổ biến khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, kéo theo nhiệt độ cơ thể giảm. Nhưng nếu bạn ủ ấm cơ thể đã lâu mà tay chân vẫn không ấm lên mấy thì rất đáng lo ngại.

Tay chân lạnh có thể là dấu hiệu của thấp khớp, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, tuyến giáp kém hoạt động hoặc phổ biến nhất là Hội chứng Raynaud (mạch bàn tay, chân bị co thắt khi gặp lạnh hoặc stress).  

Các mạch máu co lại khi trời lạnh là phản ứng bình thường để cơ thể duy trì nhiệt độ và bảo vệ các cơ quan. Tuy nhiên, ở những người mắc hội chứng Raynaud, các động mạch luôn co thắt đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra ở ngón tay, ngón chân và đôi khi là ở tai, mũi hay núm vú... khiến những bộ phận này biến đổi màu sắc và cảm giác. Móng tay, chân có thể chuyển sang màu trắng xanh (do động mạch bị đóng lại), sau đó có màu xanh lam hoặc tím rồi chuyển sang màu hồng, đỏ khi cơ thể ấm lên hoàn toàn (mạch máu giãn ra, máu lưu thông tốt hơn). May mắn là sự chuyển sắc đột ngột này không hại sức khỏe. Tuy nhiên ở một vài trường hợp, hội chứng Raynaud có thể kết hợp với các vết loét nhỏ ở ngón tay hoặc ngón chân và rất khó chữa lành. 

Nếu bị lạnh tay chân thường xuyên kèm theo các triệu chứng sau, bạn hãy đi khám bệnh càng sớm, càng tốt:

  • Dày hoặc căng da
  • Vết loét hoặc vết nứt trên đầu ngón tay hoặc ngón chân
  • Mệt mỏi
  • Cân nặng thay đổi liên tục
  • Sốt
  • Đau khớp
  • Phát ban
Tại sao tay chân lạnh

Bệnh xơ vữa động mạch chi

Bệnh xơ vữa động mạch ở các chi, hay bệnh động mạch ngoại vi, thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc. Bệnh nhân bị hẹp, tắc, phình một hay nhiều đoạn động mạch. Bệnh gây ra các triệu chứng như thiếu máu tại chi hoặc cơ quan. Các triệu chứng báo hiệu bệnh xơ vữa động mạch các chi gồm:

  • Tay, chân lạnh
  • Chuột rút, nặng hơn hoặc đau khi đi bộ
  • Rụng tóc
  • Màu sắc của móng tay và chân thường thay đổi
  • Đau nhức ở bàn chân hoặc ngón chân
Tại sao tay chân lạnh

Những cơn chuột rút tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe.

Nếu tự dưng bạn bị đau thắt trong 20 giây, cơn đau qua đi rất nhanh chóng và không trở lại, bạn có thể sẽ không để tâm đến nó. Nếu bạn bị đau tay, chân hoặc bất cứ nơi nào trên cơ thể cũng trong 20 giây nhưng tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, cơ thể bạn đang cầu cứu. Hãy đến gặp bác sĩ, đừng chần chờ để không phải hối tiếc. Để tránh các bệnh liên quan đến triệu chứng tay chân lạnh, bạn nên:

  • Giữ ấm bàn tay, xoa hai lòng bàn tay (có thể thêm ít dầu gió) và đeo thêm găng tay.
  • Giữ chân ấm: Mang giày, dép thích hợp, vừa vặn và đi thêm tất. Bạn có thể lồng thêm tất cho chân được ấm hơn nếu cần.
  • Giữ ấm cả cơ thể:  Mặc quần áo nhiều lớp mỏng sẽ giúp cơ thể ấm áp hơn chỉ mặc một chiếc áo len dày.
  • Tránh xa caffeine và nicotine bởi đây là những chất co thắt mạch.
  • Tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm nhiều hơn so với mức bình thường.

NGỌC PHẠM(Nguồn: Health)

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh lạnh tay chân?

Các yếu tố có nguy cơ khiến bạn bị lạnh tay chân là:

  • Sống trong điều kiện có gió lạnh;
  • Mặc quần áo bó sát;
  • Tay, chân ướt;
  • Hút thuốc (giảm lưu thông máu đến tay và bàn chân).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh lạnh tay chân?

Bỏng lạnh có thể nhận biết bằng mắt mà không cần xét nghiệm. Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào cho các tình trạng khác do lạnh gây ra, ngoại trừ xét nghiệm máu để kiểm tra chất cryoglobulins. Với trường hợp bị bỏng lạnh, bạn cần phải được kiểm tra để xem có thương tích hoặc tình trạng nào khác không.

Nếu có những tình trạng khác như hạ thân nhiệt (dưới nhiệt độ cơ thể bình thường) hoặc gãy xương thì bạn cần phải được kiểm tra để xem còn thương tích nào khác không.

Nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải chụp xương. Quy trình này không gây đau và giúp các bác sĩ phát hiện được phần nào trên tay và chân vẫn còn lưu thông máu.

Các xét nghiệm khác để chẩn đoán bỏng lạnh bao gồm xét nghiệm máu, đặc biệt là xét nghiệm có hiện tượng đông máu hay không và chụp X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lạnh tay chân?

Nếu khi bạn đi đến phòng cấp cứu và vẫn còn có bất kì khu vực nào bị bỏng lạnh hoặc tê cứng màu trắng thì bác sĩ sẽ bắt đầu làm ấm nhanh chóng ở trong nước có nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể. Các khu vực bị tê cứng được rã đông cho đến khi chúng chuyển sang màu hồng, lúc đó nghĩa là máu đã lưu thông trở lại.

Nếu các bộ phận được làm ấm đã hơi đỏ trở lại, bác sĩ sẽ cho phép bạn về nhà, đồng thời hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ các khu vực bị thương. Nếu bạn chỉ bị phồng rộp ở đầu ngón tay và ngón chân kèm với một chút sưng và đau thì bác sĩ cũng sẽ cho phép bạn về nhà sau khi đã hướng dẫn về y tế. Nếu bạn có vết phồng rộp màu đen, không sưng hoặc máu không lưu thông ở khu vực được làm ấm thì bạn sẽ phải nhập viện.

Trong cả hai trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen (Advil®), hai thuốc này có thể bảo vệ bạn khỏi các tổn thương do các chất được giải phóng từ những tế bào bị hỏng gây ra. Bạn cũng có thể được sử dụng các loại thuốc khác để giúp lưu thông máu và đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu bạn phải nhập viện, các bộ phận bị thương sẽ được băng bó và nâng lên cao. Cứ hai lần một ngày, các y tá sẽ tháo băng cho bạn và ngâm bộ phận bị thương trong nước ấm để diệt khuẩn và các tế bào chết bám trên bề mặt của da. Nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải loại bỏ các tế bào chết do thương tổn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lạnh tay chân?

Những biện pháp khắc phục có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng bị lạnh tay chân, bao gồm:

  • Giữ chỗ ở sạch sẽ và khô ráo;
  • Chuyển lên khu vực cao ráo hơn;
  • Tránh bị tê cứng đóng băng;
  • Bảo vệ phần cơ thể từ các áp lực hoặc chà xát;
  • Không nên chạm vào bên cạnh hoặc phần cuối của bồn rửa hoặc bồn tắm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Trả lời:

Cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay, chân trở nên lạnh cóng hay khí huyết lưu thông kém, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp.

Để giữ ấm, bạn có thể ngâm tay, chân trong nước ấm 40-50 độ, chỉ cần ngâm 15-20 phút trước khi đi ngủ để tăng huyết lưu thông, lại giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon hơn. Thường xuyên massage lòng bàn tay, lòng bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng. Tắm nước ấm, có thể thêm tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu gừng, bạc hà, hoa quế, hoa oải hương... để thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể.

Luôn giữ ấm khi ra ngoài bằng tất, đội kín mũi, giày cao cổ. Nên sử dụng chất liệu cotton, len, tạo cảm giác dễ chịu, hấp thụ mồ hôi tốt. Hạn chế mặc đồ quá bó sát, cản trở vận động, giảm quá trình lưu thông của mạch máu. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, không tập sáng sớm hay tập quá sức. Bổ sung thực phẩm giàu calo, vitamin để tái tạo năng lượng. Uống đủ nước, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể.

Một số bài thuốc có thể tham khảo như: Lấy khoảng 30-50 g ngải cứu tươi đun sôi với 1/2 nồi nước khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước (để nhiệt độ giảm còn khoảng 40 độ) thì cho thêm muối khuấy đều rồi ngâm tay chân 15-20 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người bị tay chân lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.

Hoặc, dùng 20-30 g gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với 1/2 nồi nước, đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả. Có thể thay ngải cứu và gừng bắng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi.

Lưu ý, chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân, ngược lại có thể gây phản tác dụng. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Khi ngâm xong thì lau khô tay chân và giữ ấm bằng tất, tránh tiếp xúc với nước lạnh. Nếu chân lạnh nhiều, có thể dùng lót giày bằng vỏ gỗ quế để làm ấm và kích thích các huyệt ở bàn chân.

Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân lạnh có thể là nguyên nhân của các bệnh như huyết áp thấp, suy giáp, các bệnh về tim mạch... Bạn nên đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và điều trị sớm.

Lương y Bùi Đắc Sáng
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam