Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm là gì

Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm là gì

Trên nghị trường kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV nhiều vấn đề “nóng” được các dân biểu nêu ra, một số Bộ trưởng, Trưởng ngành đã, đang trả lời, giải trình. Theo dõi những phát biểu đó thấy bức tranh xã hội nước ta có những mảng tối đan xen. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do đạo đức xã hội xuống cấp mà biểu hiện ở tình trạng sử dụng thái quá Rượu, Bia, sự ham hố tiền tài, sắc dục và tình trạng nghiện hút.

Nghĩ tới đây chợt nhớ câu các cụ xưa hay nói: “酒色財氣四堵牆” (Rượu, Sắc, Tài, Khí- Tứ đổ tường)!

Câu này đã có nhiều người dẫn, dịch, phân tích. Mình lơ mơ về Hán Nôm, chỉ nhớ rằng câu đó đã được chép trong thiên thứ 11 mang tên Tĩnh Tâm第十一của cuốn Minh Tâm Bửu Giám明心寶鑑. Đây là một quyển sách góp nhặt những lời vàng ngọc của các bậc Hiền triết hoặc Danh nhân thời xưa ra đời vào cuối đời nhà Nam Tống (南宋, 1127-1279). Cuốn này được học giả Pétrus Trương Vĩnh Ký (張永記, 1837-1898, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hoá tiểu biểu của Việt Nam hồi TK XIX) phiên âm, dịch nghĩa và chú giải.

Đương thời học giả Ngô Văn Tố (吴必素, 1894-1954) đánh giá bản dịch của Trương Vĩnh Ký mang tính liêm khiết khoa học cao. Do vậy mọi lý giả, cảm nhận mình dựa vào ý kiến của cụ TVK.

Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm là gì

1.                Về nguyên nghĩa:

Nguyên văn đoạn 120 trong Thiên thứ 11:

酒色財氣四堵牆,多少賢愚在內廂. 若有世人跳得出,便是神仙不死方.

人生智未生,智生人易老. 心智一生,覺無常到。

Phiên âm: Tửu sắc tài khí, tứ đổ tường, Đa thiểu hiền ngu tại nội sương. Nhược hữu thế nhân khiêu đắc xuất, Tiện thị Thần Tiên bất tử phương.

Nhân sinh trí vị sinh, trí sinh nhân dị lão. Tâm trí nhất thiết sinh bất  giác vô thường đáo.

Có bản còn thêm đoạn: , , , 气是四堵高墙,多少的贤人愚者都被围困其中. 如果有世

人能从中跳出,就是不死神仙的诀窍.

Tửu, sắc, tài, khí thị tứ đổ cao tường, Đa thiểu đích hiền nhân ngu giả đô bị vi khốn kì trung. Như quả hữu thế.

Nhân năng tòng trung khiêu xuất, tựu thị bất tử thần tiên đích quyết khiếu.

Trương Văn Ký đã dịch rõ:

Nghĩa đen: Điều rượu, điều sắc dục, điều tiền của, điều khí khái như bốn vách tường, dầu nhiều ít như kẻ hiền ngu ở trong rương, bằng có người đời nhẩy ra được, bèn ấy phương thần tiên chẳng chết; người sinh ra trí chửa sinh, trí sinh ra người dễ già, tâm trí cả thẩy sinh ra, chẳng biết vô thường đến chừng nào.

Nghĩa xuôi: Rượu chè, sắc dục, tiền của và khí khái là như bốn cái vách tường vậy, kẻ hiền ngu dầu nhiều dầu ít cũng đều nhốt tại trong cái rương ấy; nếu trong đời có ai mà nhẩy ra khỏi, thì thiệt cái phưng thần tiên chẳng chết đó; người ta sinh ra rồi mà cái trí nó chửa sinh ra, trí sinh ra rồi thì người dễ mau già; cái long cái trí cả hai đều sinh ra rồi, chẳng biết cái giờ chết chừng nào nó tới?

2.            Đi sâu vào tìm hiểu câu thường nhắc “Tứ đổ tường”:

Giáo lý nhà Phật từng nói đến “Thất tình - Lục dục”  (H: 七情 - 六欲 , A: The seven human feelings - The six human passions, P: Les sept sentiments humains - Les six passions humaines). Trong đó Thất tình là 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, tuy các sách kê không giống nhau nhưng có thể gồm: Hỷ , Nộ , Ái , Ố , Ai , Lạc , Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) hay Hỷ , Nộ , Ái , Ố , Ai , Cụ , Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn) hoặc Hỷ , Nộ , Ái , Ố , Ai , Lạc , Cụ(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ) còn Lục dục hay Lục trần (六塵, 6 cảnh nơi cõi trần) khêu gợi Lục căn (六根, sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật), Lục căn sinh ra Lục thức (六識, 6 điều hiểu biết của con người), Lục thức sinh ra Lục dục là 6 điều ham muốn, gồm: Sắc dục (ham muốn nhìn sắc đẹp), Thinh dục (ham muốn nghe âm thanh êm tai), Hương dục (ham muốn ngửi mùi thơm dễ chịu), Vị dục (ham muốn món ăn ngon miệng), Xúc dục (ham muốn xác thân sung sướng), Pháp dục (ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn)....

Trong Thất tình Lục dục có Hỷ , Lạc , Ái , Dục 欲 được đề cập trong câu đầy đủ: “酒色財氣四堵牆” (Rượu, Sắc, Tài, Khí- Tứ đổ tường) thường được biết đến dưới dạng vắn tắt là 四堵牆 (Tứ đổ tường).

Như vậy, Tứ đổ tường bao gồm: Tửu, Sắc, Tài và Khí đồng thời nó khác với Tứ khoái theo quan niệm dân gian là: Ăn, ngủ, làm tình, đại tiện.

Nghĩa thứ nhất:

+Tứ : bốn, tên số đếm theo âm Hán Việt;

+Đổ : nghĩa là vách;

+Tường : có nghĩa là bức tuờng.

Cả câu có nghĩa là: bốn vách tường kín và không có lối thoát ra ngoài, làm con người mê muội, hao mòn sự sống đích thực.

Nghĩa thứ hai:

Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm là gì
+ Tứ : là bốn loại thú vui của trần gian.

+ Đổ tường 堵牆: hàm ý là tan nhà nát cửa.

Nên cả câu hiểu nghĩa bóng là bốn thứ tệ nạn làm bốn bức tường sụp đổ, 4 cái nghiệp “phá gia chi tử” tan cửa nát nhà, hủy hoại hạnh phúc gia đình.

Bốn tệ nạn đó là những đam mê có tác hại khác nhau, có thứ đam mê giới hạn một thời gian nào đó rồi lụn tàn, có thứ đam mê đeo đuổi dai dẳng suốt cả cuộc đời. Nếu tách rời các từ ghép này thì:

- Tửu là rượu, là thứ dùng để uống mà có chất say. Rượu làm cho người nào đó đang buồn trở nên vui vẻ hoạt bát hơn, cổ nhân có câu: “酒入言出” (tửu nhập, ngôn xuất, rượu vào, lời ra) vì đã phá đi tình trạng ức chế nên lại có câu “用酒破城愁”, dụng tửu phá thành sầu. Nay những bợm nhậu thường vin câu: “Rượu là thuốc nói”!

Rượu có ảnh hưởng mạnh đến tâm lý, làm suy giảm hệ thần kinh trung ương,  Nguyễn Trãi 阮薦 từng viết: “一壺白酒消塵慮” (nhất hồ bạch tửu tiêu trần lự, một bầu rượu trắng tiêu tan nỗi lo trần tục).

Y học đã chứng minh rằng sau khi uống rượu, lượng máu dồn đến cơ quan sinh dục nhiều hơn, tạo cảm giác hưng phấn khó kiềm chế, dễ dẫn đến sự phóng túng quá độ trong khi một bộ phận của não có chức năng lý trí và suy xét bị ức chế !. Tuy nhiên, uống nhiều rượu, nhất là khi say thì rượu làm mất đi khả năng tình dục. Chuyện vui dân gian Năm xu hơn một hào là vì thế!

Cho nên người xưa mới nói: 酒入心如虎入林 “Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm” tức “rượu nhập tâm như cọp vào rừng” hay 酒入心如狗狂坐巿 “Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tọa thị”, tức “rượu nhập tâm như chó điên ngồi tại chợ”.

Từ Tây sang Đông, đâu đâu cũng có những loại rượu lâu dần thành nổi tiếng[1]. Ngay ở xứ ta cũng lắm loại rượu, nào là rượu Tây, rượu Tầu, rượu Nội, rượu giả, rượu nhái, rượu thật,... Riêng rượu Việt rất lắm loại[2]rượu luôn luôn có mặt trong sinh hoạt hàng ngày: rượu lễ, rượu tế, rượu lộc, rượu thưởng, rượu phạt, rượu mừng, rượu hợp cẩn,... Trong mâm cỗ cúng, lễ cưới hỏi, ngoài Trầu Cau phải có chai rượu!.

Nhưng hiện nay men thì bằng hóa chất, men Tầu, rượu đâu còn chưng cất như xưa mà là rượu xăm, rượu đạp,…nên đã độc càng thêm độc! Uống rượu ở ta đã được các đệ tử Lưu Linh (, 221 - 300) nâng lên thành “văn hóa uống rượu”: nào là “cạch” chén, nào là “chéo tay kiểu Hoành Bồ”, nào là “bắt tay” sau cạn chén,…Tác hại ngày càng khôn lường!

- Sắcchỉ gái đẹp, như “hiếu sắc” 好色 là thích gái đẹp. Ham mê thú vui xác thịt, chơi bời hư hỏng, phạm tội tà dâm, tinh mất khí hư, thần hồn mê muội, bỏ bê gia đình. Cho nên Nguyễn Giản Thanh (阮簡清, 1482–1552) dùng câu: “色不波濤易溺人” (Sắc bất ba đào dị nịch nhân) tức Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người để đối với vế ra của thầy dạy Đàm Thận Huy (譚愼徽, 1463 - 1526) là “雨無鈐鎖能留客” (Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách) tức Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại.

Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim bao đấng quân vương, các chính khách, đại gia bị mất cơ đồ vì sắc dục nên mới có thành ngữ “khuynh quốc khuynh thành” 傾城傾國chỉ sắc đẹp của một người phụ nữ làm cho người ta mê mệt, dẫn đến “nghiêng nước, đổ thành” hay “đổ quán, xiêu đình”! Câu: “anh hùng khó qua ải mỹ nhân” luôn đúng trong mọi thời đại, với nhiều người! Từ đó một trong 36 kế sách 三十六計là “Mỹ nhân kế” 美人計, tức dùng gái đẹp để làm rối loạn quân địch luôn tỏ ra rất có hiệu quả!

Việc đam mê tình dục đưa đến nạn mua, bán dâm, buôn phụ nữ trẻ em để làm nô lệ tình dục….Ngày nay càng nhiều tệ nạn đồng tính, mại dâm nam, ấu dâm, gây nhức nhối cho xã hội đồng thời gia tăng bệnh lây nhiễm qua tình dục,  nhiễm HIV AIDS chưa tìm được thuốc chữa.

Rượu ngon và gái đẹp là hai kẻ đồng hành, khi uống rượu tạo ra cảm giác hưng phấn hơn, tạo ra sự tự tin cho người uống, tăng ham muốn gái đẹp. Sách Lễ ký 禮記, phần Lễ vận 禮運 đã viết: “飲食男女人之大欲存焉” (ẩm thực, nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên), tức ăn uống, quan hệ đàn ông đàn bà là dục vọng lớn trong bản năng sinh tồn vậy.

 Như trên đã viết: “Rượu gây ham muốn tình dục nhưng lại lấy đi khả năng thực hành. Bởi vậy, người xưa cũng từng răn đe “酒後禁欲” (tửu hậu cấm dục), có nghĩa là sau khi uống rượu say thì cấm nhập phòng. Đồng thời, trong rượu có chất độc làm tổn hại bào thai, khi sinh ra là những đứa trẻ ốm yếu hay mắc các chứng bệnh viêm nhiễm và mang theo khuyết tật về trí tuệ, tình cảm…

Những quý ông ham vui, chắc đều biết bài thơ “Ba cái lăng nhăng” của Trần Tế Xương (陳濟昌, 1870-1907): “Một trà, một rượu, một đàn bà, Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Bỏ được thứ nào hay thứ ấy…” nhưng đã mấy ai dứt được cái ham thú đó, “Có chăng chừa rượu với chừa trà!”.

- Tài財 là tất cả các thứ của cải như tiền nong, đồ đạc, nhà cửa, ruộng đất. Ở đây chỉ việc cờ bạc. Ngoài cờ Tướng (du nhập từ TQ), cờ Vua (du nhập từ châu Âu), người Việt còn chơi Tổ tôm, Tam cúc, Mạt chược, Domino,…

Đánh bạc (còn gọi là cờ bạc, bài bạc, kiếp đỏ đen) là được thua bằng tiền hay một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất; nó dựa trên 3 yếu tố: sự tính toán, cơ hội và giải thưởng. Ham mê cờ bạc, tham lam lợi lộc, làm quấy liều mạng, bán tài sản để có tiền nhập sòng, tan nhà nát cửa, …Các cụ ta nói “Cờ bạc là bác thằng bần” quả chả sai.

Ngày nay, bài bạc không đơn thuần chỉ là “đánh” trực tiếp tại “chiếu bạc” mà nhiều hình thức đánh qua mạng, lô đề,…nên càng lôi cuốn nhiều người và mức độ thua càng lớn. Vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỉ xuyên Việt Nam trên mạng Internet đã đưa hai cựu Tướng lĩnh, một số CBCS của LLCAND cùng nhiều “đại gia” xộ khám là bài học đau xót không của riêng ai!.

-Khí là hơi, chỉ việc ngửi, hít khói một thứ gì đó lâu thành quen, rồi nghiện. Theo truyền thống, con người ban đầu là nghiện “Thuốc phiện” (H: 鸦片, A: Opium, P: Opium), “Cần sa” (H: 大麻, A: Cannabis, P: Cannabis),… bởi tác dụng giảm đau, tạo cảm giác lâng lâng. Về sau mở rộng ra những chất kích thích (nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp) có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương làm giảm đau, gây hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu được gọi chung là Ma túy (H: 麻醉药物, A: Narcotic, P: Narcotique).

Một khi con người đã lệ thuộc và nghiện các chất đó thì mắc nhiều bệnh, cơ thể suy yếu, mất hết nhân tính,…dẫn đến trộm cắp hay cướp giật, giết người để có tiền mua thuốc, thỏa cơn ghiền. Do vậy người ta thường nói “ma túy là sân sau của tội phạm khác”!

Đặc biệt ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy mới, tác dụng gây nghiện nhanh, khó cai, mức độ tàn phá nhân cách, thân thể lớn hơn nhiều!

Việc cấm đoán sử dụng, buôn bán, sản xuất, chế biến các chất ma túy cũng như việc chống đỡ và tiêu diệt bọn “gieo rắc cái chết trắng” là một trận chiến khốc liệt, mở rộng trên phạm vi toàn cầu và chưa có dấu hiệu thành công, chấm dứt. Việt Nam xưa là nạn nhân của ma túy do thực dân đưa vào nhưng nay đã có dấu hiệu trở thành nơi trung chuyển (thậm chí là sản xuất) các chất ma túy. Do vậy cuộc chiến (giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại) ngày càng cam go!

Ở Vệt Nam, thời gian gần đây, số vụ án ma túy bắt được ngày càng nhiều, số lượng ngày càng lớn chứng tỏ hoạt động này còn rất phức tạp, nên cần có sự vào cuộc, chung tay của cả xã hội.

3.     Chúng ta cần và phải Làm gì:

Việt Nam đã có nhiều văn bản Luật, dưới luật quy định về phòng, chống tác hại của Rượu, Bia, Ma túy, Thuốc lá, Mại dâm,…và đã thu được một số kết quả song xem ra cuộc chiến còn dài và lắm gian lao, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc!.

Suy cho cùng, 4 thứ trong “tứ đổ tường” là nhu cầu của phần CON trong CON NGƯỜI do vậy mỗi cá nhân phải tự mình vươn lên, để phàn NGƯỜI lấn át, có như vậy mới mong hạn chế, dẹp bỏ mọi tệ nạn.

Trước hết, mỗi chúng dân nên luôn tâm niệm Bài kệ sau:

Nguyên văn: “酒色財氣四堵牆, 許多迷人裏邊藏, 有人跳出牆兒外, 就是長生不老王”.

Phiên âm: “Tửu sắc tài khí tứ đổ tường, Hứa đa mê nhân lí biên tàng, Hữu nhân khiêu xuất tường nhi ngoại, Tựu thị trường sanh bất lão vương”.

Dịch nghĩa: Rượu, tình, tiền, sân giận là bốn tường vây kín; Làm nhiều người mê muội bị mắc kẹt bên trong. Nếu ai có thể nhảy ra khỏi bức tường này, Sẽ tận hưởng cuộc sống trường sinh bất lão.

Hoặc thực thi theo lời khuyên trong bài Xa lánh tứ đổ tường của Đức Pháp chủ Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1923-2015) đăng trong cuốn “Ánh nhiên đăng”, xuất bản lần đầu vào năm 1965:

RƯỢU hại còn hơn rắn độc xà!

SẮC tình mê nhiễm sẽ tiêu ma

TIỀN TÀI vật chất che tâm chánh

NÓNG GIẬN sân si khởi ý tà

Nhiều ít dại khôn đều vướng mắc

Ai người giác ngộ bước lần ra

Mới thiệt thần tiên lìa cõi chết

Ngự an vĩnh viễn cửu liên tòa.

-         Lương Đức Mến, BS từ nhiều nguồn TK, đầu T6/2019)-



[1]Ví dụ: Anh thì có : whisky, Scotch,Johny Wakker; Mỹ có: LSevengrown, Black and White, Gin; Nga có Volka; Phap Quốc có : Cognac Martel (Remi Martin) Champagne; Trung Quốc có Mao Đài;…

[2] Ví dụ: Rượu Lúa mới, rượu ngô Bắc Hà, Mẫu Sơn, rượu Làng Vân, rượu Bầu Đá, rượu đế Gò Đen, rượu nếp thang Hóc Môn,…Đặc biệt dân ta thứ gì cũng ngâm” với rượu và thành rượu thuốc” được với vô vàn tác dụng” với những danh xưng khá kêu trong quảng bá !