Tranh vẽ sông núi trung hoa doãn chí bình năm 2024

Trần Khải Thái kết hôn với giáo viên piano Trần Ý Hằng được 23 năm. Theo HK01, anh chung thủy, chưa từng vướng tin đồn tình ái dù hợp tác nhiều mỹ nhân.

Trên kênh RTHK hồi tháng 8, diễn viên Giang Mỹ Nghi tiết lộ Khải Thái yêu chiều vợ. Khi cùng anh ghi hình chương trình về ẩm thực, Mỹ Nghi phát hiện mỗi khi tới địa điểm thú vị, Trần Khải Thái đều gọi điện kể cho Ý Hằng, nói muốn đưa vợ tới ăn. Anh thường mua những món quà nhỏ tạo bất ngờ cho Trần Ý Hằng, ở nhà bầu bạn với vợ khi rảnh rỗi.

Tranh vẽ sông núi trung hoa doãn chí bình năm 2024

Vợ chồng Trần Khải Thái trong đời thường. Ảnh: HK01

Diễn viên 57 tuổi cho biết vợ chồng thích chó, cùng dẫn thú cưng đi dạo khi rảnh rỗi. Hai người bù đắp cho nhau về tính cách. Trần Ý Hằng hướng ngoại, giỏi giao tiếp còn anh hướng nội, chỉ nói chuyện được với người thân quen. Tuy vậy, cả hai có nhiều điểm chung như không chuộng hàng hiệu, không quá coi trọng vật chất. 90% quần áo của Trần Khải Thái là đồ bình dân.

Cả hai thích trẻ nhỏ nhưng lo ngại không thể giáo dục con tốt. Vì thế, trước khi kết hôn, họ thống nhất không sinh con. Diễn viên không đồng tình quan điểm phải có con, vợ chồng mới bền chặt, gắn kết. Trên Sina, anh cho biết vợ chồng hiểu nhau, tri túc thường lạc. "Chỉ cần vợ vui là tôi mãn nguyện. Cô ấy cũng vậy", Trần Khải Thái nói.

Tranh vẽ sông núi trung hoa doãn chí bình năm 2024

Trần Khải Thái tại sự kiện năm 2020. Ảnh: HK01

Tài tử từng không muốn kết hôn, cảm thấy cưới xin chỉ là hình thức. Vì Trần Ý Hằng thích, anh mới làm thủ tục thành hôn. Diễn viên ngạc nhiên bởi sau khi nên vợ chồng, anh quấn quýt vợ hơn, tình cảm với cô sâu đậm hơn. Vợ chồng tin tưởng nhau, Trần Ý Hằng yên tâm khi anh công tác xa nhà nhiều tháng.

Diễn viên nói kiếp này, anh không tìm được ai tốt hơn vợ. Điều lớn nhất mà hôn nhân mang lại cho anh là sự ổn định về tinh thần, nhờ thế anh thấy đời vui hơn từ lập gia đình. Cả hai giữ được sự lãng mạn nhờ đam mê âm nhạc. Anh có cảm hứng sáng tác âm nhạc khi nghe tiếng đàn piano của vợ.

Tranh vẽ sông núi trung hoa doãn chí bình năm 2024

Trần Khải Thái (mặc đồ xanh) trong "Thần điêu đại hiệp", đóng cùng Cổ Thiên Lạc, Lý Nhược Đồng. Video: TVB

Trần Khải Thái lớn lên trong gia đình khá giả, học đại học ngành Kinh tế ở Canada. Năm 1984, anh về Hong Kong làm việc ở ngân hàng. Thấy công việc nhàm chán, anh từ chức, gia nhập làng giải trí từ 1990.

Trần Khải Thái đóng nhiều phim của TVB như Bằng chứng thép 2, Thần điêu đại hiệp 1995 (vai Doãn Chí Bình), Nan huynh nan đệ, Địa ngục thiên sứ... Từ năm 1998, anh đóng phim cho đài ATV, được khán giả khen diễn xuất qua Khử tà diệt ma, Tung hoành tứ hải, Hiệp cốt nhân tâm... Những năm gần đây Trần Khải Thái đóng vai phụ trong phim truyền hình của Trung Quốc đại lục, làm MC.

Trong bản phim Thần Điêu Đại Hiệp được sản xuất năm 2018, nhân vật Doãn Chí Bình được đổi tên thành Chân Chí Bình. Điều này khiến khá đông khán giả "ném đá" biên kịch, cho rằng đoàn làm phim cải biên vô lí, không tôn trọng nguyên tác của Kim Dung. Tuy nhiên, trong thực tế, nhà văn Kim Dung đã chỉnh sửa tên của nhân vật này thành Chân Chí Bình vào năm 2004.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi là do Doãn Chí Bình vốn là nhân vật có thật. Ông sinh vào năm 1169, mất năm 1251 (sinh sống trong giai đoạn cuối đời nhà Kim, đầu đời nhà Nguyên tại Trung Quốc). Trong lịch sử, ông là chưởng môn đời thứ sáu của Toàn Chân Giáo - một tông phái thuộc Đạo giáo. Theo ghi chép trong một số tài liệu, Doãn Chí Bình vốn là người đức cao vọng trọng.

Tranh vẽ sông núi trung hoa doãn chí bình năm 2024

Doãn Chí Bình và Tiểu Long Nữ phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp năm 1995. (Ảnh: Baidu).

QQ cho hay, Doãn Chí Bình thật thường ngao du thiên hạ, không hề biết vung đao múa kiếm. Khi đặt chân đến những vùng đất mới, ông thường truyền giáo giúp người, không động tâm trước phụ nữ hay dính vào phân tranh giang hồ. Có thể thấy, Doãn Chí Bình ngoài đời khác xa so với tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp bản đầu tiên của Kim Dung.

Năm 2003, tại sự kiện văn hoá Hoa Sơn luận kiếm (tổ chức tại đỉnh núi Hoa Sơn, Thiểm Tây, Trung Quốc), một vài đạo sĩ của Hiệp hội Đạo giáo Thiểm Tây đã ngăn cản tác giả của Thần Điêu Đại Hiệp lên núi. Được biết, những đạo sĩ này không hài lòng về việc cố nhà văn bôi nhọ Toàn Chân Giáo sau khi xây dựng chi tiết Doãn Chí Bình làm việc xấu với Tiểu Long Nữ. Chỉ sau khi được hoà giải, can ngăn, các đạo sĩ mới chấp thuận để Kim Dung lên núi.

Sau sự kiện này, vào năm 2004, cố nhà văn đã chỉnh sửa tiểu thuyết gốc, miêu tả Toàn Chân Giáo mang vẻ quang minh, lỗi lạc hơn. Tên của Doãn Chí Bình từ đó cũng được thay đổi.

Tranh vẽ sông núi trung hoa doãn chí bình năm 2024

Cố nhà văn Kim Dung. (Ảnh: Sina).

Được biết, trong quá khứ, một nhà nghiên cứu Đạo giáo từng đề cập đến chi tiết bôi nhọ Doãn Chí Bình trong Đạo giáo. Lúc này, cố nhà văn đã gửi lời xin lỗi và cho biết Doãn Chí Bình thật quả thực đức cao vọng trọng. Ông cho biết sẽ sửa lại chi tiết này, thanh minh rằng bản thân không có ý bôi nhọ hay kì thị bất kì tôn giáo nào. Để thể hiện sự tôn trọng với cố nhân, Kim Dung còn đề nghị các đoàn làm phim chuyển thể tác phẩm của mình không để chi tiết "Doãn đại hiệp" có hành vi xấu với Tiểu Long Nữ.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Doãn Chí Bình trong lịch sử, từ đó có cái nhìn tách bạch giữa nhân vật trong phim và ngoài đời thực.