Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

Ngày nay, khá nhiều nhà quản lý/chủ doanh nghiệp nhầm lẫn giữa hai khái niệm Telesales và Telemarketing. Tuy nhiên đây lại là hai khái niệm được dùng để chỉ những hoạt động có những tác động riêng biệt đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nhà quản lý cần nắm bắt rõ những khái niệm này để áp dụng đúng trong những chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

Hãy cùng Getfly tìm hiểu kỹ hơn về hai khái niệm này và phân tích hoạt động nào cần thiết hơn cho doanh nghiệp tại bài viết dưới đây nhé!

1. Telemarketing và Telesales là gì?

Telesales và Telemarketing cùng là hình thức tiếp cận khách hàng thông qua kênh điện thoại. Telesales là định nghĩa xuất hiện từ lâu và quen thuộc đối với mọi người hơn, cụm từ Telemarketing là cụm từ mới và được các chuyên gia phát triển gần đây.

– Định nghĩa Telesales: Telesales được hiểu là dịch vụ sử dụng điện thoại để tư vấn bán hàng cho khách hàng.

– Định nghĩa Telemarketing: Telemarketing là dịch vụ thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại bằng các hình thức như: tạo nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin & phản hồi của khách hàng, tạo ra những cơ hội bán hàng… Theo đó Telemarketing đóng vai trò thiết lập khách hàng tiềm năng, tạo cơ hội để khách hàng nhận biết về sản phẩm/dịch vụ của công ty, sau đó sẽ tìm hiểu, tương tác và thúc đẩy hành động mua hàng. Con lại telesales sẽ đóng vai trò tại bước chốt khách hàng.

Xem thêm  Điểm mặt những khó khăn khi quản lý telesales trong doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp nên ưu tiên hoạt động Telesales hay Telemarketing?

Tùy thuộc vào đặc thù của từng mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn Telesales hay Telemarketing.

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào
Telesales hay telemarketing phù hợp với doanh nghiệp?

Một số lợi ích của hai hoạt động này có thể kể đến như:

– Telemarketing:

+ Data mining: Tìm kiếm khách hàng mới, xây dựng nhu cầu cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, sau đó truyền tải thông tin tới khách hàng

+ Data cleaning: Lọc danh sách khách hàng tiềm năng

+ Cold call: Không cần thực hiện số lượng lớn cuộc gọi tiếp thị lần đầu

+ Reactivation: Chăm sóc khách hàng cũ, tiếp nhận phản hồi khách hàng có vấn đề với sản phẩm, khách hàng đang có nhu cầu tham khảo thông tin…

+ Happy call/Welcome call: Nâng cao tỷ lệ bán hàng cho nhân viên telesales

– Telesales:

+ Tận dụng data khách hàng có sẵn và tư vấn bán hàng với chi phí rẻ

+ Có lợi đối với một số ngành chốt sales đặc thù và cạnh tranh cao

Telesales và Telemarketing là hai hoạt động khác nhau nhiều khía cạnh, việc hiểu đúng và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp triển khai hướng đi và chiến lược thành công.

Áp dụng phần mềm CRM trong quản lý khách hàng là một trong những công cụ giúp telesales quản lý, tiếp cận, thấu hiểu khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ hiệu quả.

– Dễ dàng nắm bắt thông tin và nhu cầu của khách hàng

Xem thêm  Năng lực bán hàng - khách hàng không là thượng đế!

– Tra cứu khách hàng nhanh chóng/ khoa học

– Hỗ trợ ghi chú và lưu trữ trao đổi của khách hàng ngay tại chi tiết khách hàng

– Phân chia thời gian tư vấn hiệu quả cho từng nhóm đối tượng khách hàng

– Dự đoán khách hàng tiềm năng

– Tự nâng cao kỹ năng telesales bằng cách nghe và phân tích lịch sử cuộc gọi

– Gọi điện thoại trực tiếp trên hệ thống/điện thoại

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM 30 NGÀY

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

I. Telesale là gì?

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

1. Định nghĩa telesale

Telesale là phương pháp bán hàng qua điện thoại. Với phương pháp này nhân viên telesale sẽ chủ động liên hệ với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để bán hàng. Người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động này là nhân viên telesales. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là cách thức bán hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm Chăm sóc khách hàng:

- Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Hãng

- Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Điện Máy Xanh

- Giám sát Chất lượng Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng

- Tổng đài viên

2. Nhân viên telesale là gì?

Nhân viên telesale là người thực hiện công việc gọi điện cho khách hàng để tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khi tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, nhân viên telesale sẽ dùng hết kỹ năng của mình để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ.

Đồng thời, họ cũng là những người trực tiếp tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng để mở rộng và duy trì mạng lưới khách hàng cho doanh nghiệp. Đội ngũ này chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tăng doanh thu. Vì vậy, nhân viên telesale sẽ thuộc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Sự khác nhau giữa telesale và telemarketing

Telesale là phương pháp liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại và bán hàng cho họ. Bước cuối cùng của một nhân viên telesale là ký kết hợp đồng, mang về doanh thu.

Trong khi đó, telemarketing là hình thức tiếp cận, thu thập, tạo ra cơ hội bán hàng, tạo ra nhu cầu mua hàng cho người nghe. Có thể nói, telemarketing giúp tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, khiến khách hàng có hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn là công việc chính của một người làm telemarketing.

II. Lợi ích của telesale đối với doanh nghiệp

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

Đối với doanh nghiệp, telesale giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện doanh thu. Một nhân viên telesale có thể tiếp cận, trò chuyện với rất nhiều khách hàng tiềm năng mà không phải đi bất cứ đâu. So với việc bán hàng tại điểm sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

III. Công việc của nhân viên telesale

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

1. Tạo khách hàng tiềm năng

Telesale liên hệ với nhóm khách hàng mục tiêu để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và những ưu đãi có liên quan. Với một kịch bản gọi điện, nhân viên telesale sẽ xác định khách hàng đó có phù hợp và đủ khả năng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Dựa vào kỹ năng phân tích thông tin để xác định họ có phải là những khách hàng tiềm năng thật thụ. Hành động này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian khi chốt sale và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

2. Đàm phán bán hàng trực tiếp

Việc bán hàng trực tiếp được xem là công việc chính của một telesale. Dựa trên những thông tin của khách hàng tiềm năng do bạn thu thập trước đó, thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Khi đàm phán bán hàng cho khách hàng, nhân viên telesale nên đo lường xem mức độ yêu thích, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm như thế nào. Hành động này giúp bạn có thể bán thêm những mặt hàng khác, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.

3. Nhận và xử lý đơn đặt hàng

Telesale là người trực tiếp tiếp nhận thông tin và thỏa thuận với khách hàng. Vậy nên việc nhận và xử lý đơn đặt hàng cho khách cần do nhân viên phụ trách để hạn chế lên đơn sai. Đặc biệt, với những khách hàng có những ưu đãi riêng nhân viên telesale cũng là người hiểu rõ nhất.

Việc xử lý đơn đặt hàng này bao gồm luôn việc nhân viên telesale sẽ tặng thêm, hay thuyết phục khách hàng sử dụng trọn gói. Nhờ vậy mà doanh thu được cải thiện, mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp được gắn kết hơn.

4. Cung cấp dịch vụ khách hàng

Sau khi đã bán hàng cho khách, việc cung cấp những dịch vụ khách hàng sau mua giúp chuyển đổi những người đó thành khách hàng trung thành. Gọi để hỏi thăm, xin feedback về sản phẩm, để nhắc khách hàng luôn nhớ đến bạn, để thuyết phục khách hàng tiếp tục mua.

Những dịch vụ khách hàng sau mua nếu thực hiện tốt, nhân viên telesale sẽ có cơ hội được giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác. Đối với telesale, việc bán hàng cho khách hàng cũ sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và dễ dàng hơn.

Những dịch vụ sau mua còn có thể là giới thiệu chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông báo tính năng mới. Để thực hiện việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt để duy trì mối quan hệ, nhân viên telesale cần phải hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và hiểu rõ khách hàng của mình.

5. Giải quyết các xung đột, tranh chấp

Bên cạnh những khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ thì vẫn có những khách hàng không hài lòng, khiến xảy ra xung đột, tranh chấp. Vẫn thông qua điện thoại, nhân viên telesale cần tiếp nhận vấn đề, tìm hướng giải quyết nhanh chóng.

Khi xung đột, tranh chấp xảy ra, nhân viên telesale cần phải lắng nghe, nhận lỗi, tìm hướng xử lý tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Giải quyết xung đột, tranh chấp tốt sẽ giúp mối quan hệ với khách hàng vẫn tốt đẹp, ngược lại bạn sẽ mất đi một khách hàng trong tương lai.

6. Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc

Bất cứ công việc nào thì theo dõi và báo cáo tiến độ công việc rất quan trọng. Thông qua báo cáo cấp trên sẽ biết được nhân viên của mình có đang làm tốt không, cần khắc phục gì.

Trong báo cáo, nhân viên telesale cần báo lại số lượng cuộc gọi, số lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng. Thông qua báo cáo đó, nhân viên telesale sẽ tìm hướng để giải quyết những vấn đề gặp phải và phát triển điểm mạng đã làm được. Đồng thời, có thể đề xuất cách thức để bán hàng tốt hơn, cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.

IV. Trách nhiệm của nhân viên telesales

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

Trách nhiệm chính của một nhân viên telesales là gọi điện cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ. Đồng thời tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại cũng là trách nhiệm một nhân viên telesales.

Nhân viên telesale thuộc bộ phận kinh doanh vậy nên trách nhiệm của họ phải hoàn thành được KPI của một nhân viên kinh doanh. Các chỉ số KPI sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm, thâm niên và cấp bậc. 5 tiêu chí trong KPI mà nhân viên telesales có trách nhiệm phải thực hiện là số lượng cuộc gọi, số lượng đơn hàng, số lượng khách hàng tiềm năng, thời gian trung bình giới thiệu cho một khách hàng và tỷ lệ cuộc gọi từ chối trên tổng cuộc gọi.

V. Tố chất cần có của nhân viên telesale

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

1. Trình độ chuyên môn

- Có kinh nghiệm bán hàng: Công việc chính của nhân viên telesale là bán hàng, vậy nên, với những người có kinh nghiệm từ trước, công việc này sẽ đơn giản hơn. Ngoài ra, bất cứ nhân viên telesale nào cũng nên học hỏi và bổ sung kiến thức liên tục cho bản thân. Từ kinh nghiệm và kiến thức học hỏi được việc tư vấn cho khách hàng sẽ dễ dàng hơn.

- Xây dựng nội dung trước khi gọi điện: Việc chuẩn bị nội dung trước mỗi cuộc gọi sẽ giúp cho nhân viên telesale làm chủ nội dung trong suốt cuộc trò chuyện. Khi có sẵn nội dung, cuộc gọi sẽ không xuất hiện nhiều tiếng ậm ờ, khoảng lặng, giúp telesale tiết kiệm thời gian suy nghĩ câu hỏi mới cho khách hàng. Những cuộc gọi như vậy hầu hết khách hàng sẽ từ chối tiếp tục nói chuyện, thậm chí là cắt máy ngang.

- Nắm được tâm lý khách hàng: Khi bán hàng việc hiểu sản phẩm và hiểu khách hàng sẽ giúp thông tin truyền tải đến khách hàng được hữu ích. Nắm bắt được tâm lý khách hàng giúp việc nhân viên telesale dễ dàng thuyết phục mua hàng. Cùng với đó, việc giải quyết nhu cầu mua hàng hay vướng mắc khách hàng gặp phải cũng được tốt hơn.

2. Kỹ năng mềm

- Khả năng nói lưu loát, giao tiếp tốt: Nhân viên telesale là người trực tiếp trao đổi với rất nhiều khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là yếu tố bắt buộc để họ có thể mở đầu và duy trì cuộc trò chuyện với một người mới. Việc giao tiếp qua điện thoại nếu không khéo léo rất dễ khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu. Và người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ biết cách điều chỉnh giọng điệu cho phù hợp khi tư vấn và khi giải quyết xung đột.

- Kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy: Trong cuộc trò chuyện với khách hàng, sẽ có rất nhiều điều phát sinh, có những câu trả lời từ khách hàng không lường trước được. Ngay trong chính cuộc gọi, nhân viên telesale sẽ có rất nhiều sẽ biết khách hàng đang hài lòng và chưa hài lòng ở điểm nào. Việc nhanh nhạy nắm bắt và tổng hợp lại để xử lý cho khách hàng và khắc phục cho sản phẩm dịch vụ.

- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Những khách hàng dễ tính sẽ sẵn sàng xuống tiền ngay cho bạn. Ngược lại, những khách hàng khó tính, chưa tin tưởng hay nhu cầu mua chưa có thì nhân viên telesale phải sử dụng kỹ năng đàm phán và thuyết phục họ hành động.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt: Với mỗi khách hàng sẽ có những vấn đề khác nhau, bằng việc linh hoạt xử lý khách hàng sẽ cảm thấy được phục vụ tốt. Nếu xử lý tốt vấn đề, khách hàng đó có thể trở thành khách hàng trung thành và kéo theo nhiều khách hàng mới, ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thành thạo máy tính và điện thoại: Là một công việc làm trên điện thoại và máy tính, việc thành thạo các thiết bị này giúp dễ dàng thực hiện và quản lý công việc. Ngoài ra, nhân viên telesale ở một số doanh nghiệp phải sử dụng các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM. Biết cách sử dụng những phần mềm đó sẽ giúp công việc được tối ưu hơn.

- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: Áp lực doanh số, KPI, áp lực từ khách hàng, áp lực từ đồng nghiệp bán được còn mình thì không và rất nhiều áp lực khác mà một telesale phải chịu. Vì vậy mà nhân viên telesale phải có kỹ năng làm việc dưới áp lực thì mới có thể cùng nghề phát triển lâu dài.

3. Thái độ làm việc

- Tinh thần học hỏi cao: Học hỏi ở đây là học hỏi về sản phẩm, về cách làm việc chung với khách hàng. Có rất nhiều điều nhân viên telesale phải vừa học vừa làm để cải thiện chất lượng công việc. Ở bất cứ ngành nghề nào, người có tinh thần học hỏi cao sẽ dễ dàng thành công, dễ dàng đạt được mục đích hơn.

- Tinh thần kiên trì, bền bỉ: Việc trao đổi thông tin với người khác qua điện thoại gặp rất nhiều khó khăn. Vì khách hàng sẽ không thể tận tay thử sản phẩm nên nhân viên cần kiên trì, bền bỉ, tận tâm tư vấn để khách hàng hiểu rõ sản phẩm. Khách hàng quyết định hành động thông qua cảm xúc, có thể sản phẩm, dịch vụ chưa thực sự đáp ứng tốt. Tuy nhiên, việc kiên trì và bền bỉ của nhân viên telesale có thể thuyết phục khách mua và sử dụng.

- Giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh: Nhân viên telesale sẽ phải đối diện với rất nhiều kiểu khách hàng, với mỗi kiểu khách hàng lại phải có những cách xử lý khác nhau. Đây cũng là một công việc áp lực, việc giữ được tinh thần thoải mái và luôn bình tình là rất khó. Tuy nhiên, khi phải xử lý những tình huống từ chối, giải quyết tranh chấp, nếu không bình tĩnh thì công việc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

VI. Xây dựng kịch bản telesale thành công

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

- Nắm vững kiến thức về sản phẩm: Là người truyền tải thông tin chính đến khách hàng, nhân viên telesale phải là người hiểu rõ sản phẩm nhất. Khi được trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu nhân viên telesale sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng hơn.

- Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh: Việc hiểu đối thủ cạnh tranh giúp bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Ngoài ra, thông qua đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhân viên telesale sẽ biết được nhóm đối tượng khách hàng của mình là ai. 

- Nắm bắt được thông tin khách hàng: Telesale khi hiểu khách hàng của mình cần gì, muốn gì, từ đó đưa ra những tính năng, lợi ích phù hợp. Chỉ khi biết khách hàng thì bạn mới có thể thuyết phục họ đăng ký, mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Không chỉ nắm bắt thông tin của những người đã mua hàng, mà cũng khách hàng mục tiêu cũng cần sẽ đem đến doanh thu trong tương lai nếu được chăm sóc kỹ.

- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Khi xây dựng kịch bản telesale, đừng chỉ chăm chăm vào việc sản phẩm có gì, tính năng như thế nào. Thay vào đó là tập trung vào khách hàng của mình, đưa ra những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ đó đem đến cho người dùng. Thấu hiểu vấn đề của khách hàng và chứng minh rằng sản phẩm này có thể giải quyết được vấn đề đó.

- Giả định các tình huống có thể xảy ra: Trước tiên, tạo ra những tình huống giả định để luyện tập và hãy giải quyết vấn đề đó như khi đang gọi điện thật cho khách hàng. Thông qua những tình huống giả định đó, sẽ học được cách xử lý, rút ra được kinh nghiệm. Với những tình huống tâm đắc, cần ghi lại ngay để khi gặp phải, bạn biết cách ứng biến nhanh chóng.

- Luyện tập trước khi bắt đầu gọi điện: Khi thành thạo, việc bỡ ngỡ khi trò chuyện với khách hàng qua điện thoại sẽ không xảy ra. Vậy nên, việc luyện tập, nhẩm lại kịch bản trước khi gọi cho khách hàng sẽ giúp bạn tự tin hơn, xử lý tình huống từ chối được tốt hơn.

- Gọi điện và thuyết phục khách hàng: Để tạo ra được đơn hàng, tạo ra doanh thu thì nhân viên telesale phải gọi cho khách hàng để tiếp cận. Tư vấn, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp, thuyết phục khách hàng tin và xuống tiền. Với những trường hợp gọi lại sau hãy tìm cách để liên lạc lại, cần thiết thì nên gặp được người ra quyết định mua cuối cùng.

- Kết thúc nhưng vẫn giữ mối quan hệ lâu dài: Kết thúc cuộc gọi bán hàng có thể là mở đầu cho dịch vụ sau mua. Việc vẫn giữ mối quan hệ với khách hàng cũ sẽ giúp bạn có thêm một nhóm khách hàng mới. Vậy nên, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng là điều nên làm.

VII. Những sai lầm khi bắt đầu công việc telesales

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

- Giọng nói không chuẩn, sử dụng tiếng địa phương: Giọng nói là phương tiện giúp nhân viên telesale tiếp cận với khách hàng. Vậy nên, một giọng nói không chuẩn, sử dụng tiếng địa phương sẽ khó mà thuyết phục người nghe. Một người có kinh nghiệm và kỹ năng tốt nhưng giọng nói không phù hợp cũng sẽ rất khó để làm việc.

- Sử dụng kịch bản lộ liễu: Ai cũng biết kịch bản telesale là một yếu tố bắt buộc phải có. Tuy nhiên, khi gọi điện cho khách hàng đừng quá cứng nhắc và sử dụng kịch bản quá lộ liễu. Việc nói quá nhanh, cách nói chuyện kém tự nhiên, đọc theo kịch bản có sẵn sẽ khiến khách hàng cảm thấy thiếu tôn trọng trong cuộc gọi.

- Ngắt lời khách hàng: Đây là lỗi mà nhân viên telesale tuyệt đối không được phép phạm phải. Khi khách hàng đang nói mà bị cướp lời hay có những phản ứng thái quá sẽ khiến khách hàng ác cảm với thương hiệu. Ngoài ra, trong cuộc trò chuyện, khách hàng sẽ có một vài khoảng nghĩ để suy nghĩ về nội dung, khoản thời gian này không cần thiết/

- Quá thân mật với khách hàng: Việc thân thiện, gần gũi với khách hàng giúp nhân viên telesale duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Bởi mục đích là bán hàng cho khách và đem lợi nhuận về cho công ty, vậy nêu nếu quá thân thiết nhân viên telesale sẽ gặp khó khăn khi bán hàng.

- Phản ứng lại khi bị khách hàng từ chối: Telesale là công việc phải nghe lời từ chối rất nhiều, ở những lần đầu có thể lúng túng. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm vậy thì hãy bỏ qua khách hàng đó, để nhân viên khác dày dặn kinh nghiệm xử lý. Còn nếu có phản ứng với khách hàng thì họ sẽ ngay lập tức bỏ đi và ghét bỏ sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và doanh nghiệp.

VIII. Mức lương và cơ hội việc làm của telesale

Telesale và chăm sóc khách hàng khác nhau như thế nào

Mức lương cơ bản của một nhân viên telesale trung bình khoảng 8 triệu/tháng. Dao động trong khoảng 3 - 30 triệu tùy vào ngành hàng, kinh nghiệm, chức vụ. Lương của nhân viên telesale thường gồm hai phần là lương cứng thường thấp và lương mềm là hoa hồng, tiền thưởng cao hơn.

Telesale là công việc mà công ty nào cũng có và doanh nghiệp nào cũng cần. Mức lương của công việc này phụ thuộc vào công sức bỏ ra. Một số ngành nghề có mức lương trung bình của nhân viên telesale cao như bất động sản, bảo hiểm, tài chính, kiến trúc nội thất, thực phẩm chức năng hoặc thời trang.

Xem thêm:

- Cộng tác viên (CTV) là gì? Các công việc và kỹ năng cần có của CTV

- Infographic là gì? Cách thiết kế Infographic kèm các mẫu đẹp, thu hút

- Phỏng vấn là gì? Các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về công việc telesale, biết chi tiết công việc và tố chất một nhân viên telesale phải có. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ nó đến cho nhiều người và đừng quên để lại bình luận bên dưới suy nghĩ của bạn về ngành nghề này.