Thế nào là khấu hao tài sản cố định

Khấu sao tài sản cố định là một vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao sẽ ảnh hưởng tới chi phí trong kì của doanh nghiệp. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Các quy định về khấu hao ra sao? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Hiểu một một cách khác khấu hao tài sản cố định có liên quan tới việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng khi được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất. Sự hao mòn này có thể tính là tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Mục đích khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định có vai trò tái tạo lại số vốn sản sản xuất mở rộng hoặc sản xuất giản đơn tài sản cố định. Phần giá trị hao mòn khi chuyển giao vào giá trị của sản phẩm sẽ được coi là yếu tố của chi phí sản xuất, được thể hiện dưới dạng là tiền khấu hao tài sản cố định.

Một khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao này sẽ được tích lũy thành quỹ khấu hao cố định cho doanh nghiệp. Vài trò của quỹ khấu hao rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng quỹ này vào các mục đích vốn kinh doanh của mình.

Lưu ý: Khi tính toán khấu hao tài sản cố định cần phù hợp với giá trị hao mòn của tài sản và đảm bảo vốn giá trị đầu tư ban đầu được thu hồi đầy đủ.

Thế nào là khấu hao tài sản cố định

Ý nghĩa khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp về cả mặt tài chính lẫn quản lí. Ý nghĩa đó bao gồm:

  • Là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định;
  • Giúp thu hồi đầy đủ vốn cố định khi tài sản đó hết giá trị sử dụng;
  • Giúp xác định giá thành sản phẩm cũng như độ hiệu quả của tình hình hoạt động kinh doanh;
  • Là cơ sở để tính toán cho các hoạt động đầu tư và sản xuất;

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán mua tài sản cố định và cách tính khấu hao TSCĐ

Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

Theo khoản 1, Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC đã quy định rõ tất cả các tài sản cố định (TSCĐ) hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ một số trường hợp sau:

  • TSCĐ dù đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng bị mất;
  • TSCĐ do doanh nghiệp quản lí nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
  • TSCĐ không được theo dõi, hạch toán trong sổ sách kết toán của doan nghiệp;
  • TSCĐ được sử dụng cho mục đích phúc lợi phục vụ người lao động trong doanh nghiệp (Tuy nhiên không phải các TSCĐ sau: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trám y tế, xe đưa đón, cơ sở dạy nghề, nhà ở cho người lao động được doanh nghiệp đầu tư xây dựng);
  • TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại do cơ quan có thẩm quyền đầu tư cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
  • TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đai lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Trong trường hợp các TSCĐ sử dụng cho mục đích phục lợi phục vụ người lao động mà có tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thời gian cũng như tính chất sử dụng để thực hiện trích khấu hao và thông báo cho cơ quan thuế để theo dõi , quản lí.

Khi TSCĐ bị mất hoặc hư hỏng không thể sửa chữa, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Vấn đề chênh lệch giữa giá trị sử dụng còn lại của TSCĐ với tiền bồi thường của tập thể/cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp sẽ sử dụng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.

Thế nào là khấu hao tài sản cố định

Đối với tài sản cố định được doanh nghiệp cho thuê thì cũng phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê đó. 

Đối với doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức tài chính thì phải trích khấu hao cho TSCĐ đi thuê như STCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định. Trong trường hợp doanh nghiệp không cam kết mua lại TSCĐ khi thuê thì doanh nghiệp được trích khấu hao TSCĐ theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

Trong trường hợp đánh giá lại các TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được xác định giá trị không thấp hơn 20% nguyên giá các tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao của các tài sản cố định này được tính bắt đầu khi doanh nghiệp sử dụng tài sản và thời gian trích khấu hao từ 3 tới 5 năm. Thời gian cụ thể doanh nghiệp có thể quyết định nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC nay không còn đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định thì giá trị còn lại của các TSCĐ này sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Cách hạch toán mua CCDC, phân biệt CCDC với tài sản cố định

Tổng kết

Trên đây là những nội dung quan trọng về khấu hao tài sản cố định - một phương pháp tính chi phí quan trọng trong vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và áp dụng được vào công việc.

Bên cạnh các kiến thức tài sản cố định, để trở thành một chuyên viên kế toán thuế, bạn có thể tham khảo những kiến thức chuyên sâu về các mảng khác trong khóa học Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán để vững kiến thức, tự tin trở thành kế toán thuế của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Chúc bạn học tốt!

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Kế toán

Đối với mỗi một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất và có một số lương tài sản cố định được doanh nghiệp đó đầu tư để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó m,à những lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện quan một bước gọi là khấu hao tài sản cố định. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định có nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:

Thế nào là khấu hao tài sản cố định

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Thuật ngữ khấu hao đề cập đến một phương pháp kế toán được sử dụng để phân bổ nguyên giá của một tài sản vô hình hoặc vật chất theo tuổi thọ hoặc tuổi thọ của nó. Khấu hao thể hiện giá trị của một tài sản đã được sử dụng. Việc khấu hao tài sản giúp các công ty kiếm được doanh thu từ một tài sản trong khi vẫn chi một phần chi phí mỗi năm tài sản đó được sử dụng. Không hạch toán khấu hao có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của một công ty. Các công ty cũng có thể khấu hao tài sản dài hạn cho cả mục đích thuế và kế toán.

Khấu hao gắn chi phí sử dụng tài sản vô hình với lợi ích thu được trong thời gian sử dụng hữu ích của nó. Có nhiều hình thức khấu hao, bao gồm khấu hao theo đường thẳng và nhiều hình thức khấu hao nhanh. Khấu hao lũy kế là tổng của tất cả khấu hao được ghi nhận trên một tài sản cho đến một ngày cụ thể. Giá trị ghi sổ của tài sản trên bảng cân đối kế toán là nguyên giá trừ đi tất cả giá trị hao mòn lũy kế. Giá trị còn lại của tài sản sau khi đã khấu hao hết được gọi là giá trị còn lại của nó.

Thuật ngữ tài sản cố định dùng để chỉ một phần tài sản hoặc thiết bị hữu hình dài hạn mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trong hoạt động của mình để tạo ra thu nhập. Giả định chung về tài sản cố định là chúng được kỳ vọng sẽ tồn tại, tiêu thụ hoặc chuyển đổi thành tiền sau ít nhất một năm. Do đó, các công ty có thể khấu hao giá trị của những tài sản này để tính cho hao mòn tự nhiên. Tài sản cố định thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán là tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E).

Tài sản cố định là các khoản mục mà công ty có kế hoạch sử dụng trong dài hạn để giúp tạo ra thu nhập. Tài sản cố định thường được gọi là tài sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản lưu động là bất kỳ tài sản nào dự kiến ​​sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng trong vòng một năm. Tài sản dài hạn, ngoài tài sản cố định, bao gồm tài sản vô hình và các khoản đầu tư dài hạn. Tài sản cố định phải khấu hao để tính vào giá trị hao mòn khi tài sản được sử dụng, trong khi tài sản cố định vô hình được phân bổ.

Trên thực tế thì từ hai khái niệm vừa được nêu ra ở trên thì có thể định nghĩa về khái niệm của khấu hao tài sản cố định một cách đơn giản nhất đó chính là việc định giá và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định. Do đó, đối với việc khấu hao tài sản cố định chỉ được thực hiện khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng. Đồng thời thì để có thể được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh thì việc khấu hao tài sản cố định trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản đó.

Trước tiên, để tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cần xác định hai vấn đề sau:

– Thứ nhất, đó không phải nội dung nào khác mà nó chính là phần tài sản cố định đã sử dụng hay mua mới;

Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý xe ô tô, thanh lý tài sản cố định của công ty

– Thứ hai đó chính là thời gian để tính khấu hao tài sản cố định (thời điểm chính thức đưa tài sản cố định vào quá trình sản xuất).

Đối với thời gian tính khấu hao tài sản cố định thì các doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính quy định theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Không chỉ có vây mà doanh nghiệp còn cần phải thực hiện việc thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về tình trạng và thời gian tính khấu hao tài sản cố định.

Từ định nghĩa vừa được tác giả nêu ra ở trên thì khấu hao tài sản cố dịnh còn đem lại một số ý nghĩa cơ bản và rất quan trọng đối với hoạt động này. Theo như sự tìm hiểu của tác giả đối với mỗi doanh nghiệp thì khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá quan trọng cả về mặt tài chính và quản lý. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:

Một là,khấu hao tài sản cố định là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;

Hai là, khấu hao tài sản cố định thu hồi được đầy đủ số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng;

Ba là, khấu hao tài sản cố định giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Bốn là, khấu hao tài sản cố định là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất.

2. Cách tính khấu hao tài sản cố định?

2.1. Cách tính khấu hao theo đường thẳng:

Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là phương pháp khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng, phương pháp này áp dụng được với hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ

Hàng tháng: Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm / 12

Hàng năm: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Thời gian trích khấu hao

Lưu ý: Thời gian trích khấu hao phải dựa vào khung quy định (mục 1)

Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:

Mức trích khấu hao theo tháng P/S =( Mức trích khấu hao hàng/ Tổng số ngày của tháng) X Số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ: Ngày 20/09/2020, công ty A mua 01 máy photocopy panasonic trị giá 120.000.000 đồng, chưa thuế VAT, được chiết khấu 2.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 2.000.000 đồng. Máy được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó. Cách tính khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau:

– Xác định thời gian trích khấu hao: Máy photocopy panasonic có thời gian sử dụng từ 9 – 17 năm. Vậy trích khấu hao trong vòng 10 năm.

Xem thêm: Mẫu quyết định đưa tài sản cố định của công ty vào sử dụng? Mẫu quyết định giao quản lý và sử dụng tài sản cố định mới?

– Nguyên giá : 1200.000.000 – 2.000.000 + 2.000.000 = 120.000.000 đồng.

– Mức khấu hao hàng năm: 120.000.000/10 = 12.000.000 đồng/năm.

– Mức khấu hao hàng tháng: 12.000.000/12 = 100.000 đồng/tháng.

– Mức khấu hao trong tháng 7:  (100.000/31ngày ) x 22 ngày = 354.838 đồng.

– Như vậy trong tháng 7 được trích 354.838 đồng vào chi phí, từ T8/2018 được trích 500.000 đồng và hàng năm được trích 6.000.000 đồng.

2.2. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và phải thỏa các điều kiện sau:

– Là tài sản cố định mới, chưa qua sử dụng;

– Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.

Xem thêm: Tài sản cố định vô hình là gì? Các loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp?

Công thức khấu hao hàng năm

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCD x Tỷ lệ khấu hao nhanh ( %)

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh 

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = (1/ Thời gian trích khấu hao của TSCĐ) x100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1.5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  ≤ 6 năm ) 2
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2.5

Những năm cuối, khi mức khấu hao bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị đo lường với nguyên giá là 80.000.000 đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ này là 4 năm. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

– Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%): (1/4) x 100% = 25%

Xem thêm: Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định?

– Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (t = 4) : 25% x 2 = 50%

– Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể như sau:

ĐVT: đồng

2.3. Cách tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Khấu hao tài sản cố định áp dụng được phương pháp này phải thỏa các điều kiện sau:

– Liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm.

– Phải xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó.

– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Mức trích khấu hao hàng tháng/ năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng/ năm x mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm

Xem thêm: Bảo hiểm tài sản là gì? Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị?

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ / Số lượng theo công suất thiết kế

Trong trường hợp nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của khấu hao tài sản cố định.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về khấu hao tài sản cố định là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan đến khấu hao tài sản cố định khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!