Thành công trong cuộc sống là gì năm 2024

Như bài viết trước tôi đã chia sẻ với các bạn về khái niệm thành công, hôm nay tôi muốn cùng các bạn bàn luận một vấn đề khác cũng tương tự như vấn đề trước, đó là : thế nào là người thành công?

Từ khái niệm cơ bản về thành công, chúng ta có thể nói rằng người thành công là người đã gặt hái được thành quả trong cuộc sống, hoàn thành kế hoạch, dự định do mình đặt ra và đạt được mục đích sống của mình, dù mục đích đó là gì.

Dù mục đích của bạn có là gì, thì chỉ cần bạn hoàn thành nó là đủ. Có nhiều người quan niệm rằng thành công là phải kiếm được nhiều tiền, phải làm ông nọ bà kia, xây được nhà, tậu được xe … Nhưng theo tôi, tùy vào hoàn cảnh và địa vị cũng như mong muốn của mỗi người, nếu như bạn mong muốn giàu có, thì khi bạn trở thành triệu phú, tỷ phú tôi nói bạn đã thành công và bạn là người thành công, vì bạn đã đạt được mục đích sống của mình. Nói như vậy tức là, tùy vào mục đích sống của mỗi người mà ta nói người đó thành công hay không. Không thể áp đặt cho ai đó một chuẩn mực duy nhất được. Khổng tử tuy không giàu có nhưng những giá trị tư tưởng ông để lại đã khiến ông trở thành một vĩ nhân của thời đại. Ai dám nói Khổng Tử không thành công?

Đó là những quan điểm của riêng tôi về người thành công, tôi biết còn rất nhiều người có những quan điểm khác nữa rất mong nhận được ý kiến của các bạn để chúng ta thêm hiểu và biết rộng thêm một vấn đề. Vây quan niệm của bạn về người thành công là gì?

Thật ra quan niệm đó không sai, nhưng chưa đầy đủ. Bởi thực tế cho thấy, không hẳn học sinh nào học giỏi sau này cũng thành công. Dù biết rằng tố chất thông minh là điều kiện hàng đầu giúp người ta tìm kiếm công ăn việc làm thuận lợi hơn, nhưng không phải là yếu tố quyết định đến sự nghiệp hanh thông của một đời người.

Có một câu danh ngôn đại ý: Trên con đường đi tới thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Hàm ý câu danh ngôn khuyên người ta muốn đạt được kết quả, thành tích nào đó thì không thể không chịu thương chịu khó, hay lam hay làm. Từ cuộc đời lăn lộn, vất vả với công việc nghiên cứu khoa học của mình, nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Thomas Alva Edison (1847-1931) từng đúc kết: Thiên tài một phần trăm là cảm hứng, chín mươi chín phần trăm là mồ hôi. Điều đó có thể hiểu rằng, không một phát minh, sáng chế vĩ đại nào, không một thành tựu khoa học tầm cỡ nào không bắt nguồn từ ý chí nỗ lực vượt khó, mồ hôi và đôi khi cả nước mắt của những người trong cuộc.

GS, TS Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng của nước ta. Ông được nhiều thế hệ học trò ngưỡng mộ không chỉ bởi tài năng, đức độ, mà vì ông còn là một tấm gương tự học rất đáng nể. Bản thân ông đã tự học để sử dụng được 4 ngoại ngữ là Anh, Pháp, Nga, Trung. Trong nhiều lần trò chuyện với học sinh ở các trường phổ thông, ông tâm sự rằng, học giỏi là đáng khuyến khích, nhưng thế hệ trẻ ngày nay cần phải phấn đấu trở thành người thành công. Vậy thế nào là một người thành công? Theo GS, TS Nguyễn Lân Dũng, một người thành công cần hội tụ những yếu tố như: Có sự thôi thúc từ nội lực bản thân để biến ước mơ thành hiện thực; biết đón nhận thử thách và có ý thức phải làm ngay mọi việc cần làm; có quyết tâm học tập suốt đời, không bao giờ hài lòng với mình; biết chia sẻ, giúp đỡ người khác; sống hạnh phúc trong sự thanh thản, lạc quan, khỏe mạnh, tự tin và có những thói quen tốt; biết tôn trọng những gì mình đã cam kết; biết làm đến cùng những điều mà người khác không thể làm và để có được những điều người khác không thể có…

Ngày nay có rất nhiều quan niệm về sự thành công. Thành công là dẫn đầu. Thành công là khác biệt (nhưng không phải dị biệt). Thành công là hợp tác. Thành công là chia sẻ. Thành công là vượt qua thử thách. Thành công là niềm vui của mình và cũng là hạnh phúc của người khác… Như vậy, quan niệm về một người thành công thời nay có nội hàm sâu sắc hơn, nội dung phong phú hơn, ý nghĩa nhân văn hơn.

Trở lại câu chuyện của các bậc phụ huynh khi giáo dục con cái thường chỉ đi sâu vào khía cạnh định hướng, khuyên răn, chỉ bảo, thậm chí bắt buộc trẻ muốn đi đến thành công chỉ có con đường cặm cụi, “vùi đầu” vào sách vở để có thể đạt kết quả học tập cao, vượt qua các kỳ thi và sau cùng là bước vào giảng đường đại học. Cách giáo dục thiên về áp đặt này tất nhiên không hẳn hoàn toàn do cha mẹ, mà một phần xuất phát từ tâm lý xã hội, truyền thống khoa bảng từ thời phong kiến còn sót lại và cũng tại lối giáo dục “nhồi nhét” kiến thức còn khá phổ biến ở các trường phổ thông.

Giáo dục gia đình ít nhiều chịu ảnh hưởng từ giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Do vậy, muốn làm thay đổi nhận thức, tâm lý, phương pháp giáo dục của các gia đình nói chung, giáo dục về sự thành công của con người nói riêng, thì đòi hỏi sự đổi mới căn bản, toàn diện của cả nền giáo dục. Trong đó, các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo không chỉ chú trọng trang bị, nâng cao kiến thức cho học sinh, mà phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi đắp tinh thần, thái độ, kỹ năng tự học, tự rèn, tự vươn lên để mỗi học sinh đủ sức vượt qua thử thách, biết tìm đến con đường đi tới thành công phù hợp với khả năng, sở trường, nội lực của mình. Người thành công là người biết lựa chọn đường đi nước bước phù hợp với đôi chân của mình, vì lẽ đó.