Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả:  Hoài Thanh (1909-1982) quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Ông tạo được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam - trong đó ông giới thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).
  • Tác phẩm: “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”

2. Phân tích văn bản

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

  • Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. Luận điểm được dẫn dắt và nêu theo lối quy nạp.
  • Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và muôn vật, muôn loài -> lòng nhân ái => quan niệm đúng, chưa đầy đủ

=> Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài

b. Ý nghĩa và công dụng của văn chương:

Ý nghĩa của văn chương:

  • Là hình dung của sự sống
  • Sáng tạo ra sự sống.

=> Giải thích ngắn gọn công dụng, đặc thù của văn chương (chức năng) của văn chương tìm tòi, thể hiện cái mới.

=> Văn chương phản ánh đời sống, thậm chí sáng tạo ra đời sống làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.

  • Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha

=> Khẳng định, nhấn mạnh nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

Công dụng của văn chương:

  • Để nêu rõ công dụng to lớn của văn chương, tác giả đã giải thích và chứng minh bằng các câu văn, luận cứ:
  • Người chỉ cặm cụi...cái mãnh lực...
  • Cuộc đời phù phiếm. chật hẹp... trở nên thâm trầm, rộng rãi...
  • Thấy núi non, hoa cỏ đẹp, nghe tiếng chim, tiếng suối.
  • Lịch sử nếu xoá bỏ văn chương thì xoá bỏ hết dấu vết.

=> Lập luận bằng lí lẽ và cảm xúc, lời văn có hình ảnh, câu hỏi tu từ

=> Khẳng định văn chương bồi đắp tình cảm tốt đẹp, làm giàu tâm hồn con người.

Câu văn cuối cùng khẳng định:

  • Thế giới, cuộc đời thật nghèo nàn và buồn chán, thực dụng khi không còn nhà văn, không còn văn chương.

-> Được chứng minh bằng cách nối tiếp, cụ thể, giả định.

-> Đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người.

1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

  • Theo Hoài Thanh, "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Quan niệm ấy đúng không ? Rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích: Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người...
  • Tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương... Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác.

2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương:

Ý nghĩa:

  • Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng:
    • Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh - hình tượng nghệ thuật - 1 cách thể hiện đặc trưng, đặc thù của văn chương NT
    • Đối tượng của văn chương: Thiên nhiên, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống, thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn => tái hiện trên giấy hoặc truyền miệng.
  • Văn chương sáng tạo ra sự sống.
    • Thế giới NT trong tác phẩm cũng sống động, hoạt động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống với cuộc đời thực.
    • Văn chương dẫn lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

=> Nhà văn sáng tạo, tìm tòi, thể hiện cái mới bằng hình tượng NT ngôn từ chứ không chụp ảnh cuộc đời, vẽ truyền thần, nặn khuôn mẫu có sẵn . Hình dung với nghĩa là phản ánh bằng hình ảnh, hình tượng nghệ thuật, một cách thể hiện rất đặc trưng, đặc thù của văn chương nghệ thuật. Đối tượng của văn chương chính là TN, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống con người. Thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn rồi tái hiện trên trang giấy. Sáng tạo ra sự sống nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng).

Công dụng: 

  • Giúp cho người đọc có tình cảm và gợi lòng vị tha:
    • Dẫn chứng : về sự xúc động của một người sau khi xem truyện, hay ngâm thơ.
  • Gây cho người đọc có tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có -> khiến cho cuộc đời ta thâm trầm và rộng rãi hơn.
  • Biết thưởng thức, nhìn nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên, cuộc sống
    • D/c: Thiên nhiên nhờ đi vào văn chương nên được mọi người thấy đẹp hơn, hay hơn.

=> Văn chương làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn. Văn chương thật kì diệu, làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm ý vị. Cuộc đời không thể thiếu văn chương bởi tâm hồn, tình cảm của ta, cuộc sống của ta nhờ được bồi đắp, tôn vinh, tô điểm  bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Tổng kết

  • Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh…
  • Nội dung- Ý nghĩa: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có

  • Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

Quảng cáo

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì

Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì

Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì

Phương pháp lập luận của bài Ý nghĩa văn chương là gì

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Phương thức biểu đạt của bài Ý nghĩa văn chương?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.

Trả lời câu hỏi: Phương thức biểu đạt của bài Ý nghĩa văn chương?

- Phương thức biểu đạt của bài Ý nghĩa văn chương là: nghị luận

Kiến thức mở rộng về nghị luận và tác phẩm Ý nghĩa văn chương

1. Nghị luận là gì?

- Nghị luận được hiểu là việc dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến. Lý lẽ và dẫn chính được coi là bản chất quan trọng của nghị luận, để thuyết phục được người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi quan điểm, ý kiến của minh, người nói cần phải có lý luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng.

- Ngoài ra, nghị luận còn được hiểu là những lời tâm huyết mà người nói muốn truyền tải đến cho người nghe một cách đầy đủ nhất.

- Chính vì vậy mà văn nghị luận thường mang những giá trị và màu sắc khác nhâu đến cho từng loại chủ để, tác phẩm nào cũng cần phải đảm bảo cả 3 yếu tố là: lập, phản biện và phân tích. Đây chính là những yếu tố cơ bản và cần thiết cho một bài văn nghị luận.

- Văn nghị luận được coi như là một dạng văn mà trong đó người viết sẽ dùng chính các lý lẽm dẫn chứng để lập luận chỉ ra các điểm nhấn, luận điểm nhằm chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được điểm mấu chốt, tư tưởng và quan điểm của các tác về một vấn đề, hiện tượng nào đó mà tác giả đang muốn hướng đến.

- Hiện nay, chủ yếu các bài văn nghị luận thường tập trung vào những vấn đề nóng đang được quan tâm, chú ý trong xã hội hiện nay như các vấn đề có tính giáo dục cao, phát triển nhân cách con người. Thông qua quá trình nhận định, đánh giá vấn đề xã hội giúp người học có thêm sự hiểu biết, vốn sống và lối suy nghĩ tích cực hơn, từ đó hướng đến những nhận thức đúng đắn về mọi vấn đề trong xã hội.

- Các đặc điểm của văn nghị luận:

+ Văn nghị luận được viết ra với mục đích chính là giúp cho người đọc, người nghe bị thuyết phục, đồng tình và nắm bắt được vấn đề đang nói đến để có thể cùng bàn luận với người viết, người nói.

+ Thường thì các bài viết bao gồm các luận điểm, luận cứ và những dẫn chính rõ ràng. Có thể hiểu luận điểm là những ý kiến được tác giả nêu ra nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm, nhận xét mang tính cá nhân được rút ra từ tác phẩm, từ vấn đề mà người viết nhận thấy. Hay hiểu theo các khác thì luận điểm chính là những kết luận sau những ý lớn, trong các tác phẩm thì luận điểm thường được chia ra thành luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm khai triển và luận điểm kết luận sao cho phù hợp với nội dung mà tác giả đang muốn hướng đến.

2. Tác phẩm Ý nghĩa văn chương

a. Tác giả

- Hoài Thanh là cây bút phê bình xuất sắc. Những bài bình của ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị.

b. Tác phẩm

- Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có một cách nói riêng, chỉ ra hai chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kì diệu của thơ văn.

- Ví dụ, khi đọc những bài thơ như Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)... ta hình dung được, hiểu được cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng.

c. Nguồn gốc của văn chương

- Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài, “là tình cảm, là lòng vị tha”; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho độc giả vui, buồn, mừng, giận... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hóa con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, đúng đắn. Ta yêu kính cha mẹ hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.

=> Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất.

d. Nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

=> Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống.

- Văn chương sáng tạo ra sự sống.

=> Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

e. Công dụng của văn chương

- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”.

=> Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng.

- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.

+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.

+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người.

=> Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật.