Thành phần chính trong không khí là gì

Trả lời:

Thành phần chính trong không khí là gì

Giải bởi Vietjack

Thành phần chính của không khí là Nitơ (78%) và Oxi (21%). Oxi là thành phần quan trọng nhất đối với con người.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Không khí và nước có những tính chất gì giống nhau?

a) Không màu, không mùi, không vị.

b) Có hình dạng xác định.

c) Không thể bị nén.

Câu 2:

Vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.

Câu 3:

Hoàn thiện "Tháp dinh dưỡng cân đối"

Câu 4:

Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Câu 5:

Sưu tầm và triển lãm tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

Bình luận

Ngày soạn : 2/12/2013
Ngày dạy : 4/12/2013
GV: Nguyễn Nọc Yêm
Lớp dạy : 4 C
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Khoa học
Bài : Không khí gồm những thành phần nào ?
( GDMT, BĐKH-LH)
PPCT : 32
I. Mục tiêu :
Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí Các-bô-níc.
Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,…
Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành.
* Có ý thức bảo vệ và giữ gìn bầu không khí
BĐKH : Trong bầu khí quyển của trái đất, nitơ chiếm khoảng 78%, ôxi chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99 % nhưng vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất lại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kính. Các khí nhà kính chính bao gồm: Hơi nước, dioxit cacbon (CO 2 ), mêtan ( CH4 ), nitơ oxit ( NO 2 ), ôzôn và các hợp chất halocacbon. Các khí nhà kính có thể phát sinh từ tự nhiên và từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
II. Chuẩn bị :
- GV : Hình minh hoạ SGK và dụng cụ thí nghiệm ( nếu có )
- HS : SGK, VBT.
- Cá nhân, nhóm.
III. Các hoạt động lên lớp :
Bài cũ : Không khí có những tính chất gì ?
- GV gọi 2 HS hỏi :
+ H : Không khí có những tính chất gì?
Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
+ H : Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
Một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: Bơm bóng bay, bơm xe đạp, xe máy, xe ô tô, bơm phao bơI, làm bơm tiêm,….
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : “ GTB” Không khí gồm những thành phần nào ?
HĐ 1 : Xác định thành phần chính của không khí.
Mục tiêu: Quan sát và xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
+ Gọi HS đọc phần thí nghiệm SGK.
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 1 SGK/66.
+ Yêu cầu lớp quan sát thí nghiệm.
- GV hỏi :
+ Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?

+ Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ?
GV : Điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
+ Phần chất khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao em biết ?
Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Đó là thành phần nào ?
- GV kết luận : Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK/66.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK/66.
BĐKH :
- Trong hình, lượng khí ô-xi chiếm bao nhiêu phần trăm ?
- Trong hình, lượng khí ni-tơ chiếm bao nhiêu phần trăm ?
- Các em có nhận xét gì giữa hai khí ni-tơ và khí ô-xi trong hình ?
- Tổng cộng khí ô-xi và khí ni-tơ chiếm bao nhiêu phần trăm ?
- Ngoài khí ni-tơ và khí ô-xi ra, em còn nhìn thấy gì trong hình ?
Trong bầu khí quyển của trái đất, nitơ chiếm khoảng 78%, ôxi chiếm khoảng 21%. Hai khí này chiếm tới 99 % nhưng vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất lại thuộc về 1% khí còn lại, đó là khí nhà kính. Vậy cô trò chúng ta cùng sang phần “Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí”
+ 1 HS đọc to trước lớp.
+ HS làm thí nghiệm

+ HS quan sát.
- HS trả lời :
+ Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy lên trong cốc.

Câu hỏi : Không khí gồm những thành phần nào?

Trả lời: 

Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Không khí nhé!

1. Không khí là gì?

- Không khí là lượng chất khí luôn bao quanh chúng ta, không khí không có màu, không mùi, không vị, đây là một yếu tố quyết định sự sống của con người cũng như toàn bộ sinh vật sống trên trái đất.

- Không khí cung cấp cho động vật, thực vật trong môi trường nhỏ. Một khu rừng, trong phòng ở, hay rộng hơn là một thành phố, thì được gọi là không khí.

- Nếu ngừng hít thở trong vòng 3 phút, bạn có thể không thể sống được.

2. Không khí gồm những thành phần nào?

Không khí có 3 phần chính: Thành phần cố định, thành phần không cố định và thành phần có thể biến đổi.

- Thành phần có thể thay đổi: là thành phần chính của không khí, thường có các khí cố định như nito chiếm 78,09%; oxy chiếm 20,95% và khí trơ chiếm 0,93%.

- Thành phần không cố định: chứa khí cacbonic và hơi nước trong không khí. Hàm lượng của các thành phần này thường thay đổi theo điều kiện khí hậu cũng như theo mùa. Thành phần này làm thay đổi đến đời sống và sản xuất của con người.

- Thành phần không cố định: Tác động của con người gây ô nhiễm môi trường hình thành. Và Thiên nhiên xuất hiện những thiên tai đột ngột xuất gây nên các chất ô nhiễm mà hình thành.

3. Không khí sạch

- Không khí sạch là không khí có hàm lượng tạp chất rất thấp.

- Để có thể sử dụng nguồn không khí sạch bạn phải sử dụng những sản phẩm lọc không khí cho các hoạt động dân dụng

- Không khí sạch được dùng để làm:

- Trong y tế như cung cấp khí cho việc đóng gói sản xuất thuốc, sử dụng để cung cấp khí hỗ  trợ cho quá trình hô hấp của con người. 

- Trong chế biến đóng gói thực phẩm. Nguồn không khí sạch giúp đảm bảo quá trình hoạt động không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Trong ngành sản xuất các linh kiện điện tử yêu cầu sử dụng nguồn khí sạch không lẫn bụi bẩn để đảm bảo tối đa chất lượng của sản phẩm.

4. Ô nhiễm không khí

- Là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

- Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).

- Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Nguyên nhân từ tự nhiên: bụi, gió, núi lửa phun trào, bão, lốc xoáy, thời điểm giao mùa (vào các tháng 10-11 thường kèm theo sương mù, việc này khiến cho các bụi mịn không không được giải phóng, bị giữ lại trong sương), cháy rừng ( Những vụ cháy rừng sẽ tạo ra các khí Nito Oxit rất lớn).

- Nguyên nhân từ con người (nhân tạo): hoạt động công, nông nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động quốc phòng, dân sự, xây dựng cơ sở hạ tầngthu gom xử lý chất thải.

5. Các biện pháp bảo vệ môi trường

- Nâng cao ý thức xả thải khí ra môi trường chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả bằng việc hạn chế các phương tiện giao thông, xử lý khí thải tại các khu công nghiệp trước khi xả thải, hạn chế đốt rác…

- Thêm vào đó là việc con người tự ý thức , trồng nhiều cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, vệ sinh bảo dưỡng thiết bị định kỳ. 

6. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến

Thực vật

Làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.

Mưa axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…

Con người

Mắc bệnh về hô hấp, ung thư….

Khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Bụi mịn (PM 2.5) gây kích ứng niêm mạc, cản trở hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất