Thương mại có vai trò như thế nào trong sản xuất và trong đời sống

Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam

Thứ nhất, thương mại thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thương mại đã từng đóng vai trò khá quan trọng đó là xóa bỏ nền sản xuất nhỏ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ra đời nền sản xuất hàng hóa (hàng hóa sản xuất ra để trao đổi). Trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, vai trò của thương mại lại được khẳng định như một mắt xích không thể thiếu được trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Thương mại tác động tích cực thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, hướng sản xuất theo nền sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra nguồn hàng lớn cung cấp cho nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu. Thương mại là yếu tố trực tiếp thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ thông suốt trong vùng các trọng điểm kinh tế của đất nước. Sự hoạt động của thương mại bên cạnh chịu sự chi phối của các quy luật nền kinh tế hàng hóa, còn thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, cung ứng tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng và mua các sản phẩm ở vùng kém phát triển, kinh tế khó khăn để thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các vùng này phát triển, đẩy lùi kinh tế tự nhiên rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, cân bằng lại các hoạt động kinh tế.

Thứ hai, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước

Vai trò của thương mại dịch vụ được gắn kết trong sự phát triển ngành công nghiệp xây dựng, ngành nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác của quốc gia, được đánh giá theo các mục tiêu từng năm, từng kỳ kế hoạch đề ra. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng… Thương mại cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết, tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành một cách thuận lợi. Hàng hóa sản xuất ra của các ngành, các lĩnh vực rất cần đến mạng lưới thương mại để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thực hiện khâu trung gian để điều tiết cung cầu. Khi hàng hóa được tiêu thụ nhanh sẽ rút ngắn được chu kỳ tái sản xuất và tốc độ tái sản xuất. Vì vậy, thương mại mở con đường tiêu thụ sản phẩm cho ngành sản xuất, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp, mọi sản phẩm hàng hóa đều được Nhà nước phân chia theo một cách nhất định, thương mại chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ, hàng hóa do Nhà nước định trước. Nền kinh tế có sức ì lớn, các thành phần kinh tế không được khuyến khích phát triển, quan hệ cung cầu vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối hơn. Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường đã góp phần kích thích sản xuất phát triển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho nhân dân.

Hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích thích các nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày một phong phú tiên tiến hơn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là những tiến trình quan trọng trên con đường CNH- HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH là một quá trình chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó thị trường và thương mại có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động thương mại có tác dụng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước thông qua xuất nhập khẩu. Hàng hóa tiêu thụ nhanh, giá trị hàng hóa được thực hiện, phần tích lũy trong cơ cấu giá cả hàng hóa được hình thành. Như vậy, hoạt động thương mại góp phần đẩy mạnh sản xuất, tích lũy vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH của nước ta trong thời kỳ hội nhập.

Thứ ba, thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế

Vai trò của thương mại trong nền kinh tế chung là: kích thích phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đổi mới chất lượng số lượng lao động và tư duy kinh doanh, thể hiện đáp ứng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm như máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng… Đưa tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ. Tác động tới quá trình phân công, phân phối các nguồn lực, thực hiện chuyên môn hóa hình thành cơ cấu ngành nghề kinh doanh có hiệu quả và tạo ra các nhu cầu mới. Thông qua các hợp đồng thương mại (bán buôn, bán lẻ) được ký kết với cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành từ đó đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường. Cũng nhờ có sự lưu thông này mà mối quan hệ giữa ngành thương mại và các ngành khác ngày càng chặt chẽ cùng thúc đẩy nhau phát triển.

Thứ tư, thương mại thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực

Đối với các địa phương có dân số đông, nguồn lao động tương đối dồi dào, đa dạng, nhu cầu lao động cũng không kém phần đa dạng. Chính những đối tượng này đã góp phần trong việc chọn ngành nghề và thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong địa bàn. Thương mại không những là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà còn là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

Thứ năm, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Quan hệ thương mại với các nước trên thế giới sẽ ngày càng được củng cố vì lợi ích từ hai phía, thương mại đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước trên thế giới, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ. Ngoài ra, quan hệ thương mại góp phần hay đổi cách nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam.

Như vậy, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế không chỉ phạm vi trong nước mà còn phạm vi quốc tế, làm cho thương mại địa phương thâm nhập được thị trường ngoài nước. Vai trò hoạt động thương mại trong nền kinh tế của địa phương với quan hệ kinh tế quốc tế là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.

Chúc bạn học tốt !!!

Thương mại là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống thực tế. Gắn bó chặt chẽ với hoạt động trao đổi, mua bán của con người. Tuy nhiên với nhiều người thuật ngữ này lại có phần xa lạ và trừu tượng. Việc hiểu đúng và đủ các quy định gắn với thực tế cuộc sống sẽ giúp chúng ta trong vận dụng pháp luật. Cũng như bảo đảm quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào pháp luật Thương mại. Vậy theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, Thương mại là gì? Đặc điểm và các đặc trưng của thương mại?

Thương mại là một hoạt động trong kinh doanh. Thương mại và hoạt động thương mại được quy định cụ thể trong Luật Thương Mại năm 2005 và các văn bản có giá trị khác liên quan. Vậy thương mại được hiểu là hoạt động như thế nào? Đặc điểm và các đặc trưng của thương mại là gì?

Thương mại có vai trò như thế nào trong sản xuất và trong đời sống

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp luật: Luật Thương mại năm 2005.

1. Thương mại là gì?

Trong đời sống, mọi người đều tham gia vào các quan hệ về trao đổi và buôn bán đơn thuần. Cùng  với những tính chất đó, hoạt động thương mại ra đời. Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại được gọi là thương nhân. Về cơ bản, có thể xem thương mại là yếu tố trao đổi mua bán hàng hóa. Yếu tố lợi nhuận được coi là một trong những mục đích thương nhân hướng đến. Một hoạt động được xem là tham gia vào hoạt động thương mại khi thương nhân thực hiện hành vi nhiều lần, lặp đi lặp lại và trở thành nghề nghiệp của họ. Hoạt động đó là hoạt động sinh lời. Giúp họ kiếm ra tiền và tạo ra giá trị nghề nghiệp, giá trị cho sản phẩm của họ.

Theo định nghĩa được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2015,

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Như vậy, thương mại là một hoạt động trong kinh doanh. Bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thị trường. Hoạt động này có sự tham gia của các chủ thể khác nhau. Cùng thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ, đầu tư. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại hoặc các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời khác.

– Mua bán

Xem thêm: Hoạt động thương mại là gì? Đặc điểm của hoạt động thương mại?

Cơ bản được hiểu là hành vi trao đổi hàng hóa và được định giá bằng tiền. Hàng hóa tham gia vào quá trình mua bán hay trao đổi là vật hữu hình. Chúng đem lại giá trị về vật chất hay tinh thần cho người mua hoặc người sử dụng.

– Cung cấp dịch vụ

Là việc tạo ra giá trị cho hình thức dịch vụ được cung cấp. Người bán phải đầu tư máy móc, phương tiện, có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề (như trong ngành dịch vụ thẩm mỹ, …). Hay tạo ra giá trị về mặt trải nghiệm và tinh thần cho khách hàng (như trong dịch vụ trò chơi trong các khu vui chơi, giải trí,…).

– Đầu tư

Là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Hình thức này được hiểu dưới mức độ nhất định. Hiện nay có khá nhiều người quan tâm đến hình thức đầu tư thương mại. Nhiều người cũng đang tham gia vào quá trình đầu tư này. Các hình thức đầu tư phổ biến hiện nay như góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu,… vào các công ty. Họ thực hiện hình thức góp vốn nhưng cần hoặc không cần quyền quản lý, quyết định trong hoạt động của công ty. Mục đích chính của các nhà đầu tư này là tìm kiếm các lợi nhuận phát sinh trong quá trình đầu tư. Tức là mục đích hướng đến là mục đích sinh lời.

– Xúc tiến thương mại

Là khái niệm trừu tượng đối với nhiều người. Tuy nhiên về bản chất, đây là hoạt động xây dựng các chương trình giảm giá, dùng thử sản phẩm hay dịch vụ. Nổi bật nhất là hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên các phương tiện truyền thông, phương tiện công cộng. Mục đích là thúc đẩy tính hữu dụng và giá trị của sản phẩm đến với khách hàng. Những ghi nhớ, quan sát được hình thành với sản phẩm. Khiến khách hàng tìm kiếm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hàng hóa trong thực tế. Việc quảng bá sâu rộng và ăn sâu vào tiềm thức khách hàng. Sức mua các sản phẩm tăng giúp thương nhân có được nhiều lợi ích hơn. Lợi ích thực tế được quy đổi và đánh giá bằng lợi nhuận sinh ra.

Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm những vai trò chủ yếu như:

Xem thêm: Hành vi thương mại là gì? Đặc điểm của hành vi thương mại?

– Hoạt động thương mại giúp điều tiết quá trình sản xuất. Bởi vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường. Với những hàng hóa và dịch vụ được sử dụng nhiều thúc đẩy thương nhân sản xuất, phát triển để kịp thời cung ứng cho thị trường và ngược lại.

– Thương mại phát triển tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, nhu cầu tăng cao và có sự so sánh về chất lượng sản phẩm trên thị trường. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa mạnh hơn và đa dạng hơn. Khi hoat động thương mại có tiềm năng và nhiều thuận lợi phát triển sẽ kéo theo nhu cầu về sức mua, sức sử dụng dịch vụ tăng cao. Cầu tăng kéo theo cung tăng và thúc đẩy quá trình sản suất cũng như chất lượng hàng hóa.

– Ngoài ra hoạt động thương mại còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng tiêu dùng. Trên thực tế vai trò này được nhận biết rõ nhất với các sản phẩm, dịch vụ được nhiều người ưa chuộng. Hay được quảng các, giới thiệu bởi người nổi tiếng tạo nên uy tín và thương hiệu. Qua đây nó có thể tạo ra các tập quán tiêu dùng mới hay những thương hiệu được người dùng ưa chuộng trên thị trường.

2. Đặc điểm và các đặc trưng của thương mại:

2.1. Đặc điểm của thương mại:

Thứ nhất

Thương mại là hoạt động kinh doanh, buôn bán hay sử dụng dịch vụ. Hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục trong đời sống. Đối tượng hướng đến cuối cùng trong chuỗi các hoạt động thương mại là tìm đến khách hàng. Họ sử dụng hàng hóa và dịch vụ, trả một lợi ích xứng đáng cho thương nhân. Trong quan hệ thương mại thông thường luôn có sự tham gia của các bên thương nhân với nhau. Hoặc có ít nhất một bên là thương nhân. Các thương nhân này tham gia vào hoạt động thương mại với các phương thức và cách thức khác nhau. Nhưng mục đích chung hướng đến của họ là vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai

Nội dung của hoạt động thương mại hướng đến hai nhóm hoạt động cơ bản. Đó là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Do đó ta còn có thể gọi đây là hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, những hoạt động khác cũng đang được khai thác phát triển trong thời gian gần đây. Như các hoạt động về xúc tiến thương mại hay hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba

Xem thêm: Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Hoạt động thương mại ngày càng có chiều hướng phát triển đa dạng và quy mô hơn. Điều này cho thấy các thương nhân đã có sự đầu tư nghiêm túc cho hình thức hoạt động này. Thương mại tham gia vào mọi hoạt động của đời sống và khẳng định tầm quan trọng. Đóng góp nền kinh tế phát triển, định hướng đất nước với các loại hình kinh doanh hiện đại.

2.2. Các đặc trưng của thương mại:

Đặc trưng là những đặc điểm nhận biết, giúp phân biệt thương mại với các hoạt động khác. Làm nên những tính chất riêng biệt cho hoạt động thương mại. Như vậy, có thể thấy:

– Thương mại tham gia vào nhiều mặt của đời sống.

Cơ bản nhất là hoạt động mua bán hàng hóa. Cho đến các hoạt động cần trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm. Như cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại. Thương mại sinh ra khi nhu cầu trao đổi, mua bán có sự chênh lệch về giá trị. Lúc này, lợi ích được đặt ra và mang đến ưu thế cho người bán. Dần dần, có sự phân định rõ ràng về thương mại so với các hoạt động mua bán thông thường.

– Mục đích của thương mại

Đạt được khi các sản phẩm về hàng hóa và dịch vụ của thương nhân đến gần với nhiều đối tượng khách hàng, phục vụ cho nhiều tầng lớp. Càng tiến gần đến giá trị này, lợi ích mà thương nhân nhận được thông qua hoạt động thương mại càng lớn. Ngày nay, hầu hết các hoạt động đều có sự nhận định và so sánh về mặt giá trị và mặt lợi ích. Càng làm nổi bật hoạt động thương mại với những đặc trưng của nó.

–  Nhận biết hoạt động thương mại đang được thực hiện

Yếu tố giúp nhận biết là xét về mục đích cuối cùng của hoạt động. Bằng cách này hay cách khác, thương nhân luôn tạo ra giá trị cho hàng hóa, dịch vụ của mình để thúc đẩy thương mại phát triển. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là sinh lợi. Gọi chung là các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, dựa vào đặc điểm và các đặc trưng của thương mại mà hoạt động này ngày càng phát triển và đa dạng với các hình thức khác nhau. Đem lại cho khách hàng cả những phong phú trong lựa chọn loại sản phẩm thương mại và thương nhân uy tín để sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động đời sống và sinh hoạt của mình.