Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt

Mẹo mọc răng không sốt cho trẻ luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tìm hiểu. Xưa nay, dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo giúp giảm thiểu tình trạng sốt của trẻ khi mọc răng. Tuy nhiên mỗi trẻ sẽ phù hợp với những cách khác nhau vì thế các mẹ hãy cùng đọc bài viết này để tìm ra phương pháp nào sẽ hiệu quả với em bé của mình nhất nhé.

Khi nào trẻ sẽ mọc răng?

Thời gian mọc răng của trẻ mọc răng hàm không cố định và tùy theo cơ địa của mỗi bé. Do đó, việc mọc răng nhanh hay chậm là điều hoàn toàn bình thường. Có bé 9 tháng chưa mọc răng cũng không phải quá chậm, do đó cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Từ lúc bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên cho đến khi trẻ được 1 tuổi, hàm răng của trẻ sẽ hoàn thiện. Thông thường, bộ răng sữa của bé gồm 20 chiếc răng, 10 chiếc ở hàm dưới và 10 chiếc ở hàm trên.

Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt
Mẹo mọc răng không sốt cho trẻ đơn giản và hiệu quả

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng

Trước khi tìm hiểu các mẹo mọc răng không sốt cho trẻ, các mẹ hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu mọc răng của bé sau đây:

Ho

Mẹ cần biết rằng khi trẻ có quá nhiều nước dãi trong miệng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên ho sặc. Đó là biểu hiện trẻ sắp mọc răng. Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ bị ho là con bị cảm cúm nhé. Con chỉ bị cảm thực sự khi kèm theo cả sốt, sổ mũi và dị ứng.

Nổi ban quanh cằm và miệng

Khi sắp mọc răng trẻ sẽ thường xuyên bị chảy nước dãi khiến ban đỏ xuất hiện nhiều ở cằm và miệng. Vì vậy, các mẹ nên chú ý lau sạch hoặc bôi kem dưỡng lên cằm thường xuyên cho trẻ nhé.

Hay gặm, nhai, cắn

Khi chuẩn bị mọc răng, các bé hay gặm, nhai, cắn những thứ đang cầm trong tay. Mẹ có thể chuẩn bị ti giả hoặc vòng gặm nướu chuyên dụng để vệ sinh và không làm hỏng nướu của trẻ.

Hay cáu gắt, khó chịu

Khi mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có những rối loạn, biểu hiện cụ thể như mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ.

Sốt nhẹ

Khi mọc răng, trẻ có thể bị sốt nhẹ. Nguyên nhân là do nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút khi trẻ có hành động gặm nhai các vật dụng.

Mẹo mọc răng không sốt cho trẻ

Sốt mọc răng là điều khó khăn nhất mà bé và gia đình đều phải trải qua trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy cùng tìm hiểu các mẹo mọc răng không sốt sau đây để giúp trẻ dễ chịu và hoàn thiện hơn khi mọc răng nhé.

Lá hẹ

Đây là mẹo mọc răng không sốt trong dân gian lưu truyền được rất nhiều mẹ thực hiện và hiệu quả. Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn vì thế nó được xem như là một trong những vị thuốc tự nhiên bổ ích trong việc giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng.

Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt
Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn 

Khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi, dùng lá hẹ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, dùng gạc tiệt trùng chấm vào nước hẹ và bôi vào nướu của trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con.

Bên cạnh lá hẹ, thì cây dạ cầm và rau ngót cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng với cách làm tương tự.

Cây nha đam (lô hội)

Lô hội là một loại thảo dược tốt, có tính sát khuẩn dùng để sát trùng, thanh nhiệt. Ngày nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng dùng nha đam để trẻ không bị sốt khi mọc răng. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những mẹo mọc răng không sốt mà các mẹ thường hay dùng.

Các mẹ lấy lá nha đam, cắt bỏ vỏ, rửa sạch với nước muối, lấy nhựa trong của phần thịt nha đam và chà lên nướu cho bé.

Gặm chân gà luộc

Gặm chân gà luộc là cách thức được các bà mẹ xếp vào danh sách mẹo mọc răng không sốt, bởi vì tính hiệu quả của nó. Cách thực hiện khá đơn giản, các mẹ nên mua chân gà vừa không quá to, tươi ngon, rửa sạch rồi luộc khoảng 20 phút cho chín. Cho bé gặm mỗi tuần 1 - 2 lần. Lưu ý phải đảm bảo rằng mẹ luôn theo dõi quan sát bé trong suốt quá trình gặm.

Đậu xanh

Đậu xanh được xem là loại ngũ cốc quen thuộc, thanh nhiệt an toàn và giàu chất dinh dưỡng, phù hợp dùng làm mẹo mọc răng không sốt cho trẻ với kết quả rất như mong đợi. Khi bé có dấu hiệu mọc răng như sưng lợi chảy nước dãi, mẹ dùng một nắm đậu xanh ngâm vào nước ấm, sau đó nấu nhừ, giã nát để chà lợi cho bé.

Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt an toàn và giàu chất dinh dưỡng

Quả na (Mãng cầu ta)

Đây là phương pháp được dùng thời xưa của ông bà ta. Na có tác dụng săn da, tiêu sưng, tiêu viêm, sát trùng, vì thế không lo ngại gì khi xem na như là một mẹo mọc răng không sốt mà các mẹ nên dùng thử.

Mẹ nên chọn quả na chín cây, quả mở mắt to, tách từng múi nhỏ và lấy hết hạt. Vì bé chưa ăn được nên mẹ chỉ cần cho bé ngậm và nếm vị ngọt là được. Nên cho bé ăn thường xuyên để thấy kết quả rõ hơn.

Trên đây là những mẹo mọc răng không sốt mà trong dân gian mọi người thường hay dùng và cho kết quả tích cực mặc dù chưa có nghiên cứu đông y nào chứng minh tính hiệu quả của từng phương pháp. Ngoài ra, những vị thuốc và nguyên liệu này rất dễ tìm và lành tính không gây hại cho trẻ em nên các mẹ hãy thử áp dụng nhé.

Ngân

Con tôi 1 tuổi và đã mọc được 4 răng. Hiện tại đang sắp mọc thêm 2 răng nữa. Mỗi lần cháu mọc răng thì bị đau, sốt, chảy nước miếng, biếng ăn, tiêu chảy, quấy khóc. Xin cho hỏi có thuốc gì để giúp cho bé dễ chịu mỗi khi mọc răng không?

Trần Thị Thu (Hà Nội)

Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt

Đối với trẻ đang mọc răng sữa thì thường cáu kỉnh, hay vơ cái gì đó nhai và chảy nước miếng. Ngoài ra thường kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc các biểu hiện toàn thân khác, nhưng đây không phải vấn đề liên quan đến mọc răng. Dù thân nhiệt của trẻ có thể tăng (38oC) khi mọc răng, nhưng không phải là sốt. Các triệu chứng như: khó chịu nướu (87%), cáu kỉnh (68%), chảy nước miếng (56%) là biểu hiện phổ biến nhất của trẻ. Còn tiêu chảy và sốt (38oC trở lên) lại có thể do trẻ mắc bệnh lý khác (như nhiễm khuẩn) kèm theo. Chẳng hạn như khi trẻ mọc răng thường ngứa lợi và hay vơ đồ vào miệng nhai dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và gây tiêu chảy/sốt.

Nói về biện pháp dùng thuốc để làm giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ thì hiện nay có khá nhiều, chẳng hạn như biện pháp vi lượng đồng căn (là một phương pháp sử dụng những chế phẩm từ thực vật, khoáng chất và các động vật được pha loãng và được cha mẹ ưa sử dụng cho trẻ mọc răng) hoặc các thuốc giảm đau tại chỗ (lidocain, benzocaine) để giảm đau trong mọc răng.

Tuy nhiên, các biện pháp dùng thuốc trên có thể gây hại cho trẻ. Phương pháp vi lượng đồng căn có liên quan tới co giật, khó thở, li bì, ngủ quá mức, yếu cơ, đỏ da, táo bón, khó tiểu, bồn chồn lo lắng và có thể tử vong. Gel lidocain dùng để chữa chứng đau miệng, trong đó có mọc răng, nhưng thuốc có thể dẫn tới các phản ứng nặng, thậm chí là tử vong đối với trẻ nhỏ. Hiện tượng methemoglobine máu đã được báo cáo liên quan tới việc dùng benzocaine xịt. Còn benzocaine có chứa trong gel bôi mọc răng không nên sử dụng cho trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Việc điều trị các triệu chứng của mọc răng chỉ là làm giảm sự khó chịu. Do vậy, bạn nên tìm hiểu các biện pháp như: cho trẻ nhai miếng nhai mát (không lạnh); nhẫn mọc răng (dụng cụ hình vòng nhẫn) hoặc các dụng cụ khác. Để phòng ngừa hóc nghẹn, vòng nhẫn hoặc các miếng nhai khác chỉ nên dùng một miếng duy nhất trong một lần nhai. Để ngừa sâu răng các dụng cụ này không nên có đường. Trong trường hợp trẻ đau và quấy khóc quá thì có thể dùng thuốc giảm đau toàn thân, nhưng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.


Mọc răng là quá trình trưởng thành răng miệng của bé. Quá trình này thường bắt đầu từ 6-24 tháng tuổi. Trong thời gian này, ngoài biểu hiện răng mọc, bé sẽ có những triệu chứng bất thường khác mà cha mẹ nên chú ý. Để giảm những triệu chứng khó chịu, thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có cần thiết sử dụng không? Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi qua bài viết dưới đây.

Hiểu hơn về quá trình mọc răng của trẻ

Những chiếc răng đầu tiên mọc lên từ nướu là răng sữa, khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể thấy răng bắt đầu lú lên từ dưới nướu. Răng mọc cũng có một trình tự cố do định, thời gian có thể sớm hoặc trễ hơn tùy mỗi bé.

  • Răng cửa giữa mọc từ 6-12 tháng tuổi.
  • Răng cửa bên mọc từ 9-16 tháng tuổi.
  • Răng nanh mọc từ 16-23 tháng tuổi.
  • Răng hàm 1 mọc từ 13-19 tháng tuổi.
  • Răng hàm 2 mọc từ 22-24 tháng tuổi.

20 chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc đầy đủ cho tới khi trẻ đến tuổi thay răng. Hiểu về quá trình này, phụ huynh có thể chú ý các cột mốc quan trọng trong thời kỳ bé mọc răng. Ngoài ra, những triệu chứng khác đi kèm có thể gây khó chịu, thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có cần trong thời gian này?

Xem thêm: Các giai đoạn và thời gian mọc răng của trẻ mà mẹ nên biết

Những lưu ý cha mẹ cần quan tâm

Ngứa nướu, hàm là vấn đề thường gặp khi bé mọc răng. Một số bé có thể nhạy cảm hơn và vị trí mọc răng có thể bị sưng đỏ, phồng rộp,… Triệu chứng này càng rõ hơn khi bé mọc răng hàm vì răng to và diện tích bề mặt lớn. Hơn nữa, bé mọc răng có thể bị tăng nhẹ thân nhiệt do phản ứng của cơ thể trong quá trình này. Những triệu chứng mà bé có thể có khi mọc răng là:

  • Chảy nước dãi.
  • Ngủ ít, ngủ không ngon.
  • Ăn ít, chán ăn do đau nướu.
  • Khó chịu, khóc nhiều.
  • Đưa tay vào miệng.
  • Phát ban nhẹ xung quanh miệng do nước dãi làm kích ứng da.

Xem thêm: Sốt phát ban: Những điều cần biết

Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt
Bé thường xuyên cho tay và miệng là dấu hiệu của mọc răng

Tuy nhiên, những triệu chứng này là dấu hiệu bình thường và không nguy hiểm. Qua thời kỳ này, chúng sẽ mất đi tự nhiên. Nhưng lưu ý những triệu chứng khác có thể là dấu hiệu báo động như:

  • Sốt > 38 độ C.
  • Ho, tiêu chảy, chảy nước mũi.
  • Phát ban toàn thân.
  • Khóc thường xuyên.

Phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm khi có một trong những vấn đề trên xảy ra.

Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng và những thông tin cha mẹ cần biết

Khi nào cần gặp nha sĩ?

Khuyến khích phụ huynh nên đưa trẻ đến khám răng lần đầu tiên khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc những chiếc răng đầu tiên, hoặc ít nhất trong năm đầu tiên. Bé sẽ được đánh giá sức khỏe răng miệng và có thể xem xét cần thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng không? Phụ huynh cũng cần lưu ý năm dấu hiệu của trẻ mọc răng cần khám nha sĩ là:

  • Bé thường cào, gãi mặt, má, tai do đau khi mọc răng hàm.
  • Chảy nước dãi rất nhiều có thể gây kích thích da.
  • Phồng rộp, sưng nướu.
  • Bỏ ăn, bỏ chơi nhiều hơn.
  • Nhai, cắn đồ vật thường xuyên.
Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt
Nướu sưng đỏ là dấu hiệu báo động cần đưa trẻ đi khám nha sĩ

Do đó, thời gian này rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ giúp bé vượt qua giai đoạn mọc răng dễ dàng.

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có cần thiết?

Các loại thuốc bôi lợi cho trẻ phải được chỉ định rõ ràng bởi bác sĩ, nha sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Phụ huynh không nên tự ý dùng và phải tuân thủ các khuyến cáo sử dụng. Các thuốc có đặc tính gây tê tại chỗ giúp giảm đau khi mọc răng.

Anbesol

Anbesol giúp giảm đau nướu khi bé mọc răng. Thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi với thời gian sử dụng không quá bảy ngày. Thuốc có hai dạng là dạng uống và bôi. Ngoài ra, thuốc còn chứa chất khử trùng bảo vệ bé không bị nhiễm khuẩn nướu. Không có vị ngọt và có thể dùng cho người lớn.

Hurricaine

Là thuốc gây tê vùng đau tương tự như anbesol nhưng thuốc chỉ nên dùng cho trẻ trên hai tuổi. Không nên dùng thuốc quá bốn lần mỗi ngày trừ phi là chỉ định của bác sĩ. Khi dùng, bạn nên bôi một lớp mỏng cho lên vùng nướu bé, và tránh thuốc dính vào những vùng khác không cần thiết.

Lưu ý: Nên ngưng dùng thuốc và hỏi bác sĩ nếu bé xuất hiện những triệu chứng bất thường khác.

Orabase

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng này cũng không dùng cho bé nhỏ hơn hai tuổi. Dùng thuốc với lượng nhỏ nhất và chỉ dùng khi cần như bé quấy khóc nhiều, chán ăn,…

Lưu ý: Không nên dùng thường xuyên. Trước khi dùng, nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu bé có tiền căn bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,…

Thuốc giúp trẻ mọc răng không sốt
Orabase – thuốc bôi lợi cho trẻ trên 2 tuổi

Trên đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo. Quan trọng nhất, bạn cần được hướng dẫn kỹ và có chỉ định phù hợp từ bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.

Các biện pháp không dùng thuốc

Ngoài các thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng, có một số cách giúp giảm đau, sưng nướu tự nhiên cho trẻ khác. Nếu có chỉ định dùng thuốc, phụ huynh cũng có thể phối hợp thuốc và các biện pháp sau:

  • Cho bé cắn, nhai một chiếc khăn lạnh. Nhiệt độ lạnh giúp giảm đau hiệu quả.
  • Cho bé ăn một quả chuối lạnh hoặc các loại trái cây nhiều nước.
  • Có thể cho bé cắn núm vú giả bằng cao su được làm lạnh trước đó.
  • Uống nước mát nhiều.
  • Cho bé chơi những đồ chơi bằng cao su hay silicone, sẽ an toàn hơn nếu bé cắn hoặc nhai. Lưu ý khử trùng đồ chơi thường xuyên và lựa chọn đồ chơi cứng, dai.
  • Mát xa nướu bé bằng ngón tay. Dùng ngón tay của bạn thoa nhẹ nhàng lên nướu giúp bé dễ chịu hơn, dĩ nhiên bạn phải rửa sạch tay trước.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng không phải lúc nào cũng cần thiết. Sử dụng không hợp lý không có lợi mà còn gây hại cho trẻ nhỏ. Hãy đưa bé đến nha sĩ khám khi trẻ có dấu hiệu mọc răng. Ngoài ra, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác giúp bé dễ chịu hơn và giảm nhu cầu sử dụng thuốc.