Tìm hiệu về vua Lê Thánh Tông và cuộc cải cách lớn của ông

Cải Cách Hành Chính Của Vua Lê Thánh TôngNăm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

Bạn đang xem: Cải cách của lê thánh tông

Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời. Có thể nói Lê Thánh Tông...

Tìm hiệu về vua Lê Thánh Tông và cuộc cải cách lớn của ông


Cải Cách Hành Chính Của Vua Lê Thánh TôngNăm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vicả nước. Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phậnthừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chínhthành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chínhtinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đươngthời.Có thể nói Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế đầy tự tin, ý chí kiên định và hànhđộng quyết đoán. Ông trực tiếp điều hành ở mức tối cao nhiều công việc của triềuđình.Năm 1471, khi đã ổn định các vùng biên giới phía bắc và phía nam, cuộc cải cáchhành chính mới thật sự bắt đầu. Bản "Hiệu định quan chế" tức là văn bản chínhthức về cuộc cải cách hành chính được ban hành. Lê Thánh Tông nêu những lý docấp thiết dẫn đến cuộc cải cách: "Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khácnhau xa, ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác, hết đạo biến thông. ở trong kinh,quân vệ nhiều thì đặt năm phủ để giữ, việc công bề bộn thì đặt sáu bộ bàn nhaucùng làm, sáu khoa để xét bác trăm quan, sáu tự để thừa hành mọi việc". Lê ThánhTông cũng chỉ rõ những lợi ích mà cuộc cải cách đem lại: "Ăn hại đã không có,trách nhiệm lại rõ ràng. Như thế là cốt để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, uyquyền không bị lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay, khiến trăm họ có thói quentheo đạo, giữ phép, không có lầm lỗi làm trái nghĩa, phàm hình, để theo trọn cáichí của Thái Tổ, Thần Tông ta mà giữ được an trị lâu dài".Và cuộc cải cách hành chính đã diễn ra hết sức có hiệu quả.Trước hết, Lê Thánh Tông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua vàbộ phận thừa hành như Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, khu mậtviện, các tướng quốc, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ... Nếu khi cần phải có ngườithay vua chỉ đạo công việc, thì phải là các đại thần như thái sư, thái phó, thái bảo,thái úy, thiếu sư, thiếu bảo...Tiếp đến, Lê Thánh Tông tách sáu bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ ra khỏiThượng thư sảnh, lập thành sáu cơ quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhaucủa nhà nước. Đứng đầu mỗi bộ là chức thượng thư, hàm nhị phẩm, chịu tráchnhiệm trực tiếp trước vua. Sự cải cách dễ nhận ra nhất là ở bộ Lại, một bộ chịutrách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng và bãi miễn các chức quan từ tam phẩm trởxuống. Không như các triều đại trước, bộ Lại không được toàn quyền hành động.Theo nguyên tắc "lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau", nếu "bộ Lại thăng bổ khôngxứng thì Khoa có quyền bắt bẻ, hoặc tố giác nếu bộ Lại làm sai trái".Trong cuộc cải cách này, Lê Thánh Tông rất đề cao công tác thanh tra, giám sátquan lại. Ngoài Ngự sử đài có từ thời Trần, ông cho đặt sáu khoa chuyên theo dõi,giám sát quan lại ở sáu bộ. "Bộ Lễ nghi thức không hợp thì Lễ khoa được phépđàn hặc. Bộ Hộ có Hộ khoa giúp đỡ. Hình khoa có quyền xét lại sự thẩm đoán củabộ Hình...".Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến kiến thức thật sự của những người lãnh đạo.Ông bỏ chế độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình màlấy thước đo học vấn làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuấtthân. Các thân vương, công hầu, tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗđạt thì không được đứng trong bộ máy nhà nước.Chỉ riêng với cải cách này, Lê Thánh Tông đã có một tầm nhìn hơn hẳn các triềuđại trước.Bên cạnh bộ máy nhà nước ở trung ương, hệ thống hành chính địa phương cũng cóý nghĩa rất quan trọng với địa vị thống trị của một triều đại. Bởi vì phần đông dâncư tập hợp ở những nơi này. Nếu có một chế độ phù hợp với họ, triều đại sẽ bềnvững vì có sự bảo vệ của chính những người dân ấy.Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông sáng suốt chialại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành).Năm 1471, ông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. ở cách phânchia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổngbinh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô tyvà Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách nhiệm thanh tra,giám sát các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện vọngcủa nhân dân.

Xem thêm: Thay Màn Hình Samsung J5 Bao Nhiêu Tiền, Thay Màn Hình Samsung J5 Prime

Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê ThánhTông đặt thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty.Dưới đạo Thừa tuyên, Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thànhphủ, huyện, châu, xã.Như vậy, khoảng từ năm 1471, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệthống hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng vớichức trách phân minh, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương.Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trongđó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực đ ược bảo đảm từ trênxuống dưới.Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế lớn của một vương triều mạnh, có nhiều đónggóp trong lịch sử dân tộc...

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

MỞ ĐẦU

Lê Thánh Tông (1442-1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, nổi tiếng là vị minh quân. Nhà vua Lê Thánh Tông ở ngôi được 38 năm, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Trong suốt thời gian trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành những cuộc cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…và đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Ba mươi tám năm so với lịch sử quốc gia chỉ là một thời gian rất ngắn,  nhưng ba mươi tám năm dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông là những năm tháng mà quốc gia Đại Việt phát triển cường thịnh nhất.

NỘI DUNG

1. Mục tiêu và những nguyên tắc chủ yếu trong cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông

Cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, nếu không nói là cuộc cải tổ đầu tiên, thì cũng là cuộc cải tổ lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Mô hình nhà nước thời Lê Thánh Tông trở thành mẫu mực cho những đời vua sau đó và những triều đại vua sau này mô phỏng theo. Mục tiêu cơ bản của công cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông là củng cố và hoàn thiện một bước mới nền quân chủ chuyên chế phong kiến. Hay nói cách khác là nhằm tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào trong tay nhà vua theo nguyên tắc “tôn quân quyền” của Nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu, cũng tức là nâng cao sự thể hiện và hiệu quả của quyền lực hoàng đế.

Ba nguyên tắc chủ yếu mà cuộc cải tổ này theo là:

- Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian, để bảo đảm sự tập trung quyền lực của nhà vua.

- Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm

- Nguyên tắc tản quyền, không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan mà được tản ra cho nhiều cơ quan, để ngăn chặn sự tiếm quyền.

Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước được vua Lê Thánh Tông tiến hành trong suốt cả quãng đời làm vua của ông. Trong đó, đỉnh điểm là vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471), khi nhà vua ra đạo dụ định quan chế mà sử sách thường gọi văn bản này là Hoàng triều quan chế. Lê Thánh Tông đã tiến hành cải tổ bộ máy nhà nước một cách toàn diện ở cả trung ương và địa phương, cả ngạch dân và quân sự, cả quan chế và thể chế. Trong đó, những cải cách khối cơ quan văn phòng trung ương là một phần quan trọng trong việc cải cách bộ máy nhà nước ở trung ương của Vua Lê Thánh Tông.

2. Những cải cách đối với khối cơ quan văn phòng trung ương của Lê Thánh Tông

Để lo toan công việc sự vụ hàng ngày cho nhà vua, Lê Thánh Tông đã tổ chức ra những cơ quan giúp việc mà ngày nay gọi là văn phòng gồm:

-  Hàn lâm viện

Chức năng: phụng mệnh vua khởi thảo một số loại văn thư như chiếu, chỉ, cùng các văn bản, mệnh lệnh khác của nhà vua… Chức quan đứng đầu là Thừa chỉ, hàm chánh tứ phẩm. Ngoài ra còn có các chức như Thị tộc (chánh ngũ phẩm) giữ việc đọc sách, Thị giảng (tòng ngũ phẩm) phụ trách việc giải thích, bình luận các tấu biểu, văn thư, Thị thư (chánh lục phẩm) vào sổ các văn thư… 

- Đông các viện

Chức năng chủ yếu là rà soát, sửa chữa các văn bản do Hàn lâm viện đã soạn thảo trước khi trình lên nhà vua duyệt. Chức quan đứng đầu là Đông các đại học sĩ, hàm tòng tứ phẩm.

- Trung thư giám

Đây là cơ quan phụ trách việc biên chép các dự thảo văn bản của Hàn lâm viện và Đông các viện thành dự thảo chính thức để trình vua chuẩn y. Đối với một số văn bản quan trọng như sắc phong chức tước cho các đại thần, hoàng tử, hoàng hậu, hoàng thân quốc thích… thì Trung thư giám có nhiệm vụ khắc lên trên các lá vàng, lá bạc hay viết lên giấy rắc nhũ vàng, nhũ bạc rồi đóng thành từng tập (quyển) đem lưu trữ. Người xưa gọi các tập văn bản này là kim sách (sách vàng) và ngân sách (sách bạc).Chức quan đứng đầu là Trung thư giám xá nhân, hàm chính lục phẩm.

Như vậy, ba cơ quan trên có quan hệ mật thiết với nhau, đều có chức năng trong soạn thảo văn bản và với quy trình chặt chẽ. Một số loại văn thư đầu tiên do Hàn lâm viện khởi thảo, rồi chuyển qua Đông các viện sửa chữa, cuối cùng đến Trung thư giám biên chép để trình vua xem xét, chuẩn y. Ngoài ra, đối với một số văn bản quan trọng như sắc phong chức tước cho các đại thần, hoàng tử, hoàng hậu, hoàng thân quốc thích… thì Trung thư giám có nhiệm vụ khắc lên trên các lá vàng, lá bạc hay viết lên giấy rắc nhũ vàng, nhũ bạc rồi đóng thành từng tập (quyển) đem lưu trữ. Người xưa gọi các tập văn bản này là kim sách (sách vàng) và ngân sách (sách bạc).

- Hoàng môn tỉnh

Đây là cơ quan quản lí các ấn tín của nhà vua ( Lê Thánh Tông có 6 quả bảo ấn để dùng vào các loại việc khác nhau). Sau khi văn bản đã được chép lại, Hoàng môn tỉnh có trách nhiệm đóng dấu để ban hành. Quan đứng đầu là Hoàng môn thị lang, hàm tòng tam phẩm.

- Bí thư giám

Đây là cơ quan trông coi về thư viện và bảo quản các sáng tác thơ văn của nhà vua. Quan đứng đầu là bí thư ngũ giám học sĩ, hàm tòng ngũ phẩm. 

2. Đánh giá những cải cách của Lê Thánh Tông đối với khối cơ quan văn phòng trung ương.

Qua sử liệu ghi lại về tổ chức văn phòng cử Lê Thánh Tông cho thấy nhà vua đã biết cách tổ chức làm việc không bị sa lầy vào những công việc sự vụ hàng ngày của một người ở đỉnh cao quyền lực, theo cách cũ nói là cách làm việc của một người đứng trên muôn người, của người lo cho ức, vạn người, một người mà trăm công nghìn việc đều thuộc quyền định đoạt của họ.

Bằng cách tổ chức ra cơ quan Đông các, nhà Vua đã buộc mọi Chiếu, Chỉ, mệnh lệnh của nhà Vua phải được rà soát, phản bác kĩ lưỡng trước khi ban hành. Tính đúng đắn, tính ngiêm minh trong mệnh lệnh và pháp luật của Vua ban do vậy được bảo đảm một cách vững chắc. Chính nhờ vậy, nhà Vua không sa vào lối mòn sự vụ, không bị cuốn hút vào những lối mòn tiểu tiết, vụn vặt hàng ngày. Tâm trí nhà vua do đó được rảnh rỗi để chăm lo cho công việc đại sự của đất nước

Việc tổ chức ra cơ quan Đông các chứng tỏ nhà Vua đã ý thức và lường trước được mọi hâu họa gây ra nếu trong pháp luật, mệnh lệnh nhà vua có sơ hở, sai sót hoặc không phù hợp với lòng dân. Liên hệ với thực tiễn ngày nay cho thấy đây là một bài học quý giá. Mọi văn bản của cơ quan chính quyền được  ban hành áp dụng nếu có sai sót, sơ hở sẽ gây nhiều hậu quả. Đối với văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của cấp càng cao, nếu có sơ hở, sai sót, thì hậu quả càng rộng mà không lường hết. Hiện nay trong các cơ quan nhà nước thường tổ chức ra cơ quan “pháp chế”. Nhưng có lẽ, nhiệm vụ của cơ quan pháp chế chưa được ý thức đầy đủ nên tác dụng của tổ chức pháp chế và người làm công tác pháp chế rất hạn chế

Hay như việc tổ chức ra một thư viện riêng cho nhà Vua chứng tỏ nhà vua rất coi trọng việc học để tự trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ học vấn của mình. Lê Thánh Tông là một nhà vua, đó là ông vua rất ham học, đây là một điều hiếm thấy. Những sáng tác thơ văn, học thuật của ông còn lưu lại ngày nay là một bằng chứng.  Lời ca tụng ông trong văn bia Chiêu Lăng dụng ở Lam Kinh rằng:…”sức học của Vua có nguồn gốc, rừng kinh, bể sử không đâu là không kê cứu…” quả là lời ca tụng không thể phản bác.

KẾT LUẬN

Thế kỷ XV là thế kỷ hình thành, xây dựng và phát triển của Nhà nước Lê Sơ, được xem là đỉnh cao phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV giành được nhiều thành tựu to lớn, từ việc giữ vững nền độc lập, tự chủ và mở rộng bờ cõi đến việc xây dựng, phát triển đất nước mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Có được những kết quả đó, một phần quan trọng là nhờ đóng góp của những cải cách quan trọng trên mọi lĩnh vực của vua Lê Thánh Tông. Công tác tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với thực tiễn lịch sử Việt Nam đương thời mà còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước ngày nay của nhân dân ta. 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt  Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội – 2002.

2. LS. Lê Đức Tiết, Lê Thánh Tông vị vua anh minh nhà cách tân vĩ đại, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội – 2007.

3. Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên – 1995.

4. Bùi Xuân Đính, Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam – những suy ngẫm, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội – 2005.

 

5. ThS. Nguyễn Minh Tuấn, Tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội – 2006.