Uống 1 chén rượu sau bao lâu thì hết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiên - Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa.

Rượu thường có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người uống, thậm chí còn gây tử vong. Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh nếu chúng ta uống quá nhiều. Tuy nhiên, nếu biết uống đúng cách, rượu có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống 1 chén rượu sau bao lâu thì hết

Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi

Uống nhiều rượu gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe:

  • Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng.
  • Uống rượu nhiều khi đói gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Bởi khi dạ dạ trống rỗng thì tỷ lệ hấp thụ rượu chậm lại nhưng không dừng lại.
  • Khi rượu đi vào cơ thể, mạch máu giãn ra làm cơ thể mất nhiệt, huyết áp bị giảm.
  • Người uống rượu quá mức thường bị mất kiểm soát về hành vi và suy nghĩ.
  • Rượu gây mất nước bởi sự hoạt động của rượu như một thuốc lợi tiểu.
  • Khi rượu đi vào gan, được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Những đối tượng uống rượu thường xuyên sẽ dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ dẫn đến nguy cơ bị xơ gan nếu lâu ngày không được chữa trị. Lưu lượng máu đến gan sẽ giảm, chức năng gan cũng bị hạn chế.

Uống rượu đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Khi uống rượu nên uống từ từ, để giải rượu, có thể dùng trà đặc. Các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng không nên dùng chung khi đang uống rượu, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi lúc đó, cơ thể sẽ nhanh bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
  • Tuyệt đối không pha rượu: Không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,..., thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Một vài trường hợp có thể bị mất tri giác. Chính vì vậy, không nên uống rượu khi đói, bởi nó là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu.
  • Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu
  • Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.
  • Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy, lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: Chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.
  • Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.
  • Những đối tượng đang dùng aspirin không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không uống rượu.
  • Không sử dụng đồng thời cả rượu và caffeine. Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Cafein gây kích thích tăng huyết áp, và nhịp tim. Khi kết hợp cả 2, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.
  • Khi uống rượu, nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu.
  • Nên uống nước lọc trước khi uống rượu.
  • Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.

Uống 1 chén rượu sau bao lâu thì hết

Nên uống nước lọc trước khi uống rượu

Để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn không nên uống rượu bia. Tuy nhiên, nếu biết uống rượu đúng cách, nó có thể mang đến nhiều hiệu quả cho cơ thể.

Theo Đông y, khi rượu được bào chế với các vị thuốc bổ khí huyết, rượu giúp lưu thông khí huyết, da dẻ trở nên hồng hào hơn.

Nhiều người vẫn thường hay uống rượu thuốc. Loại rượu này được chưng cất để loại bỏ các chất độc, sau đó, ngâm với các loại thảo dược sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Rượu vang có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư bởi chúng được lên men từ các loại hoa quả như nho, táo,... Trong nho chứa nhiều vitamin B, vitamin C và một số khoáng chất khác như Mg, Ca,... giúp chống oxy hóa tế bào.

Cần lưu ý: Rượu thuốc chỉ tốt khi sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn. Mỗi ngày chỉ nên uống 30ml trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Đó là ý kiến của Bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, chia sẻ sáng 4.1. Theo bà Trang, câu trả lời đầu tiên là: “Cần cân nhắc. Nếu sẽ lái xe thì không nên uống rượu bia, hoặc đã uống thì không lái xe vì không có ngưỡng an toàn khi uống rượu bia .

Uống 3 chai bia bị CSGT xử phạt, giam xe ngay ngày đầu năm 2020

Bà Trang dẫn nguồn các chuyên gia y tế, cho hay: “Việc dung nạp, chuyển hoá và đào thải chất cồn trong rượu, bia của cơ thể không có mức chung cụ thể và tuyệt đối cho mọi người mà phụ thuộc số lượng rượu bia uống ít hay nhiều, trọng lượng cơ thể và các đặc điểm sinh học, chức năng gan, tình trạng sức khoẻ, uống lúc no hay đói, tần suất, cách uống (cấp tập hay nhâm nhi)...

Là người tham gia Ban soạn thảo luật Phòng chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ 1.1 vừa qua, bà Trang cho biết, thông thường, sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên chất), tương đương 220 ml bia (2/3 chai - nồng độ cồn 5%); tương đương 100 ml rượu vang (nồng độ cồn 13,5%); tương đương 30 ml rượu mạnh (nồng độ cồn 40%).

“Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất khoảng 2 giờ nữa. Ngược lại, đối với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm thì việc đào thải cồn sẽ lâu hơn”, bà Trang lưu ý.

Còn nếu uống nhiều, uống cấp tập, thậm chí cả két bia, cả chai rượu thì không thể xác định được chính xác nồng độ cồn, nếu không xét nghiệm máu. Khi đó lượng rượu bia gan không dung nạp và chuyển hoá được sẽ trở thành chất độc đi vào máu và cơ thể.

Uống 1 chén rượu sau bao lâu thì hết

CSGT đo nồng độ cồn tài xế trên xa lộ Hà Nội (TP.Hồ Chí Minh)

Ảnh Ngọc Dương

Bà Trang nhấn mạnh: “Tốt nhất là không nên uống hoặc hạn chế uống rượu, bia. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không uống quá một đơn vị cồn một ngày và không quá 5 ngày/tuần. Bởi vì không ai trả lời được chính xác sau khi uống bao lâu có thể lái xe. Các công thức tính nồng độ cồn trong máu chỉ có giá trị tham khảo để một người có thể quyết định uống hay không, tự điều chỉnh lượng bia rượu khi uống, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là cân nhắc khi điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống.

Cồn xuất hiện sau ăn trái cây?

Trước nhiều thắc mắc về việc ăn, uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có rượu bia; thuốc có dung môi là cồn... sẽ có nồng độ cồn trong máu và có thể bị phạt, bà Trang chi sẻ: “Đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có trong luật Giao thông đường bộ 2009, đến nay vẫn thực hiện bình thường, chưa có phản ánh nào về việc bị phạt do ăn, uống các loại thực phẩm như trên".

Bà Trang dẫn nguồn từ các chuyên gia y tế: trong thực tế, hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm vừa kể rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Thông thường sau khi ăn, mọi người chỉ cần uống nước lọc, súc miệng và sau khoảng 15 - 30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn.

Ngoài ra, không phải cứ ăn xong ra đường là cảnh sát chặn lại thổi phạt. "Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi một người có dấu hiệu vi phạm như: mặt đỏ gay, đi loạng choáng, phóng nhanh, vượt ẩu; khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia thôi. Việc ăn hoa quả, thực phẩm cũng không toả ra hơi cồn như sử dụng rượu bia. Ngoài ra, mọi người còn có quyền giải trình, khiếu nại theo luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, mọi người không nên lo ngại", bà Trang nói.

“Một số thông tin cho rằng ăn 3 quả vải sẽ có độ cồn 0,22 mg/lít khí thở là cần xem lại. Theo công thức này, 3 quả vải sẽ tạo ra lượng cồn bằng gần 2 chai bia, là chưa chuẩn xác", bà Trang lưu ý.

"Mọi người không nên chỉ tập trung vào việc làm sao để uống và không bị xử phạt mà quên hoặc làm nhẹ đi mục tiêu tốt đẹp của luật là cảnh báo tác hại của rượu bia và hạn chế sử dụng rượu bia, để giảm bệnh tật, tử vong và hệ luỵ khác về kinh tế, xã hội do rượu, bia gây ra. Hãy nâng cao ý thức của mọi người để sử dụng rượu bia một cách văn minh, ít nguy cơ nhất', bà Trang nhấn mạnh. 

Tham khảo cách tính nồng độ cồn bằng công thức:

Nồng độ cồn trong máu: C = 1,056*A:(10W*R). Trong đó A là số đơn vị cồn uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ). Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015

Ví dụ: một nam giới nặng 65 kg uống 440 ml bia 5% cồn, tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641, tương đương 46,41 mg/100 ml máu. Nồng độ cồn trong khí thở: B=C:210= 46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015 = 0,04641:0,015=3 giờ.

Nguồn: Bộ Y tế

Tin liên quan