Vần trắc vần bằng là gì

NGUYÊN TẮC ĐỐI VÀ LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ ĐƯỜNG.


Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi.

I. Cách Gieo Vần-Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
- Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ôi thì đi với ôi, vần ta thì đi với ta hoặc tà.
- Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (tức câu 2, 4, 6 và 8).
- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên.

II. Nguyên Tắc Đối-Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, về tình, về thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v...
Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề), Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết.

1. Đề gồm có hai phần:
- Phá đề (câu thứ 1):
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
- Thừa đề (câu thứ 2):
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng.

3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc
thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau.
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ) và trắc đối với bằng.

4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ 8): Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan: Qua Đèo Ngang)
Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng.

III. Luật Bằng Trắc-Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm.

1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.
a. Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, hoa...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (như: người, trời, tình...).
b. Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( '} dấu hỏi ( ?) dấu ngã ( ~} và dấu nặng ( .). Ví dụ: lá, bát, tưởng, đỉnh, mũ, cũ, tự, trọ ...

2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc.
a. Luật Bằng-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Bằng. Ví dụ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
(1) Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc và V là Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau:

1 B B T T T B B (V)
2. T T B B T T B (V)
3. T T B B B T T
4. B B T T T B B (V)
5. B B T T B B T
6. T T B B T T B (V)
7. T T B B B T
8. B B T T T B B (V)

Ví dụ:

Cô hàng lấy sách cắp ra đây!
Xem thử truyện nào thú lại say.
Nữ tú có bao xin xếp cả,
Phương hoa phỏng liệu có còn hay...?
Tuyển phu mặc ý tìm cho kỹ,
Chinh phụ thế nào bán lấy may.
Kỳ ngộ bích câu xin tiện hỏi,
Giá tiền cả đó tính sao vay.

(Hồ Xuân Hương-Hỏi Cô Hàng Sách)

b. Luật Trắc-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

(1) Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng nhu sau:

1. T T B B T T B (V)
2. B B T T T B B (V)
3. B B T T B B T
4. T T B B T T B (V)
5. T T B B B T T
6. B B T T T B B (V)
7. B B T T B B T
8. T T B B T T B (V)

Nguồn: Sưu tầm

 

Tương tự: Vần trắc,Thanh trắc,Luật trắc


Thanh trắc là thanh điệu không bằng phẳng. Thanh này có âm điệu diễn biến phức tạp trong thanh điệu. Thanh này khi lên khi xuống, thể hiện ra một đường nét không bằng phẳng và không đồng đều. 

Thanh trắc được thể hiện bằng các tiếng hoặc chữ có dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". 

Thanh trắc có 2 loại: Thượng bình thanh và hạ bình thanh

  • Trượng bình thanh (tiếng bổng): là những tiếng có dấu sắc và ngã.

  • Hạ bình thanh (tiếng chìm hoặc trầm): là những tiếng có dấu hỏi và nặng.

Người đăng: hoy
Time: 2020-12-13 14:52:47