Trình bày 1 ví dụ về sự hình thành và ức chế PXCĐK

Câu 1: Trang 171 - sgk Sinh học 8

Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?


  • Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, nhờ đó mà cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở người.


Trắc nghiệm sinh học 8 bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện, câu 1 trang 171 sinh học 8, câu 1 bài 53 sinh học 8

Hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN. VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.

Dựa vào hình 52 – 3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điểu kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.

Trình bày 1 ví dụ về sự hình thành và ức chế PXCĐK

VD: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.

Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện) Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn. Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống.

Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.

I - Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người

Phản xạ có điều kiện có thể hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. Các phản xạ có điều kiện với anh sáng, màu sắc, âm thanh dần dần được thành lập. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp. Ví dụ : trẻ nghe tiếng hát ru kết hợp cùng nhịp vỗ đều đều làm trẻ ngủ; mùi sữa thơm cùng với vòng tay êm nhẹ của mẹ là dấu hiệu trẻ nhận ra mẹ ; trẻ dần phân biệt được người lạ với người quen là quá trình hình thành các phản xạ phân biệt (PXCĐK).

Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ, nếu phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống. Chính nhờ sự phối hợp hoạt động của các quá trình đó mà cơ thể thích nghi được với những điều kiện sống luôn luôn thay đổi.

Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

Loigiaihay.com

lấy 3 ví dụ về sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ???

Các câu hỏi tương tự

Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn

Hãy tìm ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ không còn thích hợp nữa.

Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.

-sự hình thành pxa có đk:

* Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện   

- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.

- Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.

- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.

- Ức chế phản xạ có điều kiện:

Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố  ​\(\rightarrow\)   phản xạ mất dần.

- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:

+ Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi

+ Hình thành các thói quen tập tính tốt.

-ý nghĩa

   - Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
    - Đối với con người : đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

- liên hệ thực tế bản thân:

a)Em đã nhiều lần ăn chanh (chanh rất chua), khi ăn chanh thường tiết nước bọt rất nhiều. Sau này, không ăn chanh mà chỉ thấy bạn ăn quả chanh thì em cũng tiết nước bọt. Đây là phản xạ có điều kiện, vì em đã nhiều lần ăn chanh, chanh chua nên khi ăn tiết nước bọt rất nhiều (phản xạ đã được thành lập trong đời sống cá thể), nên khi thấy bạn ăn chanh (dù em không ăn) em vẫn tiết nước bọt.
b) (thấy a hơi dài nên thêm b nè :)) Khi đi trên đường chân không đi dép, em gẫm phải gai, rụt ngay chân lại. Đây là phản xạ không điều kiện. Loại phản xạ này không hình thành trong đời sống cá thể mà có tính chất bẩm sinh, di truyền