Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

CHỦ ĐỀ 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của việc sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi hoặc để bán trên thị trường.

1.1.2. Điều kiện ra đời

1.1.2.1. Có sự phân công lao động xã hội.

1.1.2.2. Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.

1.1.3. Đặc trưng và ưu thế

1.1.3.1. Dựa trên sự phát triển của LLSX ngày càng hiện đại, quy mô ngày càng lớn, năng suất lao động cao, việc trao đổi, mua bán ngày càng thuận tiện...đáp ứng nhu cầu về tinh thần và vật chất của con người.

1.1.3.2. Thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất,... thúc đẩy sản xuất phát triển.

1.1.3.3. Diễn ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt, buộc những người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén.

1.1.3.4. Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành, các quốc gia ngày càng phát triển. Khai thác tối ưu lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật.

1.1.3.5. Thỏa mãn nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn.

1.2. Hàng hóa

1.2.1. Là sản phẩm của lao động, có công dụng để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán.

1.2.2. Phân loại

1.2.2.1. Hàng hóa hữu hình: Thỏa mãn nhu cầu về vật chất của con người như lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất...

1.2.2.2. Hàng hóa vô hình: Thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người như dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh, dịch vụ giáo dục,...

1.2.3. Hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.3.1. Giá trị sử dụng

1.2.3.1.1. Là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

1.2.3.1.2. Đặc trưng

1.2.3.2. Giá trị của hàng hóa

1.2.3.2.1. Giá trị trao đổi: Là quan hệ về số lượng, thể hiện tỉ lệ trao đổi giữa GTSD của hàng hóa này với GTSD của hàng hóa khác.

1.2.3.2.2. Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

1.2.4. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

1.2.4.1. Lượng giá trị

1.2.4.1.1. Là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

1.2.4.1.2. Lượng giá trị hàng hóa không đo bằng thời gian hao phí lao động cá biệt mà đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

1.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng

1.2.4.2.1. Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

1.2.4.2.2. Cường độ lao động: mức độ lao động khẩn trương nặng nhọc của người lao động trong một đơn vị thời gian.

1.2.4.3. Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động

1.2.4.3.1. Lao động giản đơn: Là lao động không cần qua huấn luyện, đào tạo, lao động không thành thạo.

1.2.4.3.2. Lao động phức tạp: Là lao động phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện đào tạo, lao động thành thạo.

1.2.5. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.2.5.1. Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

1.2.5.2. Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lực của con người về thần kinh và cơ bắp nói chung không kể các hình thức cụ thể của nó.

1.3. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt

1.3.1. Dịch vụ

1.3.1.1. Là một loại hàng hóa, nhưng đó là hàng hóa vô hình.

1.3.1.2. Là hàng hóa không thể cất trữ.

1.3.2. Một số hàng hóa đặc biệt

1.3.2.1. Quyền sử dụng đất đai

1.3.2.2. Thương hiệu (danh tiếng)

1.3.2.3. Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá

2. THỊ TRƯỜNG

2.1. Khái niệm

2.1.1. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau.

2.1.2. Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định.

2.2. Vai trò

2.2.1. Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.

2.2.2. Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

2.2.3. Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

2.3. Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường

2.3.1. Cơ chế thị trường

2.3.1.1. Là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

2.3.1.2. Dấu hiệu đặc trưng là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do.

2.3.1.3. Là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ,...

2.3.2. Nền kinh tế thị trường

2.3.2.1. Là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

2.3.2.2. Đặc trưng

2.3.2.2.1. Đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

2.3.2.2.2. Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận.

2.3.2.2.3. Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh, vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.

2.3.2.2.4. Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội.

2.3.2.2.5. Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời, nhà nước thực hiện những nhiệm vụ khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

2.3.2.2.6. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.

2.4. Một số quy luật kinh tế chủ yếu

2.4.1. Quy luật giá trị

2.4.1.1. Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

2.4.1.2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.

2.4.1.3. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết.

2.4.2. Quy luật cung cầu

2.4.2.1. Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường.

2.4.3. Quy luật lưu thông tiền tệ

2.4.4. Quy luật cạnh tranh

2.4.4.1. Là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.

3. VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

3.1. Người sản xuất

3.1.1. Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

3.1.2. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.

3.1.3. Bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,...

3.2. Người tiêu dùng

3.2.1. Là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng

3.3. Các chủ thể trung gian trong thị trường

3.4. Nhà nước

3.4.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Câu 6: Cơ chế thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường


Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

Có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia thị trường, mỗi chủ thể có những vai trò quan trọng riêng. Có 4 chủ thể chính sau: người sản xuất, người tiêu dùng, chủ thể trung gian, Nhà nước.

Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuấtCác chủ thể trung gian trong thị trường là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên linh hoạt hơn.

Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế thì Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường. vai trò chủ yếu của Nhà nước là kiến tạo môi trường vĩ mô của nền kinh tế