Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng triệu người mỗi năm được cứu sống bởi các loại vaccine khác nhau. Vaccine hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch với ứng với các kháng nguyên đặc hiệu có được do tiêm vac xin tạo ra. Sau khi tiêm phòng, nếu sau này cơ thể tiếp xúc với những vi trùng gây bệnh đó, cơ thể sẽ ngay lập tức sẵn sàng tiêu diệt chúng, ngăn ngừa bệnh tật. Giữa đại dịch COVID-19 toàn cầu, việc tiêm phòng vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng.


Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, trong hầu hết các trường hợp có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ, cho thấy rằng cơ thể của một người đang được bảo vệ để chống lại sự lây nhiễm COVID-19 bao gồm: đau nhức cánh tay tại vị trí tiêm vaccine, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ hoặc khớp… Các tác dụng phụ này hầu hết sẽ tự thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau vài ngày và không để lại di chứng.

Do có những tác dụng phụ không mong muốn gây ra sau khi tiêm vaccine, nhiều người dân cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trước tiêm là cần thiết, thậm chí một số bài đăng giả mạo trên mạng xã hội khuyên rằng phải uống thuốc giảm đau hạ sốt có bán tại các quầy thuốc trước khi tiêm vaccine Covid-19 để giúp làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm vaccine. Paracetamol được biết là thuốc giảm đau hạ sốt thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường, phổ biến nhất là dạng viên nén 500mg. Để sử dụng an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2-3 viên. Tuy nhiên, việc dùng quá liều và kéo dài paracetamol rất dễ gây ngộ độc thuốc, suy chức năng gan, thận, suy đa tạng và thậm chí là tử vong. Một số thuốc giảm đau khác như Aspirin, Ibuprofen… có thể được dùng thay thế nếu người dân dị ứng với paracetamol, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc cũng không kém phần nguy hiểm, điển hình là giảm tiểu cầu xuất huyết, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày-tá tràng…nếu người dân dùng bừa bãi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) khuyến cáo không nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ, vì không rõ tương tác của thuốc đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, người dân có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác nếu cơ thể có các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm vaccine dưới hướng dẫn của bác sĩ dựa trên sự cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc.

Người dân cần làm gì?

- Chủ động tự theo dõi các phản ứng sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, phản ứng sưng nóng đỏ đau tại chỗ tiêm…trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế.

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

  • Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
  • Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Ths. Bs. Lưu Quang Minh

CN. Nguyễn Thị Phương

Khoa Hồi sức tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108

Tránh uống thuốc gì sau tiêm vaccine ngừa COVID-19?

(ĐCSVN) – Bạn Trần Minh Hà, địa chỉ: Hoàng Mai, TP Hà Nội hỏi: Sau tiêm vaccine, cơ thể có dấu hiệu sốt, đau, nóng đỏ tại chỗ tiêm. Có phải tất cả các loại thuốc hạ sốt đều được dùng trong trường hợp này?

Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì
Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì
Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì
Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì
Tiêm vaccine không nên uống thuốc gì
Sau tiêm vaccine ngừa COVID-19 không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày. Ảnh: soyte.hanoi.gov.vn

Trả lời:

Theo ThS. BS Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh: Sau tiêm vaccine COVID-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: sốt trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Cụ thể, có thể dùng acetaminophen 500mg x 3 lần (uống)/ngày hay còn được biết đến với tên gọi thông thường là paracetamol với nhiều tên thương mại khác nhau và nhiều dạng bào chế từ viên nén, viên sủi, thuốc bột.

Phần lớn việc sử dụng acetaminophen để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vaccine COVID-19 là an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai; người suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Trường hợp người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng thuốc acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase (G6PD), có thể thay thế acetaminophen bằng ibuprofen.

Tuy nhiên, không nên sử dụng ibuprofen sau tiêm vaccine COVID-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai; người đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống ibuprofen.

Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: Ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vaccine COVID-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm kháng histamin.

Người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Đối với người được tiêm chủng vaccine COVID-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính, không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh.

Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vaccine COVID-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vaccine./.

Ban Bạn đọc-Cộng tác viên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Vì sao bánh trung thu còn hạn nhưng vẫn bị mốc?
  • Xử lý khi không vay tiền mà vẫn bị “khủng bố” tin nhắn?
  • Điều kiện được cấp mã định danh cá nhân
  • Trẻ đã mắc COVID-19 có cần tiêm vắc-xin không?
  • Thông tin cá nhân phải lưu trữ theo Luật An ninh mạng
  • Căn cước công dân không gắn chip có cần cấp đổi?
  • Viên chức ở ngành nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Thời gian gần đây, tổng đài của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC tiếp nhận khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc tiêm vắc xin Covid-19 của người dân. Trong đó, điển hình như: sau tiêm uống thuốc gì, sau tiêm có được tắm không,… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi “sau tiêm Covid nên uống thuốc gì?” cùng một số thông tin liên quan cho các bạn tham khảo.

1. Các loại vắc xin Covid-19 ở Việt Nam đã được cấp phép

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà nước vẫn đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng Covid-19 cho toàn dân. Về các loại vắc xin được sử dụng, Bộ Y tế đã đưa vào cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện 06 loại vắc xin Covid sau:

  • Vắc xin AstraZeneca: AstraZeneca đang là loại vắc xin được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, đồng thời cũng là vắc xin được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Vắc xin này do công ty dược AstraZeneca (Vương Quốc Anh) cùng Đại học Oxford phát triển.

  • Vắc xin Gam-COVID-VAC (SPUTNIK V): đây là vắc xin do Liên Bang Nga sản xuất. Mới đây, công ty TNHH MTV vắc xin và VABIOTECH đã công bố chính thức sản xuất gia công thành công vắc xin SPUTNIK V đầu tiên tại Việt Nam.

  • Vắc xin Vero Cell của Sinopharm: vắc xin này do Trung Quốc sản xuất, và được cấp phép tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm hoàn thành hơn 88 ngàn liều mũi 1 và đã tiến hành tiêm mũi 2 vào ngày 4/8.

  • Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech: đây là loại vắc xin đồng phát triển bởi hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức). Đã được cấp phép tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến nay đã có hơn 850 triệu liều được sử dụng.

  • Vắc xin Spike Vax (Covid-19 vắc xin Moderna): Moderna phối hợp với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), do Rovi Pharma Industrial Services, S.A (Tây Ban Nha) và Recipharm Monts (Pháp) sản xuất. Đã được cấp phép tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ.

  • Covid-19 vắc xin Janssen: Đây là loại vắc xin có thể chưa được nhiều người biết đến, do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất. Đã được cấp phép ở 56 quốc gia trong đó có 34 quốc gia đã có khoảng hơn 60 triệu liều được sử dụng.

  • Vaccine Abdala: là vaccine do trung tâm công nghệ sinh học và di truyền CIGB nghiên cứu và sản xuất tại Cuba. Và mới đây Cuba cũng đã gửi đến nước ta khoảng 1,05 triệu liều vaccine, kịp thời hỗ trợ cho việc phòng chống dịch Covid-19.

AstraZeneca được triển khai tiêm rộng rãi tại nước ta

2. Sau tiêm uống thuốc gì an toàn, hạn chế tác dụng phụ?

Sau khi tiêm vắc xin có thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ. Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường nên chúng ta không cần quá lo lắng. Tùy cơ địa mỗi người và loại vắc xin được tiêm mà có những triệu chứng khác nhau, với mức độ từ nhẹ đến trung bình, thường kéo dài trong vài ngày.

Một số các phản ứng có thể gặp như:

  • Tại vị trí tiêm sẽ xảy ra một số phản ứng như: sưng tấy, cảm giác đau nhức khó chịu, ngứa, đỏ, sưng.

  • Phản ứng toàn thân sẽ gồm có: mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt (từ 38℃ trở lên và là phản ứng thường gặp nhất), đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,…

Sau tiêm uống thuốc gì nếu gặp phải tình trạng sốt

Có nên sử dụng thuốc hạ sốt?

Theo những số liệu ghi nhận được cho đến nay thì phản ứng phụ của vắc xin xuất hiện tùy theo từng cá thể. Các chuyên gia khuyên rằng, trong những trường hợp có biểu hiện sốt trên 38,5℃, nhức mỏi, đau đầu hay vị trí tiêm có dấu hiệu sưng tấy, cánh tay đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.

Do đó, mọi người có thể sử dụng một số thuốc như: paracetamol liều 500mg, aspirin. Tuy nhiên nên chú ý không sử dụng paracetamol cho người bị suy gan, thận nặng. Aspirin cũng có khả năng giúp giảm đau hạ sốt hiệu quả nhưng có thể gây tổn hại niêm mạc dạ dày và đường ruột, xuất huyết.

Cẩn trọng trong việc sử dụng aspirin

Có nên sử dụng thuốc chống dị ứng?

Cho đến hiện tại, chuyên gia y tế đều đồng ý cho rằng việc người dân sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm vắc xin là không nên. Việc tự ý sử dụng có thể sẽ dẫn đến các hậu quả không mong muốn. Do đó nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia y tế để có hướng dẫn sử dụng hợp lý.

Sau khi tiêm vắc xin thì hầu hết sẽ xuất hiện các phản ứng phụ do thuốc gây ra như ban ngứa, đau, sốt. Những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường, và cho thấy rằng cơ thể bạn đang chủ động tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập. Đừng lo lắng vì các phản ứng này sẽ nhanh biến mất sau khoảng 48 giờ mà không sử dụng thuốc.

Đối với những trường hợp xuất hiện dị ứng sau khi tiêm mũi đầu tiên, các chuyên gia khuyến cáo nên điều trị bằng thuốc để giảm bớt mức độ nghiêm trọng do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống dị ứng cần phải có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ và chuyên gia y tế, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Sử dụng chất điện giải và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Như đã nói, sau khi tiêm có thể sẽ xảy ra một số tác dụng phụ, đặc biệt sốt có tác động mạnh đến cơ thể, làm suy nhược, mất nước. Do đó, việc bổ sung chất điện giải, uống nhiều nước rất quan trọng. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm một số những vitamin thiết yếu có sẵn trong các loại rau củ quả.

Nên uống nước từng ít một, không nên uống nhiều nước cùng lúc. Việc bổ sung nước vào cơ thể đột ngột kèm với lượng nước quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây phản ứng ngược, làm tăng cơn khát, tăng tiết mồ hôi, cơ thể càng trở nên mệt mỏi hơn.

Tuân thủ các quy tắc 5T trước, trong và sau khi đã tiêm đầy đủ vắc xin

Qua những thông tin trên có thể đã giải đáp được một phần câu hỏi “sau tiêm uống thuốc gì?” mà người dân đặt ra. Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin sẽ mất vài tuần để cơ thể có khả năng miễn dịch chống lại virus. Do đó, bạn vẫn có thể mắc Covid-19 dù đã hoàn thành 2 mũi. Vì vậy dù bất cứ ở đâu hãy luôn thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế thấp nhất những nguy cơ có thể mắc bệnh.