Tổ tuần tra giao thông, gồm máy người

Có không ít người bức xúc cho rằng Cảnh sát giao thông (CSGT) đi tổ công tác 02 người mới được lập biên bản xử phạt. Vậy CSGT đi một mình có được yêu cầu dừng xe xử phạt người vi phạm?


Đội tuần tra giao thông phải có 02 người trở lên, liệu có đúng?

Trước đó, nhiều người thường lầm tưởng rằng tổ tuần tra, kiểm soát giao thông phải có từ 02 người trở lên. Bởi theo Thông tư 01/2016/TT-BCA (hết hiệu lực từ ngày 05/8/2020) cũng có trường hợp phải bố trí lực lượng CSGT nhất định của tổ tuần tra, kiểm soát.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này quy định về điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang:

Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ quy định này, có thể thấy, khi lập tổ tuần tra, kiểm soát kết hợp với hóa trang phải bố trí một bộ phận cán bộ trong tổ để hóa trang. Theo đó, cần phải đảm bảo tổ tuần tra trong trường hợp này phải có ít nhất từ 02 người trở lên.

Tuy nhiên đối với các trường hợp tuần tra, kiểm soát thông thường, Thông tư này không quy định cụ thể số CSGT khi thành lập tổ tuần tra, kiểm soát.

Cùng với đó, Thông tư 01/2016/TT-BCA đã bị bãi bỏ và được thay thế bằng Thông tư 65/2020/TT-BCA. Theo đó, Thông tư mới không có Điều khoản nào quy định về số lượng thành viên để thành lập tổ tuần tra, kiểm soát giao thông.

Chính vì vậy, không bắt buộc đội tuần tra giao thông phải có từ 02 người trở lên.

Tổ tuần tra giao thông, gồm máy người

CSGT đi một mình có được dừng xe xử phạt? (Ảnh minh họa)


CSGT đi một mình có được xử phạt vi phạm?

Như đã phân tích, tổ tuần tra, kiểm soát không bắt buộc phải có từ 02 người trở lên. Do đó, CSGT đi một mình cũng có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch.

Cùng với đó, khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA cũng quy định cụ thể 04 trường hợp CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác (Văn bản này phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp);

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, khi dừng phương tiện để kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm, CSGT sẽ xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật bằng việc tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ đối với người vi phạm.

Chính vì vậy, CSGT đi một mình vẫn có quyền dừng xe để xử phạt vi phạm nếu đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc CSGT đi một mình có được dừng xe xử phạt. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> CSGT xử phạt sai có phải bồi thường cho người dân?

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ; Công an các đơn vị, địa phương; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tư này chia thành các mục lớn gồm các nội dung quan trọng, như: Phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát; Hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát; Ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát và thông báo công khai kế hoạch; Tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Huy động lực lượng phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Tiếp nhận, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.

Đáng chú ý, Thông tư quy định cụ thể quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát, như sau:
Thứ nhất, được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.


Thứ hai, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.


Thứ ba, được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

Thứ tư, được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thứ năm, được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thứ sáu, thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 16 của Thông tư quy định Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, lực lượng Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.

Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định./.