Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ

KẾ HOẠCH

V/v Triển khai công tác giáo dục Lễ giáo, kỹ năng tự phục vụ, Phòng chống ti nạn thương tích, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống trong nhà trường

Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

Thực hiện Công văn số 346/PGDĐT, ngày 17/4/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường;

Trường Mầm non Thường Thới Tiền xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ trong thời gian hoạt động trong hè năm học 2017 – 2018 với nội dung cụ thể như sau:

I/ MỤC ĐÍCH:

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ và Lao động cho trẻ mầm non.

- Giúp trẻ  thích ứng được với cuộc sống và môi trường sống có những tác động tích cự với môi trường sống và mọi người xung quanh phù hợp với lứa tuổi.

- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp day học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC :

1. Giáo dục kỹ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng giải quyết các tình huống.

- Kĩ năng giao tiếp.

- Kĩ năng lựa chọn và quyết định.

- Kĩ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông, cảnh giác trong phòng cháy chữa cháy....

2. Giáo dục Lễ giáo:

- Trẻ thói quen ăn uống gọn gàng, không nói chuyện cười đùa trong khi ăn.

- Trẻ có thói quen giữ vệ sinh không vứt rác bừa bãi.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, nhường nhịn bạn trong lớp.

- Giáo dục trẻ có thói quen chào hỏi cô khi đến lớp và khi ra về.

          - Giáo dục trẻ trao đổi nhỏ tiếng vùa đủ nghe.

          - Giáo dục trẻ  kỹ năng  chào hỏi khi có khách đến lớp. Không nói tục chửi bậy.

- Giáo dục trẻ  kỹ năng  chào hỏi khi có khách đến lớp. Không nói tục chửi bậy

- Dạy trẻ có thói quen, cảm ơn, xin lỗi, nhận đồ vật bằng hai tay.

- Trẻ  chơi chung, hòa đồng với bạn, nhường nhịn bạn khi chơi.

- Rèn cho trẻ có thói quen trả lời dạ thưa khi người lớn hỏi.

- Biết chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo.

- Giáo dục trẻ ngồi đúng tư thế, không đi qua trước mặt người lớn.

-  Giáo dục  trẻ biết cách giao tiếp với người lớn và các em nhỏ

- Trẻ có thói quen Biết giữ yên lặng những nơi công cộng: bệnh viện…

3. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ:

- Rèn cho trẻ nhận biết đồ dùng của mình, của bạn và cất đúng nơi quy định.

- Trẻ có thói quen giữ gìn đồ chơi và cất dọn sau khi chơi.

- Trẻ có thói quen thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên.

- Rèn cho trẻ có nề nếp học tập và có kỹ năng chơi.

- Tập cho trẻ thói quen  biết làm những việc vừa sức.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng giữ gìn đồ chơi và dọn dẹp đồ chơi đúng nơi quy định.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng đi đứng nhẹ nhàng không lê giày dép.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng và thói quen, nề nếp tự phục vụ giờ ăn.

- Tự rửa mặt chải răng hang ngày, giữ đầu tóc gọn gàng.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng biêt rửa tay khi chơi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

-Rèn cho trẻ phát biểu tuần tự, không tranh giành.

- Rèn cho trẻ có thói quen nề nếp ăn uống, văn minh, lịch sự.

- Trẻ có thói quen  chú ý lắng nghe khi người khác nói.

- Rèn cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinh công cộng.

-  Trẻ có thói quen trực nhật theo sự phân công

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Phương hướng: Tiếp tục triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lễ giáo, kỹ năng tự phục vụ... trong thời gian giữ trẻ trong hè năm học 2017-2018.

Lồng ghép tốt và linh hoạt việc giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động sao cho phù hợp giúp trẻ dễ tiếp thu chú trọng cho trẻ thực hành và được trãi nghiệm thực tế ở địa phương.

Tiếp tục phối hợp tốt giữa 3 môi trường gia đình- nhà trường – xã hội.

2. Giải pháp:

Triển khai các văn bản có liên quan, tổ chức dự giờ, thao giảng hội giảng chuyên đề để nâng cao nâng lực, kỹ năng của giáo viên.

Họp cha mẹ định kỳ chú trọng việc phối hợp kỹ năng ho trẻ bằng nhiều hình thức đặt biệt là tổ chức cho trẻ tham quan trãi nghiệm.

Trên đây là kế hoạch về việc thực hiện giáo dục kỹ năng cho trẻ trong thời gian giữ trẻ trong hè năm học 2017-2018 của các đơn vị trường Mầm non Thường Thới Tiền./.

Nơi nhận:                                                               HIỆU TRƯỞNG

- PGDĐT(BC);

- Lưu VT.

                                             PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục mẫu giáo có tầm quan trọng đặc biệt tới sự phát triển toàn diện nhân cách của mỗi con người, bởi đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên, quan trọng - là thời kỳ lý tưởng của giáo dục lễ giáo cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì việc tiếp nhận vốn tri thức, những phẩm chất nhân cách con người cũng như văn hoá, nghệ thuật thẩm mỹ thông qua sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ. Cũng vì thế, khi chúng ta lo lắng nhiều tới việc nâng cao trình độ văn hoá nghệ thuật của người lớn (người mẹ, người cô đó chính là nhằm tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của thế  hệ trẻ thông qua những người gần gũi nhất đối với trẻ thơ) và việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ khi trẻ còn nhỏ.

     Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, chiến lược giáo dục con người mới trong  giai đoạn hiện nay, đòi hỏi nhà trường các cấp phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo về mọi mặt. Trước hết phải giáo dục lễ giáo cho trẻ mà việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiệu quả nhất đó là kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những câu chuyện cổ tích Việt Nam đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm lễ giáo cho trẻ.

     Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc.

     Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học 2018- 2019 tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi  qua những câu chuyện cổ tích” làm đề tài nghiên cứu

     2. Mục đích nghiên cứu

     Giáo dục lễ giáo là một hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng cho trẻ những tiêu chuẩn và qui tắc hành vi thái độ của chúng đối với nhau, đối với mọi người, đối với quê hương, đất nước.

     Giáo dục lễ giáo cũng chính là giáo dục đạo đức cho trẻ đã góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ có được thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày:

+ Giáo dục lễ giáo góp phần hình thành hệ thống thái độ , hành vi ứng xử phù hợp với bản thân, với mọi người, với môi trường xung quanh.

+ Giáo dục lễ giáo còn hình thành ở trẻ 1 số kinh nghiệm đầu tiên trong hành vi ứng xử và tiếp thu những kinh nghiệm đó và ứng xử như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.

+ Giáo dục lễ giáo giúp trẻ lĩnh hội những tiêu chuẩn về hành vi đạo đức, biết đánh giá hành vi của mình và của người khác.

     Bởi vậy nếu ngay từ tuổi mầm non, chúng ta chú trọng giáo dục cho trẻ có những thái độ, hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng nhân cách đạo đức mai sau của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ một động lực quan trọng, giúp trẻ phát triển và hành động đúng  hướng trong quá trình trưởng thành.

     3. Bản chất cần được làm rõ của đề tài:

     Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi  qua những câu chuyện cổ tích

     4. Đối tượng nghiên cứu

     Đối tượng nghiên cứu trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Tân Mai.

     5. Phương pháp nghiên cứu

     Đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

     a. Phương pháp nghiên cứu lý luận

     - Thu thập, đọc, phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài

     b. Phương pháp quan sát tự nhiên

     Quan sát các hoạt động tự nhiên của cô và trẻ từ đó nhận xét, phân tích thực trạng của lớp nghiên cứu thực trạng qua 15-20 hoạt động học

     c. Phương pháp điều tra

     - Điều tra dán tiếp

     - Điều tra trực tiếp.

     6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

     Bài sáng kiến lấy đối tượng là học sinh lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, của lớp B1 trường Mầm non Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

     Đề tài này được thực hiện từ tháng 09/2018 đến tháng 03/2019.

     Nhiệm vụ chính của quá trình nghiên cứu là giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, năng động sáng tạo, yêu nghề mến trẻ luôn gần gũi yêu thương tôn trọng trẻ tạo niềm tin đối với trẻ.          

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     I . Cơ sở lý luận.

     Truyện cổ tích được trẻ nhỏ ưa thích nhất so với các thể loại truyện cổ dân gian khác bởi chính những giá trị của nó mang lại. Chính những câu chuyện cổ tích Việt Nam mà chúng ta đem đến cho trẻ, góp phần hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Đặc biệt là thông qua  những câu chuyện, bằng  nhiều biện pháp mà chúng ta đem đến cho trẻ, nhiều điều lý thú. Trẻ được học làm người nhất là giáo dục lòng nhân ái. Bởi thông qua những câu chuyện ấy, trẻ biết yêu thiên nhiên, cuộc sống con người, biết thế nào là tốt xấu, chăm, lười. Trẻ biết yêu cô tấm chăm làm và nết na, biết yêu Thạch Sanh chàng trai nghèo dũng cảm.

     Có thể nói vẻ đẹp trong truyện cổ tích Việt Nam được bao bọc bởi tình thương, sự bao dung và sẵn sàng hết lòng giúp đỡ kẻ yếu, người bất hạnh. Người cho phép lạ cũng vậy và nhân vật hành động chính nghĩa cũng vậy.

     Truyện cổ tích của dân tộc nào cũng đề cao đạo đức, nhân nghĩa. Nó là một môi trường đắc địa để những bài học đạo đức, luân lí được đưa đến cho mọi người một cách tự nhiên. Không phải dân tộc nào cũng đề cao đạo đức như là yếu tố thứ nhất của phẩm chất con người như dân tộc Việt Nam Có những dân tộc đề cao yếu tố trí tuệ và tài năng , dân tộc khác lại coi trọng sức mạnh thể lực và trí tuệ của nhân vật. Nhưng theo quan nệm của người Việt Nam, đạo đức chính là cái gốc của mọi sự tốt xấu trên đời.

     Truyện cổ tích Việt Nam đã cho chúng ta thấy trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu hàng, có bi thảm mà không tuyệt vọng , con người vẫn cố gắng vươn lên.

     Truyện cổ tích Việt Nam dạy con người sống, gây tinh thần lạc quan, khẳng định niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng.

     Quan niệm đạo đức được phản ánh trong truyện cổ tích vừa chắt lọc kinh nghiệm ứng xử trong thực tế, vừa là đạo đức lí tưởng mà người lao động muốn xây dựng. Chính vì vậy mà truyện cổ tích Việt Nam mang nội dung giáo dục sâu sắc, nhất là giáo dục lễ giáo đối với trẻ nhỏ.Trẻ nhỏ có nhu cầu được tiếp nhận những loại hình nghệ thuật trong đó văn học.Văn học có một ý nghĩa rất lớn trong tâm hồn mỗi con người. Hơn bất cứ một loại văn học nào, truyện cổ tích đã chiếm được sự yêu thích của các em. Truyện cổ tích Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các em. Với đặc điểm giàu hình ảnh, phong phú tưởng tượng trẻ dễ hòa nhập tâm hồn của mình với thế giới nhân vật trong truyện. Trẻ chăm chú theo dõi những sự kiện tình tiết với đôi mắt tròn xoe, chúng ngạc nhiên trước hình tượng kỳ vĩ, trước những biến đổi lạ kì của nhân vật . Trẻ xúc cảm đến rơi nước mắt, lo sợ cho số phận nhân vật mà mình yêu thích khi nhân vật gặp phải những thử thách đầy nguy hiểm. Các em cười rạng rỡ khi nhân vật mình yêu thích chiến thắng được kẻ thù, chiến thắng được cái ác và giành được hạnh phúc. Ngược lại các em cũng thể hiện một cách hồn nhiên thẳng thắn thái độ với nhân vật các em không ưa thích.

     2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

     Trong nhiều năm qua, cấp học mầm non triển khai thực hiện chuyên đề Giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các trường mầm non  do Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo và cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” do Ngành Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn Ngành phát động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn minh trong các trường học với các nhiệm vụ cụ thể như: Bồi dưỡng đội cho ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lễ giáo; Bổ sung tài liệu, tranh truyện, tranh tuyên truyền, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp hiểu biết và rèn hành vi lễ giáo cho trẻ; Linh hoạt sáng tạo tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết và khơi dậy lòng nhân ái của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ. Tăng cường phổ biến kiến thức và phương pháp nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh học sinh trong các trường mầm non, tạo ra môi trường lành mạnh, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội trong nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các trường mầm non cũng còn gặp những khó khăn như sau:

     Hiện nay  những vấn đề tiêu cực của cơ chế thị trường, đã tác động và làm sa sút về đạo đức của một số giáo viên, học sinh. Việc thực hiện phong trào kế hoạch hoá gia đình là điều kiện hết sức thuận lợi cho mọi gia đình chăm sóc con, trẻ được nuông chiều và được đáp ứng mọi thứ theo nhu cầu, nhưng ngược lại, nếu sự quan tâm không được thể hiện đúng mức thì cũng là điều bất lợi trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.

     Một số lớp có số lượng trẻ/ lớp quá đông, số giáo viên/ lớp cũng chưa đủ theo quy định nên việc theo sát, uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khó khăn.

     Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo, liên hệ thực tế cũng còn nhiều hạn chế chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho trẻ.

     Nội dung giáo dục lễ giáo trong Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non còn hạn chế: nặng về lý thuyết, thiếu nhiều bài tập thực hành kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống.

     Một số giáo viên lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục lễ giáo tích hợp với các hoạt động của trẻ chưa linh hoạt, giáo dục lễ giáo chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở trẻ phải làm theo yêu cầu của bài dạy, rèn trẻ các hành vi lễ giáo nhiều khi quá cứng nhắc, máy móc, đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống để theo dõi và đánh giá trẻ.

     Bên cạnh đó, vấn đề tài liệu nguồn để giáo viên có thể khai thác, tham khảo để dạy trẻ còn thiếu và chưa phong phú. Khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế.Tư duy của trẻ là tư duy tổng quát hành động nên trẻ không hiểu qua những lời cô nói ,làm như thế này có nghĩa là tốt,như thế kia là xấu,hay còn phải làm như thế nào. Nhưng qua những câu truyện cổ tích thường có cốt truyện ngắn gọn,rõ ràng,dễ nhớ dễ thuộc,nhân vật gần gũi,chính là con người trong các mối quan hệ xã hội. Điều cuốn hút các em chính là yếu tố thần kỳ,những đồ vật quen thuộc gần gũi được thổi những yếu tố ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí tưởng  tượng của trẻ thơ mà giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn của công tác chính sách giáo dục cho trrẻ mẫu giáo.Vì vậy tôi đã thực hiện một biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam.

     Qua một năm thực hiện tôi đã thu được một số kết quả khả quan:Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, nên hay không nên. Biết yêu cái thiện ghét cái ác.Tuy nhiên qua quá trình thực hiện tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

     2.1 Thuận lợi:

- Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm, hướng dẫn tạo điều kiện của Ban giám hiệu về mọi mặt. Lớp được trang bị máy vi tính để trẻ có thể học trên máy, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.Đồ dùng được trang bị đầy đủ có nhiều đồ dùng tự sáng tạo của giáo viên để phát huy tính tích cực của trẻ

- Về giáo viên: Là một giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ.

- Được tham dự vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD, trường tổ chức.

- Nhà trường tổ chức thao giảng, học bồi dưỡng, họp chuyên môn để tôi nắm được về một số hoạt động lễ giáo cho học sinh.

- Bản thân luôn học hỏi đồng nghiệp nên tôi đó nắm được một số phương pháp, thủ thuật qua các giờ lên lớp, từ đó giúp tôi thực hiện đề tài.

- Về học sinh: Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, thích tham gia các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học,

- Về phụ huynh: Được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về các phế phẩm, tạp chí, lịch cũ, dụng cụ học tập…giúp tôi có điều kiện làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học.

     * Khó khăn:

- Về cơ sở vật chất : Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn chưa phong phú. Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế

- Về giáo viên : Một số phụ huynh rất chiều con coi nhẹ việc giáo dục lễ giáo cho các con.Nên giáo viên rất khó khăn trong việc dạy dỗ các con

- Về học sinh: Một số cháu mới đi học, một số cháu chưa mạnh dạn, tự tin, chưa thể hiện hết khả năng của mình.

- Việc tổ chức các hoạt động học ở lớp nhìn chung còn chưa phong phú, chưa kích thích trẻ phát huy sáng tạo.

- Về phụ huynh: Một vài phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu đến trường mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp.

     Xuất phát từ những tình hình đặc điển của lớp tôi đã mạnh dạn giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi  qua những câu chuyện cổ tích Thông qua nội dung truyện cổ tích để giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng,phù hợp với lứa tuổi,không gò bó áp đặt mà đạt hiệu quả cao.

     2.3. Kết quả khảo sát học sinh

STT

Nội dung nghiên cứu

Số trẻ đạt

Kết quả (%)

1

Biết cảm ơn xin lỗi đúng lúc.

17/38

45

2

Ngoan ngoãn, lễ phép

20/38

53

3

Biết nhường nhịn và chia sẻ.

17/38

45

4

Biết xưng hô lễ phép.

20/38

53

5

Biết vệ sinh cá nhân vệ sinh chung

22/38

58

6

Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

21/38

55

     

     3. Các biện pháp thực hiện

     3.1 Xây dựng giáo dục lễ giáo cho học sinh theo các tháng

     THÁNG 9:

- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào khách.

- Biết đi đại, tiểu tiện đúng nơi qui định.

- Biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơi qui định.

- Biết giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Biết nhặt rác bỏ vào thùng.

     THÁNG 10:

- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào khách một cách chủ động tự giác.

- Ăn uống gọn gàng, không nói chuyện cười đùa trong khi ăn.

- Trẻ có thói quen và nề nếp tự phục vụ giờ ngủ

- Biết chơi với bạn, không giành đồ chơi với bạn.

     THÁNG 11:

- Trẻ biết tự chuẩn bị cho giờ ăn ( kê bàn ghế, chia đồ dùng )

- Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể (mặt mũi, chân tay, quần áo, đầu tóc…gọn gàng, sạch sẽ )

- Biết cầm hai tay, biết cảm ơn, xin lỗi.

     THÁNG 12:

- Phát biểu trọn câu, rõ nghĩa, biết hỏi và trả lời trọn câu với người lớn.

- Dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế nhẹ nhàng.

- Có ý thức giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinh công cộng, giữ sạch nguồn nước.

- Trẻ biết tự giác thực hiện giờ nào việc nấy.

     THÁNG 1:

- Đi đứng nhẹ nhàng không lê giầy dép, nói vừa đủ nghe.

- Giáo dục trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

- Trẻ có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.

     THÁNG 2:

- Mạnh dạn phát biểu, diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ cá nhân.

- Tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động

- Biết nhường bạn, đi đứng, ăn nói nhẹ nhàng.

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường, có ý thức tiết kiệm.

     THÁNG 3:

- Thể hiện các hành vi văn minh, đạo đức qua ứng xử lễ phép, chào hỏi người lớn.

- Mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp.

- Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh.

     THÁNG 4:

- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.

- Hợp tác chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.

- Có thói quen, kĩ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ,vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm.

     THÁNG 5:

- Thực hiện thời gian biểu của lớp một cách tự giác.

-  Tìm hiểu và làm quen với nề nếp và hoạt động ở trường .

- Biết giữ yên lặng những nơi công cộng: bệnh viện, trường học..

- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm.

     3.2 Lập kế hoạch theo chương trình giáo dục

     Trước hết để cho nội dung  phù hợp với chủ đề, tôi xây dựng kế hoạch làm quen với văn học cho cả một năm ngay từ đầu năm. Tìm hiểu theo từng chủ đề của ban giám hiệu xem có bao nhiêu bài mà có nội dung là truyện cổ tích Việt Nam từ đó điều chỉnh, bổ sung một số truyện mà tôi sưu tầm sao cho phù hợp với đặc điểm của trẻ của lớp theo các chủ đề.

     Tôi thấy số lượng truyện cổ tích Việt Nam còn rất ít và đưa vào giờ hoạt đông chung cũng rất ít.Trong khi đó kho tàng truyện cổ tích của chúng ta rất phong phú .Truyện cổ tích dù ở thể  loại nào truyện cổ về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt đều mang nội dung tình cảm, nêu được những bài học đạo đức cho các em ở lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy tôi đã bỏ ra khá niều thời gian sưu tầm lựa chọn một số truyện cổ tích Viêt Nam để đưa vào chương trình để cho trẻ của tôi được học (ngoài chương trình quy định của ban giám hiệu) để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.

Ví dụ

- Chủ đề gia đình(Tấm Cám, người con út hiếu thảo)

- Chủ đề ngành nghề: Sự tích quả dưa hấu, anh nông dân và ba điều ước.

- Chủ đề  động vật: Sự tích con khỉ ,cóc kiện trời.

- Chủ đề thực vật: Sự tích cây thìa là,cây khế , cây tre trăm đốt.

     3.3 Tổ chức các hoạt động trong tiết học

Giáo viên cần tìm cách vào bài thật sinh động để gây sự chú ý của trẻ.

Ví dụ : Trong chủ đề thế giới thực vật: Khi cô kể cho trẻ nghe truyện “Sự tích hoa hồng ”,để hướng sự chú ý của trẻ vào  nội dung câu chuyện tôi cho trẻ quan sát bông hoa hồng, hỏi trẻ tên loài hoa, các con có biết tại sao lại có hoa hồng không? Hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu về sự tích hoa hồng nhé.

Ví dụ: Khi dạy cho trẻ nghe câu chuyện “Cây tre trăm đốt” vào đầu câu chuyện là “ ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu”. Như vậy, nội dung của câu chuyện là lão nhà giàu và anh nông dân nghèo. Để nhấn mạnh sự gian dối của lão nhà giàu và sự giàu có đó là không nờn tôi đó đưa ra một số câu hỏi tình huống cho trẻ tư duy như  :

+ Anh nông dân vào rừng tìm cây tre trăm đốt

+ Cho trẻ xem lão nhà giàu bị dính vào thân cây tre.

     Ngoài những phương thức cũ, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động tổ chức kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe nhằm lồng giáo dục lễ giáo cho trẻ  như: Xây dựng nội dung câu chuyện trên giáo án điện tử. Sự hấp dẫn của nội dung câu chuyện, lời kể truyền cảm của cô, hình ảnh minh hoạ đẹp, sê lôi cuốn trẻ qua đó trẻ sẽ thấm nhuần nội dung câu chuyện nhờ đó mà nội dung giáo dục lễ giáo cô muốn truyền tải đến trẻ sẽ được trẻ tiếp nhận thật sâu sắc, ấn tượng và bền lâu.Chẳng hạn như qua câu chuyện “Sự tích hoa hồng” trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, yêu quí hoa, không hái lá, bẻ cành.

*Ví dụ:  Chuyện : Quả bầu tiên

Qua câu chuyện Quả bầu tiên giáo dục cho trẻ biết được cậu bé hiền lành nhưng tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Chính vì vậy cho nên cậu bé được chim én thưởng một hạt bầu tiên, từ hạt bầu tiên đó khi gieo xuống đã nảy mầm, ra hoa, kết trái, thật lạ quả bầu to khổng lồ - có nhiều vàng bạc châu báu. Câu chuyện giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, biết giúp đỡ bạn bè, em nhỏ yêu thương những con vật gần gũi, dễ thương như “chim én”.

* Ví dụ:   Chuyện “Chàng rùa”

Thông qua chuyện “Chàng rùa” với tấm lòng hiếu thảo thương yêu bố mẹ, đặc biệt bố mẹ đã già tuổi cao sức yếu phải đi phu vác đất vác gỗ, làm nhà cho vua với hình ảnh chú rùa bé tí trong câu chuyện “Chàng rùa”. Là một nhân vật có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm cao: Mặc dù các cô các bác, bàn tán, xì xào.Con rùa không nản lòng, vẫn bình thản trước sự cương quyết của mình. Với tấm lòng hiếu thảo không những bố mẹ mà còn với các cô các bác đã đảm nhận một công việc nặng nề giúp các cô, các bác sớm  trở về nhà.

Với sự cần mẫn và lòng hiếu thảo với bố mẹ và mọi người những việc làm đó là một hình tượng cao đẹp, lòng nhân ái trong câu chuyện chàng rùa mà tôi đã khai thác giáo dục trẻ.

Ví dụ: Lựa chọn các kiểu đóng kịch cho trẻ diễn tả lại nhân vật đó ở chuyện “Thánh Gióng”, bạn được đóng Thánh Gióng với đặc điểm hùng mạnh, tay chân làm tiếng vó ngựa phi, những loại hoạt động này trẻ rất thích. Hoặc khi kể chuyện “Thánh Gióng”, tôi chọn trò chơi “phi ngựa” và hát bài “ nhanh thật nhanh, ngựa phi thật nhanh....Từ việc hứng thú tiếp nhận nội dung câu chuyện trẻ sẽ rút ra được nội dung giáo dục của câu chuyện đó chính là tình yêu. Lòng tự hào về anh hùng dân tộc Thánh Gióng với tình yêu quê hương, đất nước vô bờ bến. Đó chính là yếu tố xây đắp lên tình yêu đất nước, niềm tự hào về dân tộc.

     3.4.  Sử dụng đồ dùng trực quan

     Bản thân tôi khẳng định: Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động , qua đó trẻ cảm nhận dược tình cảm ,tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trươc  khi tổ chức cho trẻ làm quen với truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo.Tranh ảnh hấp dẫn, rối nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể, có thể cho trẻ xem đĩa.

Ví dụ : Khi kể truyện “Cây tre trăm đốt” ở chủ đề thực vật. Kể song cho trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch. Tôi muợn áo của bà già làm áo anh nông dân cho các cháu mặc vào ,làm cuốc .dao vv..

Hay như truyện “Sự tích quả dưa hấu” trong chủ điểm nghề nghiệp, để gây sự chú ý hứng thú của trẻ cũng như khắc sâu nội dung giáo dục cho trẻ qua câu chuyện tôi đó chuẩn bị xây dựng hình ảnh động minh họa cho nội dung câu chuyện  rồi tôi lại kể cho trẻ nghe trên sa bàn rối dẹt. Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết trân trọng người nông dân, đặc biệt là nhân vật Mai An Tiêm- con người chăm chỉ, tháo vát, yêu lao động.

     3.5 Sử dụng phương tiện dạy học:

     Sử dụng  phối hợp và hợp lý hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tính chủ động tích cực của trẻ vì thế cho nên khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả trẻ được hoạt động một cách tích cực và cụ thể là: ngoài phương pháp cũ tôi dùng thêm:

     a. Thuộc truyện và nhập vai kể diễn cảm:

     Để đạt dược giờ dạy đạt kết quả tốt cô giáo phải chuẩn bị tốt giáo án , phải thuộc truyện , thuộc các tình tiết trong truyện để từ đó nhập vai tốt.

     b. Phương pháp cá thể hóa:

     Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả về thể  chất và trí tuệ nên cô phải dựa vào đặc điểm này để có những biện pháp riêng biệt tránh lối giáo dục đồng lọat để phát huy khả năng của từng trẻ.

     c. Phương pháp tích hợp:

     Đây không phải là phép cộng tác bộ môn mà là sự kết hợp lôzích, hợp lý giúp giáo viên khai thác tối đa nội dung giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi truyện nhờ đó bài học đạo đức trở nên hấp dẫn ,gần gũi ấn tượng và sâu sắc với trẻ.

Ví dụ :  Khi dạy truỵên “Cây tre trăm đốt” ở chủ đề thế giới thực vật . Cô giáo có thể tích hợp với hoạt động khám phá, biết về cây tre gần gũi và rất quen thuộc của địa phương và một số loại cây khác .

     d: Tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích Việt Nam mọi lúc, mọi nơi.

     Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với văn học mỗi tuần chỉ một giờ hoạt động chung mà nội dung chương trình đa số là truyện hiện đại và thơ truyện cổ tích còn ít.

     Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với truyện cổ tích Việt Nam  mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm khác nhau trong ngày :

+ Giờ đón trẻ

+ Giờ hoạt động ngoài trời

+ Giờ HĐ góc

+ Giờ HĐ chung

+ Giờ HĐ chiều

+ Giờ trả trẻ

+ Giờ đọc sách tại phòng thư viện

     Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu lòng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào? Những hành vi nào không nên  làm và không được làm đồng thời trẻ có những hành vi động cơ đúng đắn.

     Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục ,thường xuyên , cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ .

Ví dụ: Muốn trẻ biết cảm ơn, xin lỗi thì cô lồng vào các câu chuyện như: “Tích Chu”. Cô tổ chức cho cả lớp đóng vai các nhân vật trong truyện. Qua việc nhập vai trẻ cảm ơn, xin lỗi thì hành động lời nói trong vai kịch đã trở thành hành động lời nói trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, việc giáo dục lễ giáo đã thấm vào trẻ nhẹ nhàng và hấp dẫn.

- Giờ đón trẻ, giờ trả trẻ : Là lúc cô áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất.

Ví dụ : Cô trò chuyện cởi mở, tự nhiên gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân:cô hỏi trẻ nhà con có em bé không ? Con thường làm gì với em bé nếu em đòi đồ chơi của con thì con làm gì ? Từ đó cô có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ nghe.

- Hoặc giờ hoạt động góc :

Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm việc một  mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá. Cô giáo có thể làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến

sự hoạt động tích cực của trẻ ,ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thời gian.

     * Sinh hoạt chiều:

     Đây là thời gian lý tưởng để cô giáo tổ chức cho trẻ làm quen chọn vẹn với một truyện cổ tích đúng các bước làm quen với tác phẩm văn học. (phân nhóm, cá nhân) để tạo khả năng theo dõi, phân tích, làm chính xác lại.

- Trong ngày hội, ngày lễ:

Ví dụ : Trong Tết trung thu , cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện “Sự tích chú cuội” cùng với sự nhập vai chú cuội, chị Hằng trẻ sẽ rất thích thú. Qua đó trẻ biết được Tết trung thu chính là 1 nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam, từ đó xây đáp lên tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về dân tộc.

     3.6 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.

- Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi đó phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ,từ đầu năm giáo viên đã thông báo chương trình học của cả một năm cho phụ huynh nắm được

- Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của truyện cổ tích Việt Nảm  trong quá trình giáo dục trẻ. Đến đầu chủ điểm tôi phụ tự cho phụ huynh những câu truyện đã chọn và mở clip phim cổ tich cho phụ huynh xem .Phát cho phụ huynh những câu chuyện  phô tô để phụ huynh kể cho con em mình nghe.

- Giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.

     Ngoài những giờ kể chuyện, ở lớp, tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh những phương pháp kể chuyện với họ. Để từ đó, phụ huynh tranh thủ những lúc trẻ ngủ ở nhà kể chuyện cho trẻ nghe. Bởi vì trẻ rất hồn nhiên, nếu mẹ kể và đọc không giống cô thì trẻ sẽ không thích nghe và còn bảo: mẹ đọc, kể không giống cụ kể cho con nghe ở lớp. Vì thế, tôi tranh thủ trao đổi cho phụ huynh tài liệu, phương pháp và cả cách làm đồ dùng, đồ chơi theo rối dây, rối đế, tranh động.

Ví dụ : Tôi chuẩn bị một tiết dạy chuyện về “Cây khế” thật kỹ cả đồ dùng cho  tiết đó, tiến hành dạy và mời phụ huynh về dự. Qua đó tạo lòng tin trong phụ huynh; đồng thời, nâng thêm sự hiểu biết về văn học. Về nội dung giỏo dục lề giáo thông qua những câu chuyện cổ tích Việt Nam.

Giáo viên luôn trò chuyện tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục đạo đức ,hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn trẻ và dạy trẻ.

     3.7 Xây d ựng giáo dục lễ gi á o :

     Ở mỗi nhóm lớp đã xây dựng và sắp xếp một góc lễ giáo. ở góc này giáo viên đã sưu tầm sách, truyện có tranh ảnh nêu những gương tốt có giáo dục để trẻ xem và làm theo. Ngoài ra, ở góc khác cô trưng bày những sản phẩm đẹp do trẻ tự làm như các bức tranh, sản phẩm nặn, vẽ, xé dán.

     Góc lễ giáo còn là nơi nêu gương để trẻ phấn đấu trong tuần, trong tháng. Giáo viên cần dành một khoảng để dán ảnh các cháu ngoan, có hành vi tốt, gương mẫu vào từng tiêu chí mà trẻ đạt được. Hàng tuần, hàng tháng thấy được ảnh của mình trên góc lễ giáo thì trẻ rất vui sướng và càng cố gắng hơn để tiếp tục được khen. Những trẻ chưa được dán ảnh cũng sẽ cố gắng phấn đấu thật ngoan để được có mặt trong góc lễ giáo và từ đó trẻ sẽ đua nhau học tập.

     Trong những lúc đón hoặc trả trẻ, phụ huynh thấy con mình được nêu gương trên góc lễ giáo rất phấn khởi và sẽ động viên con mình tiếp tục ngoan hơn; còn những phụ huynh mà chưa thấy con mình được nêu gương thì cũng tìm hiểu nguyên nhân để dạy bảo và khuyên nhủ các cháu. Góc lễ giáo đã góp phần quan trọng trong việc dạy trẻ toàn diện, nâng cao chất lượng  lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

     4. Kết quả đạt được:

     Sau một thời gian thực hiện với lòng kiên trì lòng say mê kết hợp với việc sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt. Tôi nhận thấy nội dung mình lựa chọn đạt kết quả như sau:

- Tạo cho trẻ hứng thú hoạt động làm quen với văn học đặc biệt là truyện cổ tích Việt Nam, giờ hoạt động góc nhiều trẻ thích chơi ở góc sách hơn.

- Trẻ tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức gần gũi trong cuộc sống hằng ngày .

- Giáo dục lễ giáo không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn được thể hiện ở tất cả các hoạt động:

+ Giờ chơi ,góc chơi , trẻ biết hòa thuận không tranh giành đồ chơi

+ Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép biết nhường nhịn em nhỏ .

+ Đối với gia đình : không quấy rầy vòi vĩnh bố mẹ biết yêu thương chia sẻ tình cảm với người thân trong lúc vui buồn.

+ Đối với thiên nhiên : Không bẻ cành, hái hoa, hình thành đức tính tốt ngăn nắp, gọn gàng, tính tự lập cao hơn.

  • Kết quả khảo sát như sau:

STT

Nội dung nghiên cứu

Số trẻ đạt được

Kết quả%

Đầu năm

Cuối năm

Đầu năm

Cuối năm

1.

Biết cảm ơn xin lỗi đúng lúc.

17/38

38/38

45

100

2.

Ngoan ngoãn, lễ phép

20/38

34/38

53

89

3.

Biết nhường nhịn và chia sẻ.

17/38

36/38

45

95

4.

Biết xưng hô lễ phép.

20/38

35/38

53

92

5.

Biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung

22/38

37/38

58

93

6.

Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

21/38

33/38

55

87

     - Về phía phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho trẻ , trẻ  biết xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi có khách đến. Ai cho quà biết nhận bằng hai tay, biết nói lời cảm ơn, và xin lỗi khi mình có lỗi. Đoàn kết với bạn biết chia sẻ đồ dùng đồ chơi với bạn. Biết vâng lời ông bà, bố me và cô giáo,không nói tục,nói bậy từ đó phụ huynh có chuẩn mực hơn trong giao tiếp quan tâm hơn đến con em mình trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Điều đó làm tôi cảm thấy tin tưởng và có nghị lực hơn trong công việc qua đó nhiều phụ huynh đã phối hợp tốt hơn cùng cô giáo trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.     

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

     1. Kết luận:

     Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng như đầu bài viết tôi đã nêu có phải chăng văn học góp phần cốt lõi cho việc giáo dục con người, con người có phẩm chất đạo đức có tình yêu thương, giàu lòng nhân nghĩa khi trưởng thành thì ngay từ bây giờ tôi và các bạn hãy làm tốt công tác giáo dục này góp phần cho đất nước sau này phát triển hơn con người mới xã hội chủ nghĩa.

     Tóm lại ,để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích Việt Nam đạt hiệu quả cao. Tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Sưu tầm nhiều câu chuyện cổ tích có nội dung lễ giáo sâu xắc.

- Lập kế hoạch chi tiết cho từng chủ điểm .

- Chuẩn bị đồ dùng đẹp, sinh động hấp, dẫn trẻ.

- Bản thân giáo viên luôn học hỏi, tìm tòi, rèn luyện giọng kể .

- Phối hợp với ban phụ huynh lớp cũng như từng phụ huynh để nắm chắc tình hình ,tính cách của từng cá nhân trẻ ,có phưong pháp tác động kịp thời ở lớp cũng như ở nhà.

     2. Khuyến nghị:

     Đề nghị phòng giáo dục Đào tạo bồi dưỡng về chuyên đề lễ giáo.

     Đề nghị nhà trường trang bị thêm cho lớp một số truyện cổ tích có hình ảnh  đẹp rõ nét cho trẻ ở góc sách. Thêm một số trang phục các nhân vật cho trẻ mặc đóng vai

     Đề nghị nhà trường để một góc tuyên truyền nêu gương người tốt việc tốt.