Tết nguyên tiêu là ngày bao nhiêu

Mục lục

  • 1 Tại Việt Nam
  • 2 Tập tục và lễ hội ở Trung Hoa
  • 3 Rằm tháng Giêng tại các quốc gia khác
  • 4 Thành ngữ
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Tại Việt NamSửa đổi

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.[4]

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, quận 5 và dân gian có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận 5".

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với phần lễ, hội đa dạng, đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc (Đại la cổ Triều Châu, Nhạc lễ Phúc Kiến), đốt nhang vòng, dán giấy cầu an, lì xì, đố đèn, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa... đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020.[5] Sau Tết Nguyên Tiêu, người dân sẽ tháo tất cả các trang trí Xuân Tết để chấm dứt không khí lễ hội với hy vọng sẽ chú tâm vào một năm làm việc mới đầy thành công và hiệu quả.

Tết Nguyên Tiêu là tết gì? Vào ngày nào Dương lịch?

Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận ý nghĩa, nguồn gốc cũng như sự khác biệt của ngày hội rằm tháng Giêng của người Việt so với người Hoa là như thế nào.

Nội dung
  • Tết Nguyên Tiêu là tết gì? Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu
  • Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau thế nào?
  • Tết Nguyên Tiêu vào ngày nào Dương lịch?

Tết Nguyên tiêu 2022 rơi vào ngày nào?

Năm nay có một sự trùng hợp thú vị: Ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Dần cũng là ngày đầu tiên của tháng 2 dương lịch. Vì thế, rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần chính là ngày 15/2/2022, nhằm vào thứ Ba.

Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế. Các gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12.

Những lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

  • Không nên dùng hoa giả, trái cây giả: Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì chúng mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo. Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là không nên, vì thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
  • Không nên dùng đồ chay giả mặn: Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
  • Không đốt nhiều vàng mã: Trọng tâm của lễ rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên dùng tấm lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
  • Không dịch bát hương: Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.
  • Không cúng thủ lợn: Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn. Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
  • Không dùng tiền giả, tiền bất chính: Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.

Tết Nguyên tiêu - Ngày Rằm lớn nhất trong năm

04:49 - 15/02/2022

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu ít ai biết

Trong văn hoá người Việt, bên cạnh Tết Nguyên Đán còn có Tết Nguyên tiêu. Cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu cũng như lời chúc dịp lễ này.

MỤC LỤC [Hiện]

Trong văn hoá người Việt, bên cạnh Tết Nguyên Đán còn có Tết Nguyên tiêu. Cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu cũng như lời chúc dịp lễ này.