Tm ubnd là gì

Trong thực tế, đặc biệt là trong các văn bản hành chính, tại phần chữ ký thường xuất hiện các chữ viết tắt như: KT, TM, TL hay TUQ. Vậy những cụm từ này có ý nghĩa gì và được sử dụng trong trường hợp nào theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP?

STT

Khái niệm

Giải thích thuật ngữ

Các trường hợp

thực hiện

1

Ký thay

- Thường được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

- Là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó ký thay trong một số văn bản nhất định

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu  có thẩm quyền ký giao cho cấp phó ký thay các văn bản của cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

- Đối với trường hợp những công việc mà cấp phó được phân công phụ trách thì việc thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

*Lưu ý: Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.

2

Ký thay mặt

- Thường được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

- Là việc người đứng đầu thay mặt tập thể cơ quan, tổ chức ký văn bản.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức.

- Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

*Lưu ý: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

3

Ký thừa lệnh

- Thừa lệnh là làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Người được thừa lệnh của cấp trên để ký thừa lệnh có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

- Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa lệnh thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ra lệnh của cấp trên.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản; Người được ký thừa lệnh được quyền giao lại cho cấp phó ký thay.

- Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

*Lưu ý: Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

4

Ký thừa ủy quyền

- Ký thừa ủy quyền là một trong những khái niệm đa phần áp dụng cho cơ quan hành chính Nhà nước, sự nghiệp sự nghiệp thuộc Nhà nước.

- Tương tự như “ký thừa lệnh”, người được ủy quyền của cấp trên ký văn bản có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

- Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa ủy quyền thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ủy quyền.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.

- Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền.

- Đặc biệt, người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.

*Lưu ý: Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Tại Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.”

Ủy ban nhân dân là gì? Ủy ban nhân dân có phải cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương không?

Căn cứ Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Ủy ban nhân dân như sau:

“Điều 8. Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.”

Theo đó, Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Tm ubnd là gì

Ủy ban nhân dân là gì? Ủy ban nhân dân có phải cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương không?

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.