Tham nhũng là gì đặc trưng của tham nhũng năm 2024

Tham nhũng là gì đặc trưng của tham nhũng năm 2024

Bài 11

PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

1. Khái niệm và đặc điểm tham nhũng

1.1. Khái niệm

Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản

1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn

đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Trong đó:

- Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do

bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác,

có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện

nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi

thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

- Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng

chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc

phi vật chất không chính đáng.

Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải

là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính

chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó

không chính đáng.

1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng

Thứ nhất: Tham nhũng phải là hành vi của người có chức

vụ, quyền hạn

Chỉ khi “có chức vụ, quyền hạn” họ mới dễ lợi dụng chức

vụ quyền hạn để nhu cầu lợi ích riêng. Chức vụ, quyền hạn mà

chủ thể của hành vi tham nhũng có được có thể do được bầu cử,

do được bổ nhiệm, do hợp đồng,do tuyển dụng, hoặc do một hình

Hiện nay việc xét xử các vụ án tham nhũng luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm đặc biệt là đối với việc phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng gây thất thoát cho Nhà nước. Thu hồi tiền, tài sản tham nhũng nhằm khắc phục những thất thoát về nguồn lực của Nhà nước còn có ý nghĩa sâu xa trong việc cảnh báo, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Xuất phát từ những nội dung trên, việc nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận về tham nhũng, mà trong khuôn khổ chuyên đề này là tài sản tham nhũng, là một yêu cầu cấp thiết nhằm giải quyết những bức xúc trong xã hội hiện nay.

1. Một số khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tham nhũng cũng là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ tham nhũng được định nghĩa là: “Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của”. Tham nhũng cũng được nhận thức theo nhiều quan niệm và góc độ khác nhau.

1.1. Một số quan niệm về tham nhũng

Tham nhũng được biết đến với nhiều quan niệm khác nhau, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tham nhũng gắn liền với sự tha hóa quyền lực của nhà nước. Khi đó, nhà nước trở thành công cụ của giai cấp thống trị để bóc lột nhân dân lao động, bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị, nuôi dưỡng, cung phụng về vật chất cho giai cấp thống trị. Nhân dân cũng mất dần khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước và bị biến thành nạn nhân của sự quan liêu, lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán.

Trong quá trình đó, nhân dân với tư cách là người có chủ quyền, khi muốn được các cơ quan nhà nước giải quyết những công việc liên quan đến mình, đều phải “cầu cạnh” các cơ quan nhà nước, thậm chí phải trả cho các cơ quan nhà nước một khoản dưới hình thức “lót tay”, “hoa hồng”, “bôi trơn” và các nhân viên, cán bộ nhà nước thì sống bám vào các khoản nộp này. Các hành vi này rất phổ biến trong hệ thống nhà nước quan liêu và được gọi là tham nhũng.

Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham nhũng gắn liền với chủ nghĩa cá nhân, tính trục lợi, đó là người có quyền mà thiếu lương tâm, Có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tử và biểu hiện của hành vi tham nhũng là những hành vi không trong sạch, tham lam và được gọi là “bất liêm”.

Một số tổ chức quốc tế về phòng, chống tham nhũng cũng đưa ra các cách quan niệm khác nhau về tham nhũng. Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng xác định: tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng. Công ước này cũng nêu rõ các hành vi tham nhũng, bao gồm: việc người có chức vụ, quyền hạn lấy cắp, tham ô tài sản nhà nước; lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng; tạo sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Ngân hàng Thế giới (WB) lại đưa ra quan niệm tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công nhằm trục lợi cá nhân. Tổ chức minh bạch quốc tế cho rằng, tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

Các quan niệm trên tuy có những cách lý giải riêng về tham nhũng nhưng đều có điểm chung là xác định tham nhũng là những hành vi có tính toán, có sự chuẩn bị và người thực hiện hành vi tham nhũng đã lợi dụng ưu thế từ chức vụ, quyền hạn được giao để vụ lợi, người đó được hưởng lợi ích nhiều hơn so với điều kiện thông thường. Tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực, gắn với chức vụ, quyền hạn của người tham nhũng.

Ở Việt Nam, tham nhũng được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tham nhũng bao gồm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi cá nhân của tất cả các chủ thể, xảy ra trên cả lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và lĩnh vực hoạt động của tư nhân. Theo nghĩa hẹp, tham nhũng chỉ xảy ra trên lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Như vậy, tham nhũng có một số đặc điểm cơ bản sau đây: (1) Chủ thể của tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp; trong đó, chức vụ, quyền hạn là yếu tố tiền đề, cơ sở đầu tiên hay còn gọi là ưu thế để những người này có thể thực hiện các hành vi tham nhũng; (2) Khách thể của tham nhũng chính là các lợi ích, được thể hiện đa dạng như tài sản, những hoạt động chính đáng, đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân, các nguồn lực hợp pháp; những lợi ích này đã bị hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn xâm hại: (3) Mục đích của người thực hiện hành vi tham nhũng là vụ lợi và hành vi tham nhũng được biểu hiện trên thực tế rất phong phú như lạm dụng chức vụ, tham ô, hối lộ... liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau và có thể bị truy cứu trách nhiệm với nhiều mức độ không giống nhau như: kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự...

1.2. Khái niệm tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Khoản 1, Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Khái niệm này cho thấy, tham nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp; bao gồm các dấu hiệu pháp lý sau đây:

Thứ nhất, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn. Có thể nói, đây là dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tham nhũng, theo đó hành vi tham nhũng chỉ có thể do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Luật phòng, chống tham nhũng quy định những người có chức vụ, quyền hạn, theo khoản 2, Điều 3, bao gồm:

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vi phạm pháp luật. Trong hành vi tham nhũng thì người thực hiện hành vi tham nhũng phải sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để mang lại lợi ích cho chính mình hoặc cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây cũng là một yếu tố rất cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn đã có hành vi vi phạm với mục đích vụ lợi nhưng không dựa trên sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không phải hành vi tham nhũng và chưa được xác định là có thể phạm tội tham nhũng mà có thể là phạm tội khác (chẳng hạn như trộm cắp...).

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng có động cơ vụ lợi. Khoản 7, Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng quy định: “Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng”.

Hành vi tham nhũng là hành vi chủ ý, có mục đích. Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không phải là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, chủ thể của hành vi tham nhũng không nhất thiết phải đã đạt được lợi ích mà lợi ích này có thể sẽ có trong tương lai xuất phát từ mục đích vụ lợi của chủ thể hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi này ở hiện tại hay trong quá khứ.

2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, những hành vi sau đây được xác định là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước hay các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Hành vi tham nhũng được thể hiện ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Những hành vi tham nhũng chưa phải là tội phạm thì bị xử lý kỷ luật, những hành vi có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự, được xác định là tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự.

Quy định cụ thể xử lý người có hành vi tham nhũng được xác định tại Điều 92 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự và các quy định tương ứng trong pháp luật hành chính, pháp luật hình sự quy định về vấn đề này. Khoản 1 và 2, Điều 93 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định rõ về việc xử lý tài sản tham nhũng: Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, điều 95 của Luật này đã quy định về xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:

Doanh nghiệp, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức đó.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện các biện pháp xử lý đối với người giữ chức danh, chức vụ quản lý thì bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra công bố công khai về tên, địa chỉ và hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đây là những căn cứ, cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để các cơ quan bảo vệ pháp luật xem xét, xử lý hành vi vi phạm tham nhũng trong khu vực nhà nước hay các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước.


Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2016, tr.910.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.640-641

“Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới”, Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 1/2006, tr.3