Trung tâm giám định y khoa là gì

Chi tiết Các Viện Được viết: 11 Tháng 8 2015 Lượt xem: 46877

1. Địa điểm trụ sở chính: Nhà D2 - Bệnh viện Bạch Mai

2. Điện thoại: 024.3869.4083 - Fax: 024.3868.6910

3. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trung tâm giám định y khoa là gì

5. Ban Lãnh đạo đương nhiệm

 

Trung tâm giám định y khoa là gì
TS. Hoàng Minh Thúy
Phụ trách Viện

 
 

Trung tâm giám định y khoa là gì

BSCKI. Trần Thị Thanh Hương
Chủ tịch Công đoàn

                         

Trung tâm giám định y khoa là gì

CN. Trịnh Thị Kim Loan
Phó Chánh văn phòng

 

6. Giới thiệu đơn vị

6.1. Lịch sử hình thành:

      Viện Giám định y khoa (GĐYK) được thành lập theo Quyết định số 168/CP ngày 08 tháng 7 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ (nay là chính phủ), là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế theo Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ và được tổ chức lại theo Quyết định số 880/QĐ-BYT ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc tổ chức lại Viện Giám định y khoa trực thuộc Bộ y tế thành Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai - Bộ Y tế.

      Căn cứ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Giám định Y khoa được Bộ trưởng Bộ y tế đã ký ban hành tại Quyết định số 4375/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2014 thì ‘Viện Giám định Y khoa là đơn vị sự nghiệp thuộc Bệnh viện Bạch Mai có chức năng khám, giám định y khoa để xác định tình trạng sức khỏe, tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Viện là cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I”.

6.2. Chức năng:

      Viện có chức năng khám, giám định y khoa để xác định tình trạng sức khỏe, tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

6.3. Nhiệm vụ:

       Là cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương I, quản lý và sử dụng con dấu của Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I.

  • Tổ chức khám, giám định y khoa cho các đối tượng theo quy định của pháp luật, là đầu mối xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
  • Giúp Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I tổ chức các phiên họp của Hội đồng và tổ chức các phiên họp Hội đồng Giám định y khoa phúc quyết lần cuối được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế.

       Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị thủ tục, hồ sơ trình Bộ y tế xem xét, bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám định viên.

      Tham mưu đề xuất tham gia xây dựng, chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sức khỏe và giám định y khoa cho Bộ y tế, các Bộ, ngành liên quan.

      Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa đối với cơ sở khám giám định y khoa trong toàn quốc, nghiên cứu khoa học, xây dựng các quy trình, quy chuẩn khám giám định y khoa. Đào tạo liên tục và đào tạo lại các cán bộ chuyên ngành giám định y khoa.

      Hợp tác quốc tế với các tổ chức trong lĩnh vực giám định y khoa và các lĩnh vực khác có liên quan.

      Thực hiện thống kê báo cáo về công tác giám định y khoa của Viện và ngành giám định y khoa. Lưu trữ hồ sơ giám định y khoa của Viện theo quy định của pháp luật.

      Khám sức khỏe theo quy định hiện hành, tham gia khám, chữa bệnh theo quy định của Bệnh viện Bạch Mai.

      Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế giao và theo quy định của pháp luật.

7. Những thành tích nổi bật của Viện Giám định Y khoa:

7.1. Các khen thưởng đạt được:

Tập thể:

  • Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho tập thể có thành tích xuất sắc; Công đoàn Y tế Việt Nam tặng Bằng khen và danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

Cá nhân: 

      Nhiều cá nhân trong Viện đã được các cấp tặng thưởng nhiều danh hiệu như: Thầy thuốc ưu tú, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế; Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam.

7.2. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế và giám định y khoa:

7.2.1. Chủ biên tài liệu hướng dẫn giám định 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và Sổ tay giám định y khoa áp dụng cho toàn ngành.

7.2.2. Viện thực hiện các nhiệm vụ khoa học thuộc lĩnh vực y tế nói chung và giám định y khoa nói riêng là cơ sở để Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH và các Bộ, ngành khác ban hành các thông tư liên Bộ, thông tư của Bộ Y tế, quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế như các tiêu chuẩn, quy chuẩn phân loại thương tật, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và sức khỏe; Tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ GĐYK. Gần đây nhất là Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau:

  • Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 về việc quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.
  • Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 08 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.
  • Quyết định số 3459/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2017 về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn khám giám định y khoa bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin trên cơ sở tài liệu ban hành kèm theo quyết định số 3201/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2016.

7.2.3. Viện tham gia đề xuất, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thủ tục hồ sơ, quy trình khám giám định … và góp ý, chỉnh sửa các văn bản có liên quan đến giám định y khoa. Gần đây có các văn bản sau:

  • Thông tư số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.
  • Thông tư liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2014 hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
  • Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06 năm 2016 về việc hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
  • Thông tư  số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
  • Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định Y khoa các cấp.
  • Thông tư số 49/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2014 Quy định danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu của Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 thảng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham định câp giấy giám định y khoa.
  • Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án giám định y khoa.

Việc giám định nói chung cần phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, bằng cấp, được đào tạo và bổ nhiệm theo quy định. Bởi lẽ, kết luận giám định của họ sẽ là căn cứ là “câu trả lời” cho không chỉ người đi giám định mà còn để giải quyết những vấn đề khác có liên quan tới các nhân, tổ chức khác… Chính vì vậy, cơ cấu, tổ chức của Hội đồng giám định, Hội đồng y khoa được pháp luật quy định rất chặt chẽ, cụ thể. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Giám định tư pháp, sửa đổi bổ sung năm 2020;

– Thông tư 52/2016/TT-BYT của Bộ y tế;

 1. Hội đồng giám định là gì?

Hội đồng giám định là Tổ chức bao gồm các giám định viên được cơ quan có thẩm quyền thành lập để tiến hành việc giám định theo trưng cầu giám định.

Có hai loại hội đồng giám định: hội đồng giám định tư pháp và hội đồng giám định không mang tính chất tư pháp.

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật giám định tư pháp.

Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.

2. Hội đồng giám định tiếng Anh là gì?

Hội đồng giám định tiếng Anh là Inspection Council.

Hội đồng giám định y khoa: Medical survey council

3. Giám định y khoa là gì?

Giám định y khoa là giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến người đi kháng chiến và con đẻ của họ. Ngoài ra, giám định y khoa còn được sử dụng cho các công ty có quyết định chính xác về các trường hợp nghỉ hưu sớm, mất sức lao động, tai nạn nghề nghiệp… Người lao động có thể dựa vào kết quả giám định y khoa để được hưởng các quyền lợi hợp pháp, xứng đáng.

4. Cơ cấu, tổ chức Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh

Cơ cấu, tổ chức Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh được quy định tại Điều 5 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể là:

4.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý:

  1. Mỗi tỉnh, thành phố thành lập 01 (một) Hội đồng GĐYK do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập;
  2.  Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là tổ chức không có biên chế riêng, bao gồm những thành viên làm việc kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn y tế;
  3.  Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có con dấu riêng sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK sau khi Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã họp kết luận. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;
  4.  Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng.

4.2. Thành phần Hội đồng GĐYK cấp tỉnh gồm có 05 (năm) người, trong đó:

  1.  Chủ tịch là Lãnh đạo Sở Y tế;
  2.  02 Phó Chủ tịch:

– 01 Phó Chủ tịch Thường trực là Lãnh đạo Trung tâm GĐYK cấp tỉnh;

– 01 Phó Chủ tịch Chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh.

3. 01 Ủy viên thường trực là viên chức Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố và đã được bổ nhiệm làm GĐV.

4. 01 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng trước đó tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trong phiên họp đó.

4.3. Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thành phần Hội đồng GĐYK cấp Trung ương

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương I gồm có 05 (năm) người, trong đó:

– Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai;

– 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Viện GĐYK, thuộc Bệnh viện Bạch Mai;

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Viện GĐYK đã được bổ nhiệm làm GĐV;

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương I.

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương II gồm có 05 (năm) người, trong đó:

– Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện C Đà Nẵng;

– 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK, thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng);

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV.

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương II.

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương III gồm có 05 (năm) người, trong đó:

– Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy;

– 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy);

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV;

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương III.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương trong phiên họp đó.

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương I là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện Bạch Mai và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK;

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương II là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện C Đà Nẵng và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK;

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương III là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện Chợ Rẫy và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK.

5. Nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Hội đồng giám định y khoa cấp Tỉnh

Thứ nhất, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh

– Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.

– Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh chỉ được thực hiện công tác giám định thuộc các trường hợp phục vụ cho những đối tượng thuộc sự quản lý của cấp tỉnh, phục vụ cho mục đích nghỉ hữu sớm, mất sức lao động, tai nạn nghề nghiệp…từ đó người lao động có thể thực hiện quyền lợi của mình.

Thứ hai, mối quan hệ công tác của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh

– Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương là Hội đồng khám giám định phúc quyết đối với đối tượng đã được Hội đồng Giám định y khoa tỉnh khám giám định.

– Mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh với Sở Y tế:

+ Giám đốc Sở Y tế ra Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh và Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế;

+ Sở Y tế quản lý nhà nước về công tác GĐYK đối với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

  • Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Cơ quan thường trực Hội đồng

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK cấp tỉnh và có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng GĐYK, cụ thể:

+ Rà soát bảo đảm hồ sơ giám định đúng quy định của pháp luật;

+ Là đầu mối giúp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh tổ chức phiên khám giám định và phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh bảo đảm theo quy định về hoạt động của Hội đồng giám định y khoa;

+ Giải quyết các công việc có liên quan đến phiên khám giám định và các nội dung kiến nghị, thắc mắc liên quan đến việc khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Các văn bản giải quyết công việc này do cấp có thẩm quyền của Trung tâm GĐYK tỉnh ký và đóng dấu của Trung tâm GĐYK. Dấu của Trung tâm GĐYK cấp tỉnh không được sử dụng trong Biên bản GĐYK;

+ Làm đầu mối đề xuất công tác tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tổ chức, nhân lực, bảo đảm Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có đủ thành phần là Chủ tịch là Lãnh đạo Sở Y tế, 02 Phó chủ tịch, 01 Ủy viên thường trực, 01 Ủy viên chuyên môn;

+ Quản lý con dấu của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;

+ Lưu hồ sơ GĐYK theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và thực hiện quy định của pháp luật về phí và lệ phí GĐYK.

  • Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với với Hội đồng GĐYK Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải là thực hiện giám định đối với những đối tượng thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải khi cơ quan quản lý đối tượng thuộc Bộ đó có văn bản đề nghị như tội phạm, những đối tượng cần giám định để đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ,…

Trên đây là bài viết của Công ty Luật TNHH Dương Gia về hội đồng giám định là gì? Cơ cấu, tổ chức Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ các nội dung khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.