Uống trà sữa có tăng huyết áp không

Hiện nay, trà sữa đã trở thành một loại thức uống phổ biến ở các nước như: Ấn Độ, Đài Loan, Campuchia và Việt Nam… Có không ít trẻ em và người lớn thừa nhận mình “nghiện” loại thức uống này và dùng mỗi ngày bởi hương vị hấp dẫn của nó. Thế nhưng, liệu bạn có biết những tác hại của trà sữa đối với sức khỏe người dùng là không hề nhỏ? Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ phân tích thành phần, đề cập đến những tác hại của món thức uống dễ “gây nghiện” này.

10 tác hại của trà sữa đối với sức khỏe

1. Gây mất ngủ

Đây là một trong những tác hại của trà sữa đối với trẻ nhỏ mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Việc trẻ em uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối khiến cơ thể trẻ dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Thực tế là với người lớn, nếu uống 1 ly trà sữa thì tình trạng mất ngủ hiếm khi xảy ra, nhưng trẻ em sẽ gặp nguy cơ cao.

2. Lo lắng

Trong khi một số loại trà thảo dược như hoa cúc được biết đến với công dụng thư giãn, việc uống trà sữa có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng nếu uống quá nhiều.

Điều này là do công dụng kích hoạt các tế bào não của trà nhằm giúp người dùng tỉnh táo hơn. Uống nhiều trà sữa có thể gây ra sự mất cân bằng các hóa chất trong não khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.

Với người lớn, uống một lượng nhỏ trà sữa có thể giúp thư giãn nhưng nếu dùng hơn 150ml/ngày sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái lo lắng. Do đó, với trẻ nhỏ, việc chỉ uống một lượng trà sữa nhỏ cũng có nguy cơ khiến các lâm vào trạng thái lo lắng, căng thẳng thái quá.

Bạn có thể tham khảo: Bỏ túi ngay 8 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ

3. Ngộ độc thực phẩm là một tác hại của trà sữa rất dễ xảy ra

Việc người bán không bảo quản trà sữa đúng cách, sử dụng thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

4. Táo bón

Trà có chứa caffeine, một chất rất tuyệt vời cho hệ thống bài tiết và có thể giúp nhuận tràng. Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ hạt trân châu có trong trà sữa cũng khiến trẻ dễ bị táo bón.

5. Da bị nổi mụn

Một trong những tác hại của trà sữa nếu trẻ em, thậm chí là người lớn, uống nhiều là có thể bị nổi mụn. Nếu uống với lượng nhỏ, trà có thể giúp giải độc, nhưng uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, gây mất cân bằng các chất trong cơ thể làm cho da bị nổi mụn. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất là mặt, cổ và ngực.

Đối với các bé đang trong độ tuổi dậy thì, người gặp vấn đề về mụn nên hạn chế sử dụng loại thức uống này để bảo vệ da.

6. Tác hại của trà sữa: Gây thừa cân, béo phì

Trà sữa rất nhiều đường và năng lượng rỗng. Nếu thường xuyên uống loại thức uống này, trẻ không chỉ phải đối mặt với nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì mà còn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ em cần tích lũy nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể, việc trẻ uống quá nhiều trà sữa sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sự phát triển của trẻ.

Nếu con thừa cân, bạn nên tránh cho bé dùng trà sữa. Ngoài ra, nên hạn chế lượng topping kem béo, trân châu, sữa đặc, sirô… vào ly trà sữa.

Bạn có thể tham khảo: Cách làm trà sữa thơm ngon: Uống hoài không sợ mập

Trà sữa trân châu đã và đang trở thành một thức uống được nhiều người đón nhận. Tuy nhiên uống trà sữa có tác dụng gì và có hại gì không hiện vẫn đang là thắc mắc của nhiều người?

Một số dinh dưỡng bạn nhận được từ trà sữa

Sự xuất hiện của trà sữa được các bạn trẻ hào hứng đón nhận. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu phân tích để xác định thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Dựa trên nhiều phân tích, các nhà khoa học thống kê rằng trong 240ml trà sữa có chứa:

  • 120 calo.
  • 0g protein.
  • 1,5g chất béo.
  • 28g carbohydrate.
  • 0g chất xơ.
  • 28g đường.

Đây là với công thức trung bình thường được người dùng lựa chọn khi gọi. Tuy nhiên mỗi khẩu vị lượng calo và hàm lượng các chất sẽ bị thay đổi như là nhiều đường, thêm topping,... Lúc này một cốc trà sữa có thể cung cấp lên đến 200 calo. Tuy rằng trà sữa có folate, canxi, sắt và selen nhưng chỉ là một lượng rất ít thậm chí không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ thể.

Uống trà sữa có tăng huyết áp không

Trà sữa là thức uống được các bạn trẻ rất yêu thích (Ảnh minh họa: Pexels)

Tác dụng của việc uống trà sữa

Các bạn trẻ và thậm chí cả người lớn rất ưa thích uống trà sữa, thậm chí không ăn các bữa chính trong ngày và uống trà sữa để thay thế. Chính vì lý do đó, bậc phụ huynh nghi vấn trà sữa có tác dụng gì? Trà sữa có cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính trong tháp dinh dưỡng cho các bé không?

Dựa trên nghiên cứu phân tích thành phần dinh dưỡng, có thể thấy trà sữa cung cấp nhiều calo và carbohydrate, khiến cơ thể có năng lượng nhưng lợi ích cho sức khỏe lại rất ít. Khi uống trà sữa bạn sẽ được nhận 2 lợi ích:

Hạ huyết áp

Trà sữa trà xanh là một loại thức uống tốt cho người mắc bệnh huyết áp. Khi sử dụng trà sữa có thành phần trà xanh, chỉ số huyết áp sẽ giảm xuống đồng thời các cholesterol xấu cũng giảm theo. Đây là lý do uống trà sữa có thể ngăn ngừa một số bệnh tim mạch và đột quỵ.

Giảm nguy cơ ung thư

Trong thành phần của trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại. Đồng thời trà xanh còn làm giảm nguy cơ ung thư gan, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư trực tràng, do thành phần selen có bên trong. Tuy nhiên không phải công thức trà sữa nào cũng xuất hiện trà xanh nên công dụng này có thể thay đổi nếu công thức pha chế thay đổi.

Uống trà sữa có tăng huyết áp không

Trà sữa có thành phần trà xanh có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ ung thư (Ảnh minh họa: Pexels)

Những mối nguy khi sử dụng trà sữa bạn cần lưu ý

Không thể phủ nhận một số tác dụng khi uống trà sữa nhưng nó rất nhỏ và không gây nên nhiều tác động tích cực. Điều chúng ta nên chú ý hơn là uống trà sữa có hại gì không? Trà sữa trân châu thường sử dụng đường hoặc sữa đặc để tạo ra vị ngọt và đó cũng là một nguy cơ cho người dùng trà sữa thường xuyên.

Lượng đường trong trà sữa càng cao sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì, tiểu đường hay mỡ máu.... Bạn cùng sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay bệnh về gan hoặc là suy giảm nhận thức. Với trẻ nhỏ ngoài thừa cân béo phì còn tăng nguy cơ còi xương, trẻ chậm phát triển ảnh hưởng thể chất và trí tuệ lâu dài.

Trà sữa trân châu được kết hợp nhiều thực phẩm như trân châu, trà, sữa, bánh trứng.... nên nếu bạn bị dị ứng với một trong số đó thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Chưa kể đến nếu nguồn gốc các nguyên liệu không có xuất xứ rõ ràng, bạn sẽ còn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Uống trà sữa có tăng huyết áp không

Lượng đường trong trà sữa cao nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng (Ảnh minh họa: Unsplash)

Giải pháp hạn chế tác hại của trà sữa

Lợi ích trà sữa mang lại quá ít trong khi tác hại thì lại vô cùng nguy hiểm. Do vậy, bạn nên thay thế một vài nguyên liệu để chế biến ra món trà sữa lành mạnh an toàn cho sức khỏe hơn.

Giảm lượng đường trong trà sữa xuống mức hợp lý

Việc tự pha trà sữa cũng có thể khiến bạn cảm thấy thú vị thay vì mua những loại có công thức sẵn. Với các làm này bạn có thể không dùng đường mà thay bằng mật ong hay chất tạo ngọt lành mạnh để đảm bảo món bạn làm ra vẫn thơm ngon.

Thay thế loại sữa tách béo

Sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa hay các loại sữa tốt cho sức khỏe có thể lựa chọn thay thế sữa thường sử dụng trong trà sữa. Nếu bạn dị ứng với sữa đây cũng là một chọn lựa tuyệt vời.

Uống trà sữa có tăng huyết áp không

Sử dụng các loại sữa tốt cho sức khỏe (như các loại sữa hạt) có thể giúp bạn giảm được lượng chất béo có trong trà sữa (Ảnh minh họa: Unsplash)

Giảm topping khi uống trà sữa

Bản thân topping cũng được sử dụng nhiều đường hoặc chất tạo ngọt kém lành mạnh. Do vậy bạn có thể cân nhắc bỏ hẳn hoặc giảm số lượng sử dụng. Đôi khi thức uống bạn chọn còn được phủ kem bề mặt để tạo cảm giác béo ngậy. Nhưng những hương vị đó chỉ đánh lừa vị giác để bạn tiêu thụ thực phẩm còn thực chất chúng khiến bạn mất kiểm soát cân nặng khá nhanh.

Như vậy, bạn có thể uống trà sữa theo sở thích kết hợp với những thông tin ở trên để cân đối thành phần. Tuy rằng trà sữa vẫn luôn là thực phẩm kém lành mạnh nhưng nếu bạn dùng không thường xuyên sẽ không quá ảnh hưởng đến cơ thể.

Nguồn: Vinmec, WebMD