Total protein là gì

Total protein là gì

Trả lời:

Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Sau đây là một số điều bạn cần biết về tình trạng protein trong máu cao để có phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh hợp lý.

1. Protein trong máu cao là gì

2. Nguyên nhân gây ra Protein trong máu cao

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Nồng độ Protein trong máu cao là gì?

Protein trong máu gồm 3 thành phần là albumin chiếm 50 - 55%, globulin chiếm 39 – 45%, fibrrinogen chiếm 4 – 6%. Protein toàn phần trong huyết tương cao hơn huyết thanh vì có thêm fibrinogen. Protein huyết tương có các vai trò sau:

- Tham gia cấu tạo nên cơ thể.

- Tạo áp lực keo có vai trò trong quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước.

- Tham gia thành phần hệ thống đệm góp phần giữ cân bằng pH cho máu.

- Bảo vệ cơ thể: globulin là yếu tố miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể hơn nữa fibrrinogen tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi bị xây xước, chấn thương.

- Vận chuyển hormon và các enzym, protein còn làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salycylate, thuốc ngủ.

Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Đo nồng độ protein albumin trong máu là một phần của các xét nghiệm thông thường khi bạn nhập viện.

2. Biểu hiện của triệu chứng nồng độ protein trong máu cao

  • Ăn uống không ngon miệng
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Hạ huyết áp
  • Buồn nôn
  • Cảm giác tê ngón tay hoặc ngón chân
  • Mệt mỏi nhiều
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

3. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số nồng độ protein trong máu cao

Nhiều người vẫn thường nghĩ nồng độ protein trong máu tăng cao là do chế độ ăn uống hàng ngày bị thừa chất protein, nhưng thực tế là chế độ ăn giàu protein không làm lượng protein trong máu cao lên.

Tăng nồng độ protein trong máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể là do các rối loạn trong cơ thể, tác động từ một số bệnh lý khác mà cơ thể đang mắc phải hoặc từ các thói quen sinh hoạt thường ngày không tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

- Trong những tình trạng bệnh lý có những vấn đề về rối loạn chức năng như: thận, gan , tim, tụy,..thì sẽ xảy ra sự thay đổi trong thành phần hóa học máu.

- Người bị mắc chứng protein trong máu tăng cao do bị các bệnh Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis); Bệnh tăng immunoglobuline đơn dòng có ý nghĩa chưa xác định (MGUS); Bệnh viêm mạn tính

- Tăng cao protein trong máu cũng có thể là do các rối loạn trong cơ thể như rối loạn tủy xương hoặc u tủy.

- Do thói quen sinh hoạt hằng ngày không hợp lý dẫn đến tình trạng mất nước khiến nồng độ protein trong máu tăng cao.

- Protein trong máu cao có thể được nhìn thấy ở tình trạng viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng như viêm gan siêu vi hoặc HIV.

Total protein là gì

– Trong máu, albumin huyết thanh chiếm 55% protein. Và là một đóng góp chính để duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương; hỗ trợ trong việc vận chuyển lipit và hormone steroid.

– Globulin chiếm 38% protein và vận chuyển ion; kích thích tố và chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch.

– Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan là điều cần thiết cho việc đông máu.

4. Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần; albumin huyết tương có ý nghĩa để đánh giá chức năng tổng hợp của gan. Bên cạnh đó, việc định lượng protein trong máu còn giúp ta đánh giá được nhiều tình trạng bệnh tật khác khi giá trị xét nghiệm có sự tăng hoặc giảm.

Protein máu giảm trong các trường hợp sau:

      • Giảm cung cấp protein cho cơ thể: Suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu…
      • Bệnh lý gây giảm sản xuất protein: Bệnh lý gây giảm chức năng gan như xơ gan, viêm gan mạn…
      • Các bệnh lý về thận gây mất protein ra bên ngoài qua nước tiểu như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn; suy dinh dưỡng, suy kiệt do ung thư, viêm gan mạn, xơ gan.
      • Các bệnh lý gây tăng việc sử dụng protein: đái tháo đường giai đoạn muộn, ung thư…

Nồng độ protein máu tăng trong các trường hợp: đa u tuỷ xương, u tương bào.

Phụ nữ mang thai cần kiểm tra chỉ số Protein cũng như chỉ số men gan định kỳ theo hướng dẫn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giúp duy trì sức khỏe của gan trong quá trình mang thai. Để được tư vấn và quản lý thai kỹ hơn tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang; mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Tên viết tắt: TP; tỷ lệ A/GTên chính thức: Protein Total; tỉ lệ Albumin / Globulin

Xét nghiệm liên quan: Albumin, bảng xét nghiệm chức năng gan, điện di Protein

Những gì đang được thử nghiệm?

Protein có vai trò quan trọngtrong việc xây dựngnên tất cả các tế bào và mô, Proteinrất quan trọng cho sự tăng trưởng thể, phát triển, và bảo vệ sức khỏe. Chúng là một thành phần cấu trúc của hầu hết các bộ phận của cơ thể, nó cũng là các enzyme và hormonecó chức năng điều hoà hoạt động của  thể. Xét nghiệm này đo lượng tổng số các loạiProtein  huyết tương trong máuoại Proteinchính là Albumin, Globulinđược tìm thấy trong máu. Albumin là loại Protein chứa nhiều Acid amin, có phân tử lượng nhỏ, vai trò chính của nó là giữ cho chất lỏng (nước) không rò rỉ ra khỏi mạch máu thông qua áp suất thẩm thấu. Globulin là loại protein bao gồm các enzym, kháng thể, và hơn 500 các protein khác. Tỷ lệ Albumin/Globulin (tỷ lệ A/G) được tính toán từ các giá trị thu được bằng cách đo lường trực tiếp của Proteintoàn phần Albumin. Tỉ số đại diện cho số lượng tương đối của các Albumin  Globulin.

Xét nghiệm được sử dụng như thế nào?

Nồng độ Protein toàn phần có thể phản ánh tình trạng dinh dưỡng và cũng có thể được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh thận, bệnh gan, các nguyên nhân bệnh lý khác. Thử nghiệm Protein thường qui,đôi khi phát hiện được nồng độProtein thay đổi trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nếu Protein toàn phần bất thường, các xét nghiệm khác phải được thực hiện thêm để xác định chính xác  nguyên nhân làm giảm protein hoặc tăng Protein .

Khi nào được chỉ định?


Xét nghiệm protein là một trong những thành phần của một chu trình chuyển hóa toàn diện,là một thành phần thường được chỉ địnhtrong bộ các xét nghiệmđể kiểm tra sức khỏe định kỳ. Protein toàn phần cũng có thể được chỉ định để cung cấp thông tin tổng quát về tình trạng dinh dưỡng của bạn, chẳng hạn như khi bạn đã trải qua mất một trọng lượng gần đây. Nó có thể được chỉ định cùng với một số xét nghiệm khác để cung cấp thông tin nếu bạn có các triệu chứng cho thấy bạn có bệnh gan hoặc bệnh thận hoặc để điều tra nguyên nhân gây bất thường sự phân bố chất lỏng trong mô (phù).

Kết quả thử nghiệm có nghĩa là gì?

Kết quả của xét nghiệm protein toàn phần sẽ cung cấp thông tin cho bác sĩ của bạn về tình trạng sức khỏe chung của bạn, liên quan đến dinh dưỡng của bạn hoặc các bệnh liên quan đến các cơ quan lớn, chẳng hạn như thận và gan. Tuy nhiên, nếu kết quả bất thường, các thử nghiệm khác thường được yêu cầu làm thêm để giúp chẩn đoán căn bệnh gây ảnh hưởng đến mức độ protein trong máu.

Protein toàn phần thấp có thể nghi ngờ một rối loạn gan, rối loạn thận, hoặc rối loạn của sự tiêu hóa,hấp thu Protein,trong đó protein không được tiêu hóa hoặc hấp thụ đúng cách. Mức độ thấp có thể được nhìn thấy trong suy dinh dưỡng trầm trọng và các nguyên nhân gây kém hấp thu, chẳng hạn như bệnh Celiac, bệnh viêm ruột .

Protein toàn phần cao có thể được nhìn thấy  tình trạng viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng như viêm gan siêu vi hoặc HIV. Protein cao có thể được gây ra bởi chứng rối loạn tủy xương như đa u tủy.

Một số phòng thí nghiệm cũng báo cáo tỷ lệ tính toán của các Albumin/Globulin, gọi là tỷ lệ A/G . Thông thường, Albumin có nhiều hơn một chút hơn so với Globulin,  tỷ lệ A/G bình thường khoảng 1–1,5 . Tùy trạng thái bệnh mà nó gây ảnh hưởng đến những thay đổi tương đối lượngAlbumin và Globulin theo những cách khác nhau, điều này có thể cung cấp một đầu mối với bác sĩ của bạn về nguyên nhân của sự thay đổi nồng độ protein.

Tỷ lệ A/ G  thấp có thể phản ánh sự sản xuất quá mức Globulin, chẳng hạn như đa u tủy, bệnh tự miễn dịch, hoặclàmgiảm sản xuất  Albumin, chẳng hạn như xơ gan, hoặc làmmất các albumin trong lưu thông, như bệnh thận (hội chứng thận hư ).

Tỷ lệ A/ G cao cho thấy không sản xuất đủ nhu cầu của globulin miễn dịch có thể được nhìn thấy trong một số thiếu sót di truyền và trong một số bệnh bạch cầu. Kiểm tra cụ thể hơn, chẳng hạn như Albumin, kiểm tra men gan, và điện di protein huyết thanh phải được thực hiện để  một chẩn đoán chính xác.

Điều gì khác nên biết?

Buộc ga rô kéo dài khi lấy máu xét nghiệm, có thể dẫn đến mẫu máu xét nghiệm có nồng độ Protein cao hơn. Điều này có nghĩa rằng các kết quả thử nghiệm Protein toàn phần sẽ  sai số (cao hơn so với nồng độ thực tế trong máulưu thông).

Thuốc có thể làm giảm nồng độ protein bao gồm estrogen và thuốc tránh thai.

 Câu hỏi phổ biến

1. Một chế độ ăn nhiều protein sẽ nâng cao độ Protein toàn phần củaTăng lượng protein trong thức ăn sẽ không làm tăngnồng độ Protein toàn phần trong máu của bạn.

2. Loại dinh dưỡng nào được khuyến khích để các mức độ Protein tối ưu?

Một chế độ ăn uống cân bằng theo các khuyến nghị của Sở Nông nghiệp Mỹ được tóm tắt bằng biểu đồ Kim tự thápthực phẩm.

Dịch từ (https://labtestsonline.org)